Khái Niệm, đặc điểm Và Cách Làm Một Số Dạng Văn Nghị Luận
Có thể bạn quan tâm
Văn nghị luận mang một màu sắc và giá trị khác nhau ở từng chủ đề, từng tác phẩm nhưng đều phải đảm bảo 3 yêu tố chủ đạo là lập luận, phân tích và phản biện. Đa số chúng ta cũng biết về Văn nghị luận nhưng chưa tìm hiểu sâu sắc về chúng. Bài viết dưới đây xin giới thiệu khái niệm, mục đích và đặc điểm cơ bản của Văn nghị luận. Bên cạnh đó sẽ hướng dẫn học sinh các bước làm bài một số dạng Văn nghị luận chính thường gặp.
Mục lục
- I. Khái niệm, mục đích, đặc điểm cơ bản của Văn nghị luận
- 1. Khái niệm
- 2. Mục đích
- 3. Đặc điểm
- II. Các phép lập luận thường sử dụng trong văn bản nghị luận
- 1. Phép phân tích
- 2. Phép tổng hợp
- 3. Kết hợp phân tích và tổng hợp
- III. Hai dạng chính gồm nghị luận Xã hội và nghị luận Văn học
- 1. Nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí
- 2. Nghị luận Xã hội về một hiện tượng đời sống
- 3. Nghị luận Văn học
I. Khái niệm, mục đích, đặc điểm cơ bản của Văn nghị luận
1. Khái niệm
Văn nghị luận là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
2. Mục đích
Giúp người đọc, ngươi nghe tin, hiểu, tán đồng hành đông theo mình.
3. Đặc điểm
Gồm luận điểm và luận cứ. Luận cứ gồm lý lẽ, chứng cứ. Lập luận là trình tự sắp xếp, tổ chức, bố cục của vấn đề nêu ra
II. Các phép lập luận thường sử dụng trong văn bản nghị luận
1. Phép phân tích
Phép phân tích là chia sự vật, hiện tượng ra các bộ phận tạo thành nó nhằm tìm ra nhưng điểm, bản chất từng bộ phận và mối quan hệ của từng bộ phận với nhau. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thuyết, so sánh, đối chiếu.
2. Phép tổng hợp
Tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp, nhưng ngược lại có thể có phân tích mà không cần tồng hợp.
3. Kết hợp phân tích và tổng hợp
Khi kết hợp hai phép lập luận này bài văn sẽ sâu sắc hơn, hai phép này thực chất là đối lập nhưng không tách rời, phân tích và tổng hợp lại vấn đề thì bài văn mới sâu sắc được.
III. Hai dạng chính gồm nghị luận Xã hội và nghị luận Văn học
1. Nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí
Nội dung cần có: Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.
Cách viết cần đạt: Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài. Diễn đạt chính xác, trong sáng, mạch lạc. Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mức.
2. Nghị luận Xã hội về một hiện tượng đời sống
Nội dung cần có: Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân. Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
Cách diễn đạt: Như bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí về bố cục, lập luận, cách diễn đạt. Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần nêu ngắn gọn, rõ ràng để làm nổi bật vấn đề.
3. Nghị luận Văn học
Nội dung cần có: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. Những thao tác chính của Văn nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,… Nghị luận Văn học là các vấn đề đưa ra bàn luận liên quan văn học gồm: Tác phẩm, tác giả, thời đại Văn học,…
Cách diễn đạt: Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm Văn học như: Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…
- Đối với thơ cần chú ý đến hình thức thể hiện ( hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
- Đối với tác phẩm văn xuôi cần chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…
Lời kết: Như vậy các em đã được tìm hiểu chi tiết khái niệm, mục đích đặc điểm cơ bản của từng dạng Văn nghị luận. Trước khi làm bài Văn nghị luận, các em phải xem nó thuộc thể loại gì mới có thể phân tích, lập luận, phản biện đúng theo yêu cầu đề bài. Mỗi dạng Văn nghị luận mang một màu sắc và ý nghĩa riêng nên, vì vậy cần diễn đạt, trình bày đúng và hoàn chỉnh để đem lại kết quả tốt nhất. Chúc các em thành công !
Tìm hiểu thêm:
♦ Hướng dẫn học sinh rèn tư duy để làm tốt bài Văn miêu tả
♦ Bí quyết giúp bạn học tập & tiếp thu Ngữ Văn hiệu quả nhất
5 / 5 ( 37 bình chọn )Từ khóa » Các Vấn đề Nghị Luận Là Gì
-
Nghị Luận Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Nghị Luận Là Gì? Cách Viết Và Lỗi Thường Gặp Trong Văn Nghị Luận
-
Văn Nghị Luận Là Gì Và Cách Làm Bài Văn Nghị Luận đạt điểm Cao
-
Khái Niệm Văn Nghị Luận Là Gì Và Cách Làm Bài đạt điểm Cao
-
Văn Nghị Luận Là Gì, Các Dạng Văn Nghị Luận Thường Gặp
-
Thành Viên:Quanganh1809/Văn Nghị Luận – Wikipedia Tiếng Việt
-
Văn Nghị Luận Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Nghị Luận Là Gì? Văn Nghị Luận Là Gì? Bố Cục Bài Văn Nghị Luận?
-
Cách Giới Thiệu Vấn đề Nghị Luận
-
Văn Nghị Luận Là Gì? Các Phương Pháp Lập Luận Và Dạng Văn Nghị Luận
-
Văn Nghị Luận Là Gì? - Áo Kiểu đẹp
-
[CHUẨN NHẤT] Thế Nào Là Văn Nghị Luận
-
Đặc điểm Của Văn Nghị Luận – Khái Niệm Chung 2020
-
Tìm Hiểu Nghị Luận Xã Hội Là Gì? - Dinhnghia