Khái Niệm ô Nhiễm Môi Trường Nước - Hậu Quả, Biện Pháp
Có thể bạn quan tâm
Ô nhiễm môi trường nước đã trở thành một trong những vấn đề hết sức nghiêm trọng được cả thế giới quan tâm. Vậy khái niệm ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguồn gốc gây ra ô nhiễm môi trường nước? Hậu quả và biện pháp khắc phục ô nhiêm môi trường nước? Luận Văn Việt sẽ trình bày đến bạn trong bài viết sau đây.
Mục lục Ẩn- 1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
- 2. Nguồn gốc của ô nhiễm nước
- 2.1. Ô nhiễm tự nhiên
- 2.2. Ô nhiễm nhân tạo
- 3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
- 3.1 Phá hủy động thực vật thủy sinh
- 3.2 Làm ô nhiễm nguồn nước
- 3.3 Làm nguy hại đến chuỗi thức ăn
- 3.4 Nông nghiệp
- 3.5 Suy thoái kinh tế
- 4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
- 4.1 Tiết kiệm nước, tránh sử dụng hóa chất
- 4.2 Xử lý rác sinh hoạt đúng cách
1. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước. Với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp. Các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm.
Hiến chương châu Âu về nước đã đưa ra khái niệm ô nhiễm môi trường nước:
“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã“.
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ… sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
2. Nguồn gốc của ô nhiễm nước
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt, các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng oxy trong nước giảm đột ngột. Các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực.
2.1. Ô nhiễm tự nhiên
- Là do mưa,tuyết tan, lũ lụt,gió bão… hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng.
- Cây cối, sinh vật chết đi , chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm, gây ô nhiễm. Hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn.
- Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất dơ trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổ rác, và cuốn theo các loại hoá chất trước đây đã được cất giữ.
- Nước lụt có thể bị ô nhiễm do hoá chất dùng trong nông nghiệp, kỹ nghệ hoặc do các tác nhân độc hại ở các khu phế thải. Công nhân thu dọn lân cận các công trường kỹ nghệ bị lụt có thể bị tác hại bởi nước ô nhiễm hoá chất.
- Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn, bão, lụt,…) có thể rất nghiêm trọng. Nó không thường xuyên xảy ra. Đặc biệt không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu.
2.2. Ô nhiễm nhân tạo
a. Từ sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt (domestic wastewater)
- Là nước thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người.
Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbohydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao.
Nước thải đô thị (municipal wastewater)
- Là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các cơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải thành phố, đô thị để xử lý chung.
Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải. Khoảng 70% đến 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị. Và sau đó chảy vào đường cống. Nhìn chung, thành phần cơ bản của nước thải đô thị cũng gần tương tự nước thải sinh hoạt.
Ở nhiều vùng, phân người và nước thải sinh hoạt không được xử lý. Mà nó quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm môi trường. Nước thải không được xử lý chảy vào sông rạch và ao hồ. Nó gây thiếu hụt oxy làm cho nhiều loại động vật và cây cỏ không thể tồn tại.
Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Cần Thơ trung bình mỗi ngày 1 người dân đô thị Cần Thơ thải ra hơn 0,89 kg rác. Lượng rác thu gom đổ vào bãi rác chỉ khoảng 60%. Số còn lại người dân đổ ra sông, ao hồ, cống rãnh, kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Rác thải, bệnh phẩm chiếm hết lòng sông
Không chỉ có hoá chất, rác, bệnh phẩm, trên hầu hết các sông, kênh trên địa phận tỉnh Cần Thơ, người dân đua nhau lấn chiếm lòng sông, làm cản trở dòng chảy, cản trở giao thông đường thuỷ và tranh thủ sử dụng khoảng sông nhỏ hẹp ấy như một hệ thống WC.
Các bãi rác là nơi chứa đựng sự ô nhiễm rất cao, nếu không được thu dọn, xử lý triệt để thì nước từ các bãi rác theo nước mưa, chảy vào các ao hồ gần khu dân cư, hoặc thấm vào nguồn nước ngầm gây ô nhiễm.
Theo báo cáo mới nhất của Sở KHCN & MT TP.HCM (22/10/2002) trung bình mỗi ngày sông Đồng Nai và Sài Gòn phải hứng chịu trên 852.000 m3 lượng ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt với hàm lượng DO thấp và COD quá cao (tiêu chuẩn sau này để ước tính nồng độ hữu cơ trong nước.
