Khái Niệm Hàng Hóa, Phân Tích Mối Quan Hệ Giữa Hai Thuộc Tính Của ...
Có thể bạn quan tâm
- Kinh tế
- Phân tích định lượng
- Kế toán
- Luật
- Quản trị kinh doanh
- Tiểu Luận
- Essay
- Cẩm nang Luận Văn
Khái niệm hàng hóa là gì? Hàng hóa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Vậy mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa là như thế nào? Cùng tìm hiểu về các Khái niệm hàng hóa là gì và mối quan hệ giữa 2 thuộc tính của hàng hóa trong bài viết sau đây:
Mục lục [Ẩn]
- 1. Bản chất của hàng hóa
- 1.1. Khái niệm trước đây
- 1.2. Khái niệm hàng hóa ngày nay
- 2. Thuộc tính cơ bản của hàng hóa
- 3. Mối quan hệ giữa thuộc tính
1. Bản chất của hàng hóa
1.1. Khái niệm trước đây
- Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có giá trị có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán và được lưu thông trên thị trường, có sẵn trên thị trường. (Theo Wikipedia)
- Trong kinh tế chính trị Mác - Lênin: Hàng hóa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Có 2 dạng:
- Dạng hữu hình: như sắt thép, gạo, củi, quyển sách, cái bút
- Dạng vô hình: như hàng hóa như sức lao động.
=> C.Mác cho rằng hàng hóa trước là phải là đồ vật mang hình dạng, sau là có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người nhờ vào chính các tính chất của nó.
- Yếu tố một đồ vật trở thành hàng hóa thì bản thân nó cần phải có:
- Tính ích dụng đối với người dùng: hàng hóa phải có ích lợi, giá trị sử dụng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: công dụng của một cái cốc là để uống nước nên giá trị sử dụng của nó là để uống nước
- Giá trị kinh tế (chi phí lao động): hàng hóa phải có giá trị kinh tế, tức là được chi phí bởi lao động. Để sản xuất một hàng hóa, người sản xuất phải dùng đến lao động, năng lực và tài nguyên khác, do đó, sản phẩm đó có giá trị kinh tế.
- Độ khan hiếm: hàng hóa phải có tính khan hiếm, tức là có sự hạn chế về số lượng, nguồn cung hoặc khả năng sản xuất. Nếu một sản phẩm có số lượng vô hạn hoặc có thể sản xuất dễ dàng, thì nó không được coi là hàng hóa.
- Ví dụ minh họa: các yếu tố cơ bản để một đồ vật trở thành hàng hóa là cây cà phê.
- Tính ích dụng: Cà phê có giá trị sử dụng như là một thức uống giúp giảm mệt mỏi, thư giãn và tăng cảnh giác. Do đó, cà phê có tính ích dụng và giá trị kinh tế, và được coi là một hàng hóa trao đổi trên thị trường.
- Giá trị kinh tế: Cây cà phê là một sản phẩm của quá trình sản xuất thông qua lao động của người trồng và thu hoạch cà phê. Có sự chi phí về thời gian, sức lực và năng lượng của con người khi trồng và thu hoạch cà phê. Khi đưa ra thị trường để trao đổi, giá trị của hàng hóa cà phê thể hiện qua giá trị trao đổi hoặc giá cả của cà phê.
- Độ khan hiếm: Tuy nhiên, giá trị của cà phê còn phụ thuộc vào tính khan hiếm của nó và nhu cầu của thị trường. Nếu sản lượng cà phê tăng, nguồn cung vượt quá nhu cầu, giá cả của cà phê sẽ giảm. Ngược lại, nếu mùa thu hoạch kém và nhu cầu tăng, giá cả của cà phê sẽ tăng lên.
1.2. Khái niệm hàng hóa ngày nay
- Theo Wikipedia, suy nghĩ về đời sống kinh tế đã thay đổi và phát triển, dẫn đến cách hiểu về hàng hóa không giống như cách mà các nhà kinh tế cổ điển đã xác định. Phạm trù hàng hóa bị mất đi ranh giới vật lý của đối tượng và tiến sát hơn đến phạm trù giá trị.
- Tiền, quyền sở hữu nói chung, cổ phiếu, sức lao động, quyền sở hữu trí tuệ nói riêng, v.v. được xem là hàng hóa trong khi chúng không nhất thiết có những yếu tố như trên.
