KHÁI NIỆM ,phan Biet ,nhan Biet MCB, MCCB, RCCB, RCD, RCBO ...
Có thể bạn quan tâm
I. KHÁI NIỆM VÀ YÊU CẦU.
CB (CB được viết tắt từ danh từ Circuit Breaker), CB là khí cụ điện dùng đóng ngắt mạch điện, có công dụng bảo vệ quá tải, ngắn mạch, sụt áp… mạch điện.
Chọn CB phải thoả mãn ba yêu cầu sau:
– Chế độ làm việc ở định mức của CB thải là chế độ làm việc dài hạn, nghĩa là trị số dòng điện định mức chạy qua CB lâu tuỳ ý. Mặt khác, mạch dòng điện của CB phải chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang đóng.
– CB phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể vài chục KA. Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, CB đảm bảo vẫn làm việc tốt ở trị số dòng điện định mức.
– Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, CB phải có thời gian cắt bé. Muốn vậy thường phải kết hợp lực thao tác cơ học với thiết bị dập hồ quang bên trong CB.
II. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
1. Cấu tạo
a) Tiếp điểm
CB thường được chế tạo có hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang), hoặc ba cấp tiếp điểm (chính, phụ, hồ quang).
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy lan vào làm hư hại tiếp điểm chính.
b) Hộp dập hồ quang
Để CB dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện, người ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: Kiểu nửa kín và kiểu hở.
Kiểu nửa kín được dặt trong vỏ kín của CB và có lỗ thoát khí. Kiểu này có dòng điện giới hạn cắt không quá 50KA. Kiểu hở được dùng khi giới hạn dòng điện cắt lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp).
Trong buồng dập hồ quang thông dụng, người ta dùng những tấm thép xếp thành lưới ngăn, để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang.
c) Cơ cấu truyền động cắt CB
Truyền động cắt thường có hai cách: Bằng tay và bằng cơ điện (điện từ, động cơ điện).
Điều kiển bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức không lớn hơn 600A. Điều khiển bằng điện từ (nam châm điện) được ứng dụng ở các CB có dòng điện lớn hơn (đến 1000A).
Để tăng lực điều khiển bằng tay người ta dùng một tay dài phụ theo nguyên lý đòn bẩy. Ngoài ra còn có cách điều khiển bằng động cơ điện hoặc bằng khí nén.
d) Móc bảo vệ
CB tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ – gọi là móc bảo vệ, sẽ tác động khi mạch điện có sự cố quá dòng điện (quá tải hay ngắn mạch) và sụt áp.
Móc bảo vệ quá dòng điện (còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) để bảo vệ thiết bị điện khong bị quá tải và ngắn mạch, đường thời gian – dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ. Người ta thường dùng hệ thống điện tử và rơle nhiệt làm móc bảo vệ, đặt bên trong CB.
Móc kiểu điện từ có cuộn dây mắc nối tiếp với mạch chính, cuộn dây này được quấn tiết diện lớn chịu dòng tải và ít vòng. Khi dòng điện vượt quá trị số cho phứp thì phần ứng bị hút và nóc sẽ dập vào khớp rơi tự do, làm tiếp điểm của CB mở ra. Điều chỉnh vít để thay đôi lực kháng lò xo, ta có thể điều chỉnh được trị số dòng điện tức động. Để giữ thời gian trong bảo vệ quá tải kiểu điện từ, người ta thêm một cơ cấu giữ thời gian.
Móc kiểu rơle nhiệt đơn giản hơn cả, có kết cấu tương tự như rơle nhiệt có phần tử phát nóng đấu nối tiếp với mạch điện chính, tấm kim loại kép dãn nở làm nhả khớp rơi tự do để mở tiếp điểm của CB khi có quá tải. Kiểu này có nhược điểm là quán tính nhiệt lớn nên không ngắt nhanh được dòng điện tăng vọt khi có ngắn mạch, do đó chỉ bảo vệ được dòng điện quá tải.
Vì vậy người ta thường sử dụng tổng hợp cả móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt trong một CB. Loại này được dung ở CB có dòng điện đính mức đến 600A.