Còn tại các khu đô thị, trung bình mỗi ngày thải ra 20.000 tấn chất thải rắn. Nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi rác được trên 60% tổng lượng chất thải nên đã gây ô nhiễm nguồn nước.
b. Từ các hoạt động công nghiệp
Nước thải công nghiệp (industrial wastewater)
- Là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,…
Người ta thường sử dụng đại lượng PE (population equivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thải đô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác định. Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng).
Ví dụ:
- Tính PE của nguồn nước thải có lưu lượng là 200 m3/ngày. Nồng độ BOD5 của nước thải là 1200 mg/L. Lượng BOD5 trung bình do một người thải ra trong một ngày là 50g/người/ngày. Như vậy, xét đối với thông số BOD5, nước thải của nguồn thải này tương đương với nước thải của một khu dân cư có 4800 người.
c. Từ y tế
Nước thải bệnh viện bao gồm: Nước thải từ các phòng phẫu thuật,; Phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm; Từ các nhà vệ sinh, khu giặt là, rửa thực phẩm, bát đĩa; Từ việc làm vệ sinh phòng… Cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong BV. Nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm.
Đặc tính, đặc thù của nước thải BV
- Ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa (chất hoạt động bề mặt) ở xưởng giặt của BV cũng tạo nguy cơ làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý nước thải BV.
- Điểm đặc thù của nước thải BV là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những BV chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của các BV khác.
Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hóa và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải.
Nước thải chứa nhiều loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác
Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc
Theo kết quả phân tích của cơ quan chức năng, loại nước này ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ và vi sinh. Hàm lượng vi sinh cao gấp 100 – 1.000 lần tiêu chuẩn cho phép, với nhiều loại vi khuẩn như Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hoá, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amip, nấm. Hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp 2-3 lần tiêu chuẩn cho phép.
Ngoài ra, những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng hữu cơ cao, phân hủy nhanh. Nếu không được xử lý đúng mức, không chỉ gây bệnh mà còn gây mùi hôi thối nồng nặc. Làm ô nhiễm không khí trong các khu dân cư.
Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh hoạt, những mầm bệnh này chu du khắp nơi. Nó xâm nhập vào các loại thủy sản, vật nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh. Cuối cùng trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt gây ra các bệnh hiểm nghèo khác cho người dân.
d. Từ hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp
Trong sản xuất nông nghiệp
Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm. Ví dụ như Aldrin, Thiodol, Monitor… Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động. Đa số nông dân không có kho cất giữ bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt… Đa số vỏ chai thuốc sau khi sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng. Số còn lại được gom để bán phế liệu…
Trong sản xuất ngư nghiệp
Nước ta là nước có bờ biển dài, có điều kiện thuận lợi cho ngành nuôi trồng thủy hải sản. Tuy nhiên cũng vì đó mà việc ô nhiễm nguồn nước do các hồ nuôi trồng thủy sản gây ra không phải là nhỏ.
Nguyên nhân
- Do thức ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy không được xử lý tốt. Sau đó xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước.
- Các chất thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất.
- Chất thải ao nuôi công nghiệp chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước.
Bên cạnh đó, các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hải sản, tuy nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trường toàn bộ lượng nước thải, bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản. Ngoài ra, nhiều loại thủy hải sản chỉ lấy một phần, phần còn lại vứt xuống sông, biển làm nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi khó chịu.
Thực trạng
Một thực trạng đang xảy ra với các cơ sở nuôi trồng thủy sản ai cũng biết. Đó là hiện tượng thức ăn nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm. Do thiếu quy hoạch và ý thức về môi trường ở các doanh nghiệp và cá nhân nước ta có nghề nuôi cá lồng trên biển đang phát triển rất mạnh.
Ô nhiễm môi trường biển ở khu vực này đang diễn biến hết sức phức tạp. Mỗi ngày ở những ô lồng nuôi cá giò. Người nuôi đã đưa xuống biển một lượng thức ăn nuôi cá gồm hàng chục tấn các loại. Lượng thức ăn này một phần do cá ăn không hết, hoặc lọt qua lưới rơi xuống đáy biển, trôi sang khu vực biển gần đó. Mỗi bè lại có một kiểu cho cá ăn riêng.
Các loại cá sống, cá chết được băm nhỏ dùng làm thức ăn, rồi tinh bột, rau tươi…Tất cả đều tống xuống hàng chục nghìn ô lồng.