- Hàng hóa được định nghĩa theo từng lĩnh vực khác nhau và có các đặc điểm và phạm vi khác nhau. Theo luật giao thông đường bộ, hàng hóa chỉ liên quan đến các vật phẩm được vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ, trong khi theo luật thương mại, hàng hóa bao gồm cả các loại động sản và những vật gắn liền với đất đai, và có tính chất rộng hơn.
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ viết luận văn thuê Hà Nội, Hồ Chí Minh,... để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?
Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay đồ án, khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.
2. Thuộc tính cơ bản của hàng hóa
2.1. Giá trị sử dụng (use-value)
- Đây là thuộc tính đánh giá khả năng của hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của con người.
- Giá trị sử dụng được xác định bởi tính chất và tính năng của sản phẩm đó.
- Có thể là đồ dùng hằng ngày, thực phẩm, thuốc lá, sách báo, các loại dịch vụ và nhiều loại sản phẩm khác. Tùy vào mục đích sử dụng, giá trị sử dụng có thể khác nhau giữa các sản phẩm.
- Ví dụ: như một chiếc ô tô có khả năng vận chuyển người và hàng hóa, hoặc một bức tranh có khả năng trang trí và làm đẹp cho không gian.
2.2. Giá trị hàng hóa (exchange-value)
- Đối với giá trị hàng hóa, đây là thuộc tính đánh giá giá trị của sản phẩm đó trong quá trình trao đổi, mua bán trên thị trường.
- Giá trị hàng hóa phản ánh sự khan hiếm của sản phẩm đó, số lượng lao động và nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất hàng hóa, cũng như mức độ cạnh tranh trên thị trường. Do đó nó có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào ngành nghề, mức độ cạnh tranh và xu hướng thị trường.
- Ví dụ: giá trị hàng hóa của một chiếc điện thoại thông minh có thể khác nhau giữa các thương hiệu khác nhau hoặc giữa các phiên bản của cùng một thương hiệu, tùy thuộc vào các yếu tố như chất lượng, tính năng và thương hiệu.
3. Mối quan hệ giữa thuộc tính
Hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
- Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ:
- Hai thuộc tính cùng tồn tại trong một hàng hóa. Để được xem là hàng hóa, một vật phải đồng thời có đầy đủ cả hai thuộc tính này, nếu thiếu một trong hai thuộc tính đó sẽ không phải là hàng hóa.
- Mặt mâu thuẫn thể hiện ở chỗ:
- Giá trị của một hàng hóa không chỉ đơn giản là giá trị sử dụng của nó, mà giá trị của hàng hóa phụ thuộc vào mức độ lao động trừu tượng mà con người bỏ ra để sản xuất nó.
- Lao động trừu tượng là loại lao động mà con người bỏ ra để sản xuất hàng hóa mà không được trả lương thẳng từ chủ sở hữu.
- Thay vào đó, con người nhận được một khoản tiền lương từ chủ sở hữu để trang trải cuộc sống hàng ngày. => Do đó, giá trị của hàng hóa được xác định bởi lượng lao động trừu tượng mà con người bỏ ra để sản xuất nó.
- Với tư cánh là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Giá trị sử dụng của các hàng hóa đa dạng và phụ thuộc vào mục đích sử dụng của chúng.
- Với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất đều là kết quả của quá trình sản xuất và lao động của con người.
- Ví dụ: một bức tranh có giá trị sử dụng là trang trí, thể hiện nghệ thuật, thẩm mỹ, nhưng giá trị của nó lại phụ thuộc vào sự đánh giá của thị trường và sự hiếm có của nó. Nếu tranh không được coi là một tác phẩm nghệ thuật quan trọng hoặc nếu nó được sản xuất hàng loạt thì giá trị của nó sẽ giảm xuống. Tranh cũng không đồng nhất về chất, vì chất liệu, màu sắc, kích thước, chủ đề và phong cách của tranh có thể khác nhau, tuy nhiên tất cả đều được tạo ra từ sự kết tinh của lao động và vật liệu trong quá trình sản xuất..
- Tuy giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong một hàng hóa nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian
- Hai thuộc tính của hàng hoá là giá trị sử dụng và giá trị, đó không phải là do có hai thứ lao động khác nhau kết tinh trong hàng hoá, mà là do lao động để sản xuất hàng hoá có tính chất hai mặt.
- Giá trị của hàng hoá: là lao động trừu tượng kết tinh trong hàng hoá, và đó là mặt chất của giá trị hàng hóa.
- Giá trị là nội dung, cơ sở của giá trị trao đổi, và giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.
- Giá trị chính là biểu hiện mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá và là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa.
- Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng, tuy nhiên nó là sự thống nhất của hai mặt đối lập.
- Người sản xuất hàng hoá tạo ra giá trị sử dụng để đạt được mục đích giá trị, còn người mua quan tâm đến giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình.
- Tuy nhiên, để thực hiện giá trị sử dụng, trước tiên phải thực hiện giá trị của nó, nếu không sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.
Xem thêm:
>> Tiểu luận kinh tế chính trị
>> Tiểu luận kinh tế chính trị quy luật cạnh tranh
Trên đây là tất cá kiến thức để bạn có thể trả lời câu hỏi “ khái niệm hàng hóa là gì” và “Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa”. Chúc bạn học tập tốt!
Nguyễn Tuyết Anh Tôi là Nguyễn Tuyết Anh - Job title: Trưởng phòng nội dung - Company: Luanvan1080 Group. Kể từ khi còn bé tôi đã rất yêu thích sách vở, nên khi lớn lên tôi quyết định tâm làm nên những nội dung thật hay thật ý nghĩa. Luận văn 1080 có thâm niên hoạt động hơn 10 năm với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao cùng tinh thần làm việc trách nhiệm. Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ Website: luanvan1080.com/ - Hotline: 096.999.1080 Bạn hãy tham khảo website https://luanvan1080.com/ để rõ hơn công việc của tôi nhé ! Bình luận đánh giá Đánh giáTTấn Đạt
Em đang làm đề tài "phân tích mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa". Ah/chị có tài liệu nào tương tự k cho e xin mẫu tham khảo với ạ.
Trả lời5 years ago
GửiThông tin bình luận
Gửi bình luậnDanh mục dịch vụ
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Dịch Vụ Viết Tiểu Luận Thuê Dịch vụ Viết Báo Cáo Tốt Nghiệp Dịch Vụ Thuê Viết Luận Văn Tiếng Anh Dịch Vụ Làm Assigments Dịch Vụ Xử Lý Số Liệu Dịch Vụ Viết Thuê Sáng Kiến Knh NghiệmBài viết mới
Quản lý nhà nước theo ngành là gì?
25/11/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Ngành quản lý nhà nước học trường nào uy tín & chất lượng?
22/11/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Học quản lý nhà nước có dễ xin việc không?
22/11/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Mức lương ngành quản lý nhà nước bao nhiêu? Cập nhật mới nhất
21/11/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
Học quản lý nhà nước ra làm gì? Triển vọng phát triển & kỹ năng cần có
21/11/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
7 nguyên tắc quản lý chất lượng & cách áp dụng hiệu quả
20/11/2024 | Nguyễn Tuyết Anh
THÔNG TIN NGƯỜI GỬI Gửi bình luận Zalo: 096.999.1080 xTừ khóa » Trình Bày 2 Thuộc Tính Của Hàng Hóa
-
Cac Thuoc Tinh Co Ban Cua Hang Hoa Tai Luan Van Viet - LinkedIn
-
Hàng Hóa Là Gì? Các Thuộc Tính Cơ Bản Của Hàng Hóa Là Gì?
-
Hai Thuộc Tính Của Hàng Hóa Liên Hệ Với Hàng Hóa được Sản Xuất ở ...
-
Khái Niệm Hàng Hóa Là Gì? Hai Thuộc Tính Của Hàng Hóa | Luận Văn 2S
-
Hàng Hoá, 2 Thuộc Tính Của Hàng Hoá. Những Giải Pháp Của Doanh ...
-
Thế Nào Là Hàng Hóa? Hàng Hóa Có Những Thuộc Tính Gì? Mối Quan ...
-
Hàng Hóa Và Hai Thuộc Tính Hàng Hóa | Những Nguyên Lý Cơ Bản Của ...
-
Hàng Hóa Là Gì? Các Thuộc Tính Cơ Bản Của Hàng Hóa Là Gì?
-
Hàng Hóa Là Gì? Các Thuộc Tính Cơ Bản Của Hàng Hóa - Luận Văn Việt
-
Hàng Hóa Là Gì? Hai Thuộc Tính Của Hàng Hóa
-
Câu 2: Hàng Hóa Và 2 Thuộc... - Tốt Nghiệp XD 1 2012-2014
-
Hàng Hoá Là Gì? Phân Tích Hai Thuộc Tính Của Hàng Hoá. Ý Nghĩa Của ...
-
Tại Sao Hàng Hóa Có 2 Thuộc Tính - TopLoigiai
-
Trình Bày Hai Thuộc Tính Của Hàng Hóa - 123doc