Móc bảo vệ sụt áp (còn gọi là bảo vệ điện áp thấp) cũng thường dùng kiểu điện từ. Cuộn dây mắc song song với mnạch điện chính, cuộn dây này được quấn ít vòng với dây tiết diện nhỏ chịu điện áp nguồn.
2. Nguyên lý hoạt động
a) Sơ đồ nguyên lý của CB dòng điện cực đại (hình vẽ 1.1)
Hình 1.1 Sơ đồ CB dòng điện cực đại
Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, CB được giữ ở trạng thái đóng tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm với tiếp điểm động.
Bật CB ở trạng thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút .
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 lớn hơn lực lò xo 6 làm cho nam châm điện 5 sẽ hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt.
b) Sơ đồ nguyên lý CB điện áp thấp (hình 1.2)
Hình 2.2: Sơ đồ CB điện áp thấp
Bật CB ở trạng thái ON, với điện áp định mức nam châm điện 11 và phần ứng 10 hút lại với nhau.
Khi sụt áp quá mức, nam châm điện 11 sẽ nhả phần ứng 10, lò xo 9 kéo móc 8 bật lên, móc 7 thả tự do, thả lỏng, lò xo 1 được thả lỏng, kết quả các tiếp điểm của CB được mở ra, mạch điện bị ngắt.
Sau đây là viết tắt và chức năng các thiết bị bảo vệ: MCCB, MCB, RCCB, RCCB, RCBO, RCD, ACB
ACB: (air circuit breaker) Máy cắt không khí
VCB: (Vacuum Circuit Breakers) máy cắt chân không
MCCB: (moulded case circuit breaker) là aptomat khối, thường có dòng cắt ngắn mạch lớn (có thể lên tới 80kA)
MCB: (Miniature Circuit Bkeaker) là aptomat loại tép, thường có dòng cắt định và dòng cắt quá tải thấp (100A/10kA)
RCCB: (Residual Current Circuit Breaker) chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2 P, 4P
RCBO: (Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection) chống dòng rò loại có kích thước cỡ MCB 2P có thêm bảo vệ quá dòng
ELCB: (Earth Leakage Circuit Breaker) Thiết bị chống dòng rò, thực chất là loại MCCB hay MCB bình thường có thêm bộ cảm biến dòng rò. Loại này vừa bảo vệ ngắn mạch, vửa bảo vệ quá tải, vừa bảo vệ dòng rò ( nên giá đắt hơn. Có khi bộ RCD trong ELCB còn đắt gấp hàng chục lần RCCB hay RCBO bình thường).
Tuy nhiên, nếu nhìn trên góc độ mạch điện và các nguyên tắc bảo vệ thì rõ ràng RCCB và ELCB hoàn toàn giống nhau (bảo vệ chống dòng rò – dòng dư thừa, chống giật), chỉ khác nhau về tên gọi và ELCB có loại cấu tạo như MCCB (còn RCBO chỉ có cấu tạo dạng tép như MCB)
RCBO = ELCB = RCCB + MCB (MCCB)
RCD: (Residual Current Device) là một thiết bị luôn gắn kèm (gắn thêm) với MCCB hay MCB để bảo vệ chống dòng rò
Sơ đồ nguyên lý thiết bị chống dòng rò (Chống giật)
Mục đích chống giật được sử dụng tại độ nhậy 30mA ( thực ra vẫn giật nhẹ). Nếu dùng tốt nhất là 10mA nhưng giá rất đắt tiển và không ai nhập về VN hết.
Khi lắp thiết bị chống dòng rò trược tiếp cho phụ tải thì thường có dòng rò là 30mA, đối với mạch điện tông cho một khu vực, hay 1 tầng của nhà, hay một căn hộ thì tùy thuộc vào mức độ nên lắp thiết bị có dòng rò 100-200-300mA… Nghĩa là lắp theo phân cấp, càng gần phụ tải thì lắp thiết bị chống dòng rò càng bé.