Nếu bạn đang cần làm luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp nhưng không có thời gian hoàn thành bài luận văn của mình, tham khảo dịch vụ làm luận văn thuê của Luận Văn Việt. Với kinh nghiệm gần 20 năm qua đội ngũ chúng tôi cam kết giúp bạn hoàn thành luận văn một cách xuất sắc.
3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng rất lớn. Nhất là đến hệ sinh thái trên Trái Đất và cả cuộc sống của con người.
3.1 Phá hủy động thực vật thủy sinh
Có vô số loài thực vật và động vật phụ thuộc vào nước để tồn tại. Những nguồn nước bị ô nhiễm thì chúng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Ví dụ
- Vụ tràn dầu ở Deep Horizon năm 2010 đã ảnh hưởng xấu đến hơn 82.000 loài chim, 6.000 loài rùa, 25.900 loài động vật có vú ở biển và một số lượng không xác định các loài cá và động vật không xương sống.
Trong khi đó, các dạng ô nhiễm khác có thể phá hủy các hệ sinh thái. Gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng môi trường sống dưới nước, nhiều sinh vật bị xóa sổ hoàn toàn.
3.2 Làm ô nhiễm nguồn nước
Nguồn nước uống bị ô nhiễm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với cuộc sống loài người và nhu cầu uống nước trên toàn thế giới. Thực tế, bất chấp những tiến bộ trong việc giám sát chất lượng nước trong các mạng lưới nước uống. Ngay cả các quốc gia giàu có cũng có thể gặp phải tình trạng nước uống không sạch.
Ví dụ:
- Vào năm 2014, thị trấn Flint ở Michigan, Hoa Kỳ, đã chứng kiến mức độ nguy hiểm của chì xâm nhập vào nguồn cung cấp của nó. Có nghĩa là hơn 100.000 người đã bị phơi nhiễm và ít nhất 12 người thiệt mạng.
3.3 Làm nguy hại đến chuỗi thức ăn
Khi nguồn nước bị ô nhiễm là khi các ví nhựa nhỏ, hóa chất, kim loại nặng. Nó bám vào sinh vật biển, các loài động vật dưới biển mà con người sử dụng làm thức ăn. Chất độc đó đi vào cơ thể con người, bám vào da thịt gây nguy hại đến sức khỏe.
3.4 Nông nghiệp
Nước sạch là nguồn cung vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp. Nước sử dụng để tưới cây, cho thức ăn cho gia súc. Do đó nếu nước bị ô nhiễm sẽ làm hỏng đi giá trị dinh dưỡng của sản lượng do nông dân sản xuất hoặc tệ hơn là làm độc hại đối với con người.
Ngay cả khi vấn đề được nhận ra trước khi nó có thể gây ra quá nhiều thiệt hại. Tình trạng khan hiếm nước trong giai đoạn đang được giải quyết có thể dẫn đến giảm sản lượng. Tình trạng khan hiếm nước diễn ra quá lâu sẽ dẫn đến giảm sản lượng nông nghiệp. Điều này dẫn đến nghèo đói về lương thực cho những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.
3.5 Suy thoái kinh tế
Cho đến nay, tất cả các hậu quả nêu trên của ô nhiễm nước đều tập trung vào các tác động đến sức khỏe. Nhưng chi phí của ô nhiễm nước cũng có thể là chi phí tài chính.
Ví dụ với đất nước Nhật Bản. Vài năm trước đây các nhà chức trách Nhật Bản thông báo rằng họ sắp hết không gian để ngăn chặn nguồn cung cấp nước bị ô nhiễm do thảm họa nhà máy điện Fukushima. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính phủ có khả năng phải trả tối thiểu 660 tỷ đô la để làm sạch hoàn toàn bụi phóng xạ từ vụ việc.
4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
Để bảo vệ môi trường nước và hạn chế tối đa nguồn nước bị ô nhiễm nguồn nước. Chúng ta tham khảo các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước bên dưới:
4.1 Tiết kiệm nước, tránh sử dụng hóa chất
- Lắp đặt bồn cầu tiết kiệm nước. Trong khi chờ đợi, hãy đặt một viên gạch hoặc thùng chứa 1/2 gal vào bồn cầu tiêu chuẩn. Nó sẽ giúp giảm lượng nước sử dụng mỗi lần xả.
