Phân Biệt Một Số Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nước
Có thể bạn quan tâm
Phân biệt một số nguyên nhân gây ô nhiễm nước Thứ tư - 14/04/2010 00:49
Phân biệt một số nguyên nhân gây ô nhiễm nước
"Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã"- (Hiến chương châu Âu về nước định nghĩa). * Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. * Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Nước bị ô nhiễm kim loại nặng như thế nào? Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v... thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của các thể sinh vật và thường tích luỹ trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập và cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Để hạn chế ô nhiễm nước, cần phải tăng cường biện pháp xử lý nước thải công nghiệp, quản lý tốt vật nuôi trong môi trường có nguy cơ bị ô nhiễm như nuôi cá, trồng rau bằng nguồn nước thải. Nước bị ô nhiễm vi sinh vật như thế nào? Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật bản, giun đỏ, trứng giun v.v... Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v... Để đánh giá chất lượng nước dưới góc độ ô nhiễm tác nhân sinh học, người ta thường dùng chỉ số coliform. Đây là chỉ số phản ánh số lượng trong nước vi khuẩn coliform, thường không gây bệnh cho người và sinh vật, nhưng biểu hiện sự ô nhiễm nước bởi các tác nhân sinh học. Để xác định chỉ số coliform người ta nuôi cấy mẫu trong các dung dịch đặc biệt và đếm số lượng chúng sau một thời gian nhất định. Ô nhiễm nước được xác định theo các giá trị tiêu chuẩn môi trường. Hiện tượng trên thường gặp ở các nước đang phát triển và chậm phát triển trên thế giới. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 1992, nước bị ô nhiễm gây ra bệnh tiêu chảy làm chết 3 triệu người và 900 triệu người mắc bệnh mỗi năm. Đã có năm số người bị mắc bệnh trên thế giới rất lớn như bệnh giun đũa 900 triệu người, bệnh sán máng 600 triệu người. Để hạn chế tác động tiêu cực của ô nhiễm vi sinh vật nguồn nước mặt, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt hoạt động y tế và dịch vụ cộng. Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học như thế nào? Ô nhiễm nguồn nước bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp thâm canh trên thế giới. Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Tác động tiêu cực khác của sự ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là làm suy thoái chất lượng môi trường khu vực canh tác nông nghiệp như phú dưỡng đất, nước, ô nhiễm đất, nước, giảm tính đa dạng sinh học của khu vực nông thôn, suy giảm các loài thiên địch, tăng khả năng chống chịu của sâu bệnh đối với thuốc bảo vệ thực vật. Nước ngầm ô nhiễm như thế nào? "Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người". Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu ở nhiều quốc gia và vùng dân cư trên thế giới. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm: * Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Fe, Mn và một số kim loại khác. * Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, hàm lượng NO-3, NO-2, NH4+, PO4 v.v... vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật. * Suy thoái trữ lượng nước ngầm biểu hiện bởi giảm công suất khai thác, hạ thấp mực nước ngầm, lún đất. Ngày nay, tình trạng ô nhiễm và suy thoái nước ngầm đang phổ biến ở các khu vực đô thị và các thành phố lớn trên thế giới. Để hạn chế tác động ô nhiễm và suy thoái nước ngầm cần phải tiến hành đồng bộ các công tác điều tra, thăm dò trữ lượng và chất lượng nguồn nước ngầm, xử lý nước thải và chống ô nhiễm các nguồn nước mặt, quan trắc thường xuyên trữ lượng và chất lượng nước ngầm.Tác giả bài viết: Nhị Hà(tổng hợp)
Theo dòng sự kiện
- Những bức ảnh đẹp nhất (14/04/2010)
- Nước- Dưới góc nhìn về y học (14/04/2010)
- Tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm nước (14/04/2010)
- Thái Nguyên: Hưởng ứng kỷ niệm Ngày nước thế giới (22/3) và ngày Khí tượng thế giới (23/3) (24/03/2010)
- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Mít tinh kỷ niệm Ngày Nước thế giới và Khí tượng thủy văn thế giới (24/03/2010)
- Nước bẩn đáng sợ hơn chiến tranh (24/03/2010)
- Nước sạch vì một thế giới khỏe mạnh - Chủ đề ngày nước thế giới 2010 (24/03/2010)
- Kỷ niệm Ngày Nước thế giới 2010 (24/03/2010)
- Thông điệp của Tổng Thư ký Liên hiệp quốc nhân kỷ niệm Ngày nước Thế giới 22/3/2010 (24/03/2010)
- Tuyển chọn các tác phẩm Cuộc thi sáng tác "Nước và cuộc sống trong con mắt tuổi thơ tại các tỉnh miền Trung" (21/03/2010)
Xem tiếp...
Những tin mới hơn
- Suy thoái nguồn nước gia tăng do biến đổi khí hậu (23/04/2010)
- Nước sông cạn kiệt, nước ngầm giảm thấp: Những giải pháp ứng phó khả thi (04/05/2010)
- Quản lý việc khai thác nguồn nước ngầm (07/05/2010)
- Rừng quốc gia giá bao nhiêu? (07/05/2010)
- Hệ thống sông Đồng Nai: Oằn mình gánh thủy điện (19/04/2010)
- Nước trên hệ thống sông toàn quốc đang cạn kiệt (17/04/2010)
- Xuôi dòng Mê Kông (14/04/2010)
- Thượng nguồn sông Hồng vẫn khô cạn nghiêm trọng (14/04/2010)
- BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU – NHỮNG MINH CHỨNG TRÊN TOÀN THẾ GIỚI (15/04/2010)
- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu (14/04/2010)
Những tin cũ hơn
- Tìm hiểu về hiện tượng ô nhiễm nước (14/04/2010)
- Bảo đảm cho nhân dân có đủ nước sinh hoạt (13/04/2010)
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Thiếu nước nghiêm trọng phá vỡ mọi dự tính (12/04/2010)
- Cần sớm có giải pháp bảo vệ môi trường lưu vực sông La Ngà (09/04/2010)
- Hạn chế khai thác nước ngầm (09/04/2010)
- Bạc Liêu: Nước ngầm sụt giảm 5m sau 10 năm (07/04/2010)
- Tây Nguyên: Nước ngầm giảm sút nghiêm trọng (05/04/2010)
- Thủy điện trên sông Mekong: Lợi ngắn, hại dài (05/04/2010)
- Biến đổi khí hậu đe dọa tài nguyên nước Việt Nam (02/04/2010)
- Mùa khô “khát nước”! (02/04/2010)
Từ khóa » Các Loại ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì
-
Ô Nhiễm Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì ? Quy định Về ô ... - Luật Minh Khuê
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân, Hậu Quả, Cách Khắc ...
-
Có Mấy Loại ô Nhiễm Môi Trường Nước? - The Water MAN
-
Khái Niệm ô Nhiễm Môi Trường Nước - Hậu Quả, Biện Pháp
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Hậu Quả, Biện Pháp Khắc Phục ở VN
-
Phân Loại ô Nhiễm Nước Và Các Nguyên Nhân Gây ô Nhiễm Nguồn ...
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc ...
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước, Khái Niệm, Nguyên Nhân, Hậu Quả Và ...
-
Nguyên Nhân, Giải Pháp Khắc Phục Tình Trạng ô Nhiễm Môi Trường ...
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục?
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Nguyên Nhân Gây Ra Và Hậu Quả để Lại
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân Và Biện ... - VietChem
-
Hậu Quả Của ô Nhiễm Môi Trường Nước - Xử Lý Chất Thải