Các thông số kỹ thuật chính – Tần số – Rated service voltage Ue: Điện áp làm việc định mức – Rated impulse withstand voltage Uimp: Điện áp chịu xung định mức – Rated insulation voltage Ui: Điện áp cách điện định mức – Rated uninterrupted current Iu: Dòng cắt đm – Rated ultimate short-circuit breaking capacity Icu: khả năng cắt được dòng ngắn mạch Icu – Rated service short-circuit breaking capacity Ics=%Icu, (khoảng từ 75% đến 100%Icu), cắt được dòng ngắn mạch đm – Rated short-time withstand current Icw: khả năng chịu đựng dòng ngắn mạch của tiếp điểm trong thời gian 1s hoặc 3s tùy vào nhà sản xuất. Vị trí 1. VCB thường dùng với điện áp trung áp trở lên khoảng từ 6.6kV 2. ACB thường dùng với điện áp hạ áp, dùng cho các feeder câp nguồn hoặc các tải có dòng lớn, thường thì lớn hơn 400A có thể chọn ACB, còn nhỏ hơn thì chọn MCCB, em được biết ACB có thể cắt được đến dòng 6300A (chưa update thông tin) 3. MCCB dùng với mạng hạ áp, hiện nay MCCB đạt đến dòng cắt đm 2400A 4. MCB loại này dùng cho phụ tải nhỏ, có thể cắt đến dòng 100A hoặc hơn* Bổ sung thêm về MCCB: MCCB có hai loại fix type và var type, với mỗi loại này cũng có hai loại là: TM (thermal & magnetic contact) và MO (magnetic contact only). Loại TM dùng cho tải non_motor load, và loại MO dùng cho tải motor load.
ACB,MCCB, MCB là những thiết bị đóng cắt (switchgear) ở mạng hạ thế có đầy đủ chức năng nhất của một tbđc ( xem thêm: hướng dẫn thiết kế hệ thống điện theo tiêu chuẩn IEC) 1. Bảo vệ điện ( protection) Quá tải, ngăn mạch, chạm đất, dòng rò … 2. Cách ly (Isolation) Cách ly hiện thỵ rõ ràng nhìn thấy được hoặc thông qua cơ cấu chỉ thị tin cậy được . 3. Điều khiển tại chỗ hay từ xa ( control) Trong quá trình mình học tập và tìm hiểu ở các công trình xây dựng mình biết đến ACB, MCCB, MCB qua rất nhiều cái tên MCB: Aptomat cỡ nhỏ, at tép MCCB: Aptomat khối, aptomat định hình, at tầng ACB: Máy cắt không khí hạ thế, máy cắt hạ áp, aptomat vạn năngMột CB bất kỳ (MCB, MCCB, ACB,…) thì có các thông số cơ bản sau đây: – Dòng định mức In: 2, 3, 6, 10, 16, 20, 25, … Với các dòng định mức lớn của các CB lớn như MCCB hay ACB, dòng này sẽ đi kèm với các máy biến áp điện lực có công suất tương ứng. Ví dụ: trạm 200kVA – 315A, trạm 250kVA – 400A, trạm 315kVA – 500A, … – Thông số sơ bản thứ hai là characteristic cuver hay còn gọi là đường cong chọn lọc của CB. Đây chính là thông số quan trong nhất cho việc chọn CB nằm ở vị trí nào cho hệ thống điện. Bạn nên xem kỹ lại các tài liệu nói về đường cong chọn lọc này. – Thông số thứ ba là Icu hay còn gọi là ultimated current là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất của tiếp điểm CB trong thời gian 1 giây. Ví dụ Icu = 10kA thì tiếp điểm CB sẽ chịu đựng được dòng điện 10kA trong thời gian 1 giây/ Thông số này cho biết độ bền tiếp điểm của CB. Ngoài thông số này thông số Ics cũng có tính chất tương tự. – Thông số thứ tư là thông số lần đóng ngắt. Ví dụ bạn ngắt CB rồi bật CB lên lại thì gọi là 1 lần đóng ngắt. CB thông thường cũng quy định số lần này. Các MCB có quy định là từ 7500 đến 10000 lần, MCCB thì hơn 10000 lần. ACB thì khỏng 8000 lần tùy theo hãng. Ngoài ra còn rất nhiều thông số khác nữa áp dụng cho CB. Tuy nhiên trong các thiết kế người ta thường dùng thông số In và Icu. Theo tôi hai thông số này không đủ quy định về chủng loại CB. Thông số thứ hai chính là thông số quan trong nhất của CB. Đây chính là chỉ số ID chính thức của các CB. + Ultimate breaking