- Sử dụng lượng bột giặt hoặc thuốc tẩy tối thiểu khi bạn giặt quần áo hoặc bát đĩa. Chỉ sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa không chứa phốt phát.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, phân bón.
- Thổi hoặc quét lại phân bón lên cỏ nếu nó dính vào các khu vực lát đá. Không bón phân trên cỏ ngay trước khi trời mưa. Hóa chất sẽ trôi vào cống rãnh và đường nước.
- Phủ rơm hoặc ủ cỏ hoặc rác sân vườn. Hoặc, để nó trong sân của bạn nếu bạn không thể ủ phân. Đừng thổi lá ra đường. Điều này làm tắc nghẽn và làm hỏng cống thoát nước mưa.
- Rửa xe hoặc thiết bị ngoài trời của bạn. Ở nơi nó có thể chảy đến khu vực có sỏi, cỏ thay vì đường phố.
- Không đổ dầu máy của bạn xuống cống thoát nước mưa. Mang nó đến cửa hàng phụ tùng ô tô gần nhất.
4.2 Xử lý rác sinh hoạt đúng cách
- Nhặt rác và vứt vào thùng rác.
- Không vứt hóa chất, dầu máy, các chất lỏng ô tô vào hệ thống cống vệ sinh, cống thoát nước.
- Không xả thuốc, thuốc dạng lỏng hoặc bột hoặc thuốc xuống bồn cầu.
- Không bao giờ làm sạch chất tràn bằng cách thả nó vào cống thoát nước mưa. Sử dụng các phương pháp khô như đặt cát vệ sinh mèo con. Đặt cát hoặc chất thấm hút khác lên chỗ bị tràn. Một khi chất lỏng trở nên rắn – hãy quét nó lên và cho vào thùng rác.
- Không vứt hóa chất gia dụng hoặc chất tẩy rửa xuống bồn rửa hoặc bồn cầu.
- Tránh sử dụng bồn cầu như một cái sọt rác. Hầu hết khăn giấy, giấy gói, khăn lau bụi và các loại khác nên được vứt bỏ đúng cách. Hãy vứt chúng vào sọt rác.
Không đổ chất béo từ nấu ăn hoặc bất kỳ loại chất béo, dầu hoặc mỡ khác xuống bồn rửa. Đặt một “lọ chất béo” dưới bồn rửa. Nhằm thu gom chất béo và loại bỏ trong chất thải rắn khi đầy.
Xem thêm:- Khái niệm công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
- Kỹ năng là gì? Kỹ năng sống xét theo góc độ tâm lý học
- Phát triển bền vững là gì? Các tiêu chí để phát triển bền vững
Ô nhiễm môi trường nước ngày nay đang là mối quan tâm của toàn nhân loại. Nếu muốn tồn tại trong môi trường trong lành, không bệnh tật, hãy thức về việc bảo vệ môi trường nước. Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm ô nhiễm môi trường nước. Đặc biệt là hiểu rõ về nguồn gốc, hậu quả và biện pháp để khắc phục ô nhiễm nguồn nước.
Nguồn:Luận Văn Việt
0/5 (0 Reviews) Lưu Hà Chi( Content Leader )CEO Helen Lưu Hà Chi – Nhà sáng lập website luanvanviet.com , nơi cung cấp các dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tốt nghiệp, tiểu luận, essay, Assignment, cùng với các giải pháp chuyên sâu về xử lý số liệu bao gồm SPSS, STATA, EVIEWS, và SmartPLS.
Post Views: 11.892Từ khóa » Các Loại ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì
-
Ô Nhiễm Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì ? Quy định Về ô ... - Luật Minh Khuê
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân, Hậu Quả, Cách Khắc ...
-
Có Mấy Loại ô Nhiễm Môi Trường Nước? - The Water MAN
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Hậu Quả, Biện Pháp Khắc Phục ở VN
-
Phân Loại ô Nhiễm Nước Và Các Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nguồn ...
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc ...
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước, Khái Niệm, Nguyên Nhân, Hậu Quả Và ...
-
Nguyên Nhân, Giải Pháp Khắc Phục Tình Trạng ô Nhiễm Môi Trường ...
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục?
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Nguyên Nhân Gây Ra Và Hậu Quả để Lại
-
Phân Biệt Một Số Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nước
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân Và Biện ... - VietChem
-
Hậu Quả Của ô Nhiễm Môi Trường Nước - Xử Lý Chất Thải