capacity(kA), Icu : khả năng chịu được dòng cực đại khi xảy ra sự cố của thiết bị. + Service breaking capacity(%Icu), Ics : khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị đó, điều này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất. VD, cùng là hãng LS(LG cu) co hai loai MCCB, loai co Ics=50%Icu, nhưng cũng có loại Ics=100%Icu, đó là do công nghệ của từng hãng có thể làm được đến đâu. Về thông số Icu và Ics : – Nếu bạn để ý về Icu thì thấy rất nhiều hãng ghi những con số khác nhau. + Icu là một dòng điện cực đại đi qua tiếp điểm của CB trong vòng 1 giây mà không làm hỏng tiếp điểm này. Ví dụ một dòng Icu = 50kA, ta thấy tiếp điểm CB chịu đựng dòng này và có thể đánh giá rằng CB này rất tốt. Nói như thế tức là giá thành CB sẽ phụ thuộc vào Icu này. Điều này hoàn toàn đúng. + Ics: là dòng điện lớn nhất tải qua tiếp điểm CB 3 lần với chìều dài thời gian mỗi lần là 1 giấy mà CB không bị hư hỏng. Có hãng khác cũng định nghĩa là Ics là dòng điện lớn nhất tải qua tiếp điểm CB trong thời gian 3 giây mà CB không bị hư hỏng. Trên thực tế, việc tính toán thiết kế cho một mạng lưới bất kỳ đều tính với thời gian sự cố là 1 giây. Như thế Icu sẽ là thông số để chọn CB đứng đúng chỗ trong mạng lưới điện. Tôi ví dụ một biến thế 22/0.4kV – 1600kVA, duk = 6%, dòng ngắn mạch hiệu dụng ở phía hạ thế là: 1600/(duk*0.4*sqrt(3)) = 40.4kA. Dòng ngắn mạch cực đại tùy theo tải sẽ được nhân thêm hệ số hiệu chỉnh thừ 1.02 đến 2 lần dòng hiệu dụng. Tuy nhiên thông thường tính đến CB tổng đầu tiên sẽ bằng khoảng 1.4 đến 1.5 dòng hiệu dụng. Khi đó dòng ngắn mạch tại CB tổng sẽ tính đạt khỏng từ 57 – 61kA. Với mức tính này, rõ ràng các MCCB hay ACB có dòng Icu đạt 65kA là CB phải chọn. *duk: là điện áp ngắn mạch của biến áp. Mình đánh chữ denta Hy lạp không được! Tất nhiên việc tính toán cho các nhánh phải có chiều dài dây dẫn, từ đó bạn tính được Xnm và Rnm. Khi đó sẽ tính được dòng ngắn mạch hiệu dụng hệ số ngắn mạch cực đại. Từ đó ta có dòng ngắn mạch cực đại của nhánh và sau đó sẽ tính được nên chọn máy cắt như thế nào! MCCB còn có dòng (A,Ir) Adjustabli current *Ir là dòng chỉnh định đó. Bạn có CB 100A mà tải của ban chỉ cần 65A vậy bạn phải chỉnh Cb xuống cho phù hợp với tải như vậy dòng chỉnh định Ir=(hệ số)xIn (hệ số e thấy từ 0.8-1)or(0.5-1). *Ah` có ai biết Isd ko?Trên ACB của Schneider đó. Isd=heso(1-2)xIr. *Icu (Ultimate breaking capacity(kA)) : là dòng ngắn mạch tối đa, nó có khả năng chịu được dòng cực đại khi xảy ra sự cố của thiết bị. *Ics (Service breaking capacity(%Icu)) : là dòng ngắn mạch thực…*Nói đến Atomat người ta chỉ quan tâm đến thông số kỹ thuật ( số cực, dòng định mức, dòng chỉ định, dòng ngắn mạch) và biểu đồ Thời gian – Dòng của nó. Cấu tạo rất đơn giản nó gồm có tay gạt, cấu trúc cơ khí, relay, buồng dập hồ quang, các đầu nối dây…. Ngoài ra nó còn có thêm các phu kiện : AL (công tắc cảnh báo), AX ( công tắc phụ), SHT (thiết bị cắt từ xa), UVT (tb cắt điện áp thấp), EAL (cảnh báo rò điện), TBM (nút kiểm tra), MG (công tắc cách điện), PAL ( tiền cảnh báo), OAL (cảnh báo cắt quá dòng)…
Chọn định mức dòng điện aptomat hạ thế theo nguyên tắc: IB < In < Iz Với: IB là dòng điện làm việc lớn nhất của các thiết bị điện cần bảo vệ. Iz là dòng giới hạn cho phép của dây dẫn. Thông thường chọn giá trị dòng định mức của aptomat lớn hơn giá trị dòng làm việc khoảng 20%. Hiện tượng xảy ra do sau khi có điện trở lại, tất cả thiết bị điện khởi động cùng lúc, các thiết bị có công suất lớn như: máy điều hòa không khí, tủ lạnh, máy giặt cùng khởi động, nên tổng dòng là rất lớn từ 3-10 lần so với lúc hoạt động ổn định tác động đến aptomat bảo vệ. Vì thế khi bị cúp điện nên ngắt tất cả các thiết bị điện có công suất lớn, sau khi có điện trở lại mới khởi động lại từng thiết bị trên nếu có nhu cầu.Chức năng
aptomat là khí cụ điện đƣợc sử dụng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải, ngắn mạch, thấp áp, … cho thiết bị điện. Cấu tạo Cấu tạo của aptomat có các bộ phận chính sau: a) Tiếp điểm aptomat thƣờng có 2 đến 3 loại tiếp điểm, tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ và hồ quang. Với các aptomat nhỏ thì không có tiếp điểm phụ. Tiếp điểm thƣờng đƣợc làm bằng vật liệu dẫn điện tốt nhƣng chịu đƣợc nhiệt độ do hồ quang sinh ra, thƣờng làm hợp kim Ag-W,Cu-W hoặc . Khi đóng mạch thì tiếp điểm hồ quang đóng trƣớc, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngƣợc lại, tiếp điểm chính mở trƣớc, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Nh ƣ vậy hồ quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ đƣợc tiếp điểm chính. Tiếp điểm phụ đƣợc sử dụng để tránh hồ quang cháy lan sang làm hỏng tiếp điểm chính. b) Hộp dập hồ quang Thƣờng sử dụng những tấm thép chia hộp thành nhiều ngăn cắt hồ quang thành nhiều đoạn ngắn để dập tắt. Các móc bảo vệ a) Móc bảo vệ dòng cực đại Để bảo vệ thiết bị điện khỏi 3 bị quá tải, đặc tính A-s của móc bảo vệ phải nằm dƣới đặc tính A-scủa thiết bị cần bảo vệ. Cuộn hút điện từ đƣợc mắc nối tiếp với thiết bị. Khi dòng điện vƣợt quá giá trị cho phép thì tấm thép động 2 bị hút, cần chủ động đƣợc kéo lên, lò xo 6 kéo cần bị động ra, tiếp điểm mở ra ngắt mạch điện qua thiết bị. b) Móc bảo vệ kiểu rơ-le nhiệt Kết cấu này rất đơn giản nhƣ rơ-le nhiệt bao gồm phần tử nung nóng mắc nối tiếp với mạch chính, tấm kim loại (bi-metal) giản nở nhả móc ngắt tiếp điểm khi dòng điện qua thiết bị thiết bị lớn. Nhƣợc điểm của loại này là quán tính nhiệt lớn. c) Móc bảo vệ thấp áp Cuộn hút mắc song song với mạch điện chính, khi điện áp thấp, lực hút của cuộn hút giảm yếu hơn lực lò xo 3, móc 4 bị kéo lên, lò xo 6 kéo tiếp điểm aptomat ra. Các thông số kỹ thuật cơ bản – Điện áp định mức : là giá trị điện áp làm việc dài hạn của thiết bị điện đƣợc aptomat đóng ngắt. – Dòng điện định mức : là dòng điện làm việc lâu dài của aptomat, thƣờng dòng định mức của aptomat bằng 1.2-1.5 lần dòng định mức của thiết bị đƣợc bảo vệ. – Dòng điện tác động Itd: là dòng aptomat tác động, tuỳ thuộc loại phụ tải mà tính chọn tác động khác nhau. Với động cơ điện không đồng bộ pha rotor lồng sóc thì thƣờng Itd=1.2-1.5 It, với It làaptomat bảo vệ đƣợc thiết bị thì đặc tính A-s của aptomat phải thấp hơn đặc tính A-s của thiết bị.Cách chọn aptomat: Chọn định mức dòng điện aptomat hạ thế theo nguyên tắc: IB < In < Iz Với: IB là dòng điện làm việc lớn nhất của các thiết bị điện cần bảo vệ. Iz là dòng giới hạn cho phép của dây dẫn
Thông thường chọn giá trị dòng định mức của aptomat lớn hơn giá trị dòng làm việc khoảng 20%. Hiện tượng xảy ra do sau khi có điện trở lại, tất cả thiết bị điện khởi động cùng lúc, các thiết bị có công suất lớn như: máy điều hòa không khí, tủ lạnh, máy giặt cùng khởi động, nên tổng dòng là rất lớn từ 3-10 lần so với lúc hoạt động ổn định tác động đến aptomat bảo vệ. Vì thế khi bị cúp điện nên ngắt tất cả các thiết bị điện có công suất lớn, sau khi có điện trở lại mới khởi động lại từng thiết bị trên nếu có nhu cầu.
Lựa chọn Attomat
Với thiết bị Attomat, cần quan tâm tới các thông số chính sau:
U đm >= U đm lưới
I đm>=I lv max
I đm>=K.I lv max.Icđm >= I nmax (dòng cắt định mức của aptomat phải lớn hơn dòng ngắn mạch lớn nhất có thể. Tức là ngắn mạch ngay phía sau của Attomat so với nguồn. Người ta tính điểm ngắn mạch trên thanh góp để chọn dòng cắt của tất cả các aptomat nối trên đó.
Chọn Attomat gần nhất thỏa mãn tính toán trên.
Tuy nhiên, việc chọn Attomat vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ mà òn yêu cầu phải chọn dây dẫn nữa, nếu không không biết dây dẫn còn nữa không để Attomat khởi động.
Để phối hợp với thiết bị bảo vệ, I cp >= K.I đm ATM với K=1,25 khi bảo vệ là Attomat và K=3 đối với cầu chì.
Ngoài ra lựa chọn Attomat còn phải căn cứ vào điều kiện làm việc của phụ tải là Attomat không được phép cắt khi có quá tải ngắn hạn, thường xảy ra trong điều kiện làm việc bình thường như dòng điện khi mở máy động cơ điện, dòng điện cức đại trong các phụ tải công nghệ.
Yêu cầu chung là dòng điện định mức cảu các phần tử bảo vệ không được nhỏ hơn dòng điện tính toán của mạch điện.
Tùy theo đặc tính và điều kiện làm việc cụ thể của phụ tải, người ta hướng dẫn lựa chọn dòng điện định mức của phần tử bảo vệ bằng 1,25 ; 1,5 hoặc lớn hơn so với dòng điện tính trong mạch
Từ khóa » Các Loại Rccb
-
MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, MPCB, ACB, VCB Là Gì?
-
Phân Biệt CB: MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, MPCB, ACB, VCB
-
RCCB Schneider Có Mấy Loại? Danh Sách Các Loại RCCB Schneider
-
RCCB, RCBO... Các Loại Aptomat, CB Chống Giật Chính Hãng Giá Chỉ ...
-
Phân Loại CB (MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, MPCB, ACB, VCB)
-
Có Bao Nhiêu Loại CB điện? - Vĩnh Phát Quy Nhơn
-
RCCB Là Gì? Đặc điểm Cấu Tạo Của RCCB Panasonic Và RCCB ...
-
Cb Là Gì? Các Loại Cb Trên Thị Trường Hiện Nay
-
PHÂN BIỆT, NHẬN BIẾT MCCB, MCB, RCCB, RCCB, RCBO, RCD ...
-
RCCB Là Gì? Có Tác Dụng Gì? RCCB Hãng Nào Tốt
-
Đặc điểm Khác Biệt Giữa MCB, MCCB, ELCB, RCCB
-
Phân Loại Cầu Giao Chống Giật CB, RCCB, ELCB, RCBO, RCD, MCB
-
RCBO VÀ RCCB LÀ GÌ? PHÂN BIỆT RCBO VÀ RCCB