Phân Loại Cầu Giao Chống Giật CB, RCCB, ELCB, RCBO, RCD, MCB
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến cầu dao chống giật thì chắc chắn không chỉ có mỗi loại ELCB và RCBO, mà theo sau đó còn có rcd, mcb… Điểm khác biệt của những cầu dao chống giật này là gì, làm thế nào để đấu nối lắp đặt một cách đơn giản nhất ngay tại nhà, hãy để 1FIX được giới thiệu đến mọi người những thông tin quan trọng, giúp việc hiểu biết cb chống giật tốt hơn.
Nội dung- Phân biệt cầu giao chống giật CB, RCCB, ELCB, RCBO, RCD, MCB
- RCCB là gì?
- ELCB là gì?
- RCBO là gì?
- RCD là gì?
- MCB là gì?
- Hướng dẫn đấu nối cầu dao chống giật ELCB và RCBO
- Ngắt nguồn điện và cố định cầu dao ELCB chống giật
- Đấu nối dây điện cho cầu dao ELCB chống giật
- Hoàn tất quá trình lắp – đấu nối cầu dao ELCB chống giật
- Câu hỏi các loại cb chống giật thường gặp
- So sánh ELCB và RCBO, nên sử dụng loại cầu dao nào?
- Làm thế nào để phân biệt RCCB và RCBO?
- Cầu dao RCBO và ELCB khác nhau như thế nào?
Phân biệt cầu giao chống giật CB, RCCB, ELCB, RCBO, RCD, MCB
RCCB là gì?
RCCB là tên viết tắt của Residual Current Circuit Breaker, nguyên tắc cơ bản của bộ ngắt mạch này là hoạt động trên dòng điện dư. RCCB được thiết kế để phát hiện sự khác biệt hiện tại giữa dây pha và dây trung tính. Dòng điện này còn được gọi là dòng điện dư. Trong điều kiện hoạt động bình thường, dây pha và dây trung tính sẽ luôn có dòng điện cân bằng, tuy nhiên, khi có sự cố hoặc dòng điện dư sẽ tiềm ẩn nguy hiểm.
Nói cách khác, RCCB sẽ hoạt động khi có sự cố nối đất, rất hữu ích để bảo vệ cá nhân khỏi bị điện giật. Phân biệt RCCB và RCBO, sẽ thấy RCCB có thể phát hiện dòng điện thấp đến 30mA, rất nhỏ để phát hiện bằng các phương tiện thiết bị khác. Tuy nhiên RCCB luôn được sử dụng cùng với thiết bị bảo vệ khác như MCB. Vì RCCB chỉ được thiết kế để phát hiện dòng điện dư và không hoạt động khi quá tải / ngắn mạch.
RCCB được sử dụng rộng rãi nhất là loại 30mA và 100 mA. RCCB thường được lắp đặt để bảo vệ chống giật trong từng tầng của căn nhà hoặc có thể cho toàn bộ hệ thống điện. Để đảm bảo an toàn cho thiết bị hoạt động hiệu quả cần sử dụng hệ thống dây dẫn điện được luồn trong ống đi âm tường.
ELCB là gì?
ELCB là viết tắt của cụm từ Earth leakage circuit breaker, thường được gọi cầu dao chống giật nối đất. ELCB có hai loại: hoạt động trên dòng điện hiện tại và ELCB hoạt động theo điện áp, được gọi là VOELCB
ELCB và RCCB hoạt động trên dòng điện cũng giống như RCCB hoặc chúng ta có thể nói thuật ngữ ELCB hoạt động hiện tại là cũ và thuật ngữ mới là RCCB.
ELCB hoạt động theo điện áp (VOELCB) sẽ có 3 kết nối không giống như RCCB. Dây pha, dây trung tính và dây đất được kết nối thông qua ELCB. VOELCB sẽ theo dõi bất kỳ dòng điện nào đi vào dây dẫn đất bằng cách phát hiện sự chênh lệch điện áp giữa dây nối đất và dây trung tính. VOELCB có thể không hoạt động chính xác nếu nối đất bằng liên kết bổ sung hoặc dòng điện có sự cố từ mạch được bảo vệ đến đất khác (không phải nối đất với VOELCB).
Phạm vi phát hiện sự cố điện của ELCB thường là 30mA. So sánh ELCB và RCBO dễ dàng thấy được, ELCB chống giật được lắp đặt trực tiếp trên các thiết bị như máy nước nóng, điều hòa, tủ lạnh hay máy giặt, máy móc sản xuất,… ngoài ra ELCB còn được lắp đặt tại các nguồn điện chính trong gia đình giúp bảo vệ toàn bộ hệ thống điện cho căn nhà bạn, ứng dụng lắp cho dòng điện 1 pha, 2 pha và 3 pha
RCBO là gì?
RCBO và ELCB khác nhau như thế nào? Về cơ bản RCBO được viết tắt từ Residual Current Circuit Overcurrent), là sự kết hợp của MCB và ELCB (RCCB), bộ ngắt dòng điện dư khi quá tải, thường được gọi là aptomat chống dòng rò và chống giật. Khi xảy ra mất cân bằng dòng điện, mạch dòng dư (RCCB) sẽ hoạt động và khi có quá tải trong mạch, bộ ngắt mạch (MCB) sẽ hoạt động.
Hiện tại Việt Nam đang sử dụng 2 mạng lưới điện phổ biến là mạng lưới điện dân dụng 1 pha và lưới điện sản xuất 3 pha. Mỗi lưới điện đều có những đặc điểm khác nhau, do vậy thiết bị RCBO dùng cho lưới điện khác nhau cũng được phân làm hai loại là RCBO 1 pha và RCBO 3 pha.
- RCBO 1 pha được sử dụng cho các hộ gia đình. Thiết bị aptomat này sẽ thực hiện đo lường giá trị dòng điện qua hai dây nóng lạnh và so sánh độ lớn giữa chúng. Ngay khi nhận thấy sự chênh lệch độ lớn giữa hai giá trị này đạt tới một ngưỡng nhất định, ngay lập tức dòng điện sẽ được ngắt khỏi tải. Đồng nghĩa với việc toàn bộ hệ thống điện có kết nối với thiết bị sẽ được ngắt hoàn toàn. Tùy vào mục đích sử dụng mà ngưỡng rò của RCBO 1 pha sẽ có sự thay đổi. Hiện nay RCBO đang được cung ứng trên thị trường dưới một số ngưỡng sau: 15mA, 30mA, 100mA, hay lớn hơn là 200, 300 hoặc thậm chí là 500mA.
- RCBO 3 pha thực hiện so sánh sự chênh lệch dòng điện qua 3 dây pha và dây trung tính so với một giá trị nhất định được cài đặt trước đó. Và dĩ nhiên dòng điện sẽ được ngắt ngay lập tức khi mức chênh lệch đạt tới ngưỡng quy định nhằm bảo vệ, hạn chế tốt nhất tổn thất không đáng có.
RCD là gì?
RCD đang được sử dụng cho RCCB. Tuy nhiên, RCD còn là một thuật ngữ chung đề cập đến bất kỳ loại thiết bị nào tự động ngắt mạch khi dòng điện dư vượt quá giới hạn quy định. Vì RCD thường được thiết kế để chỉ hoạt động trên dòng dư và không quá tải, nên RCD có mức độ tương đồng gần với RCCB chứ không phải với RCBO.
Có hai loại RCD là loại chốt và loại không chốt:
- Loại chốt RCD sẽ được chốt khi nhà cung cấp điện bị lỗi và sẽ tự động đặt lại ngay sau khi nguồn điện được khôi phục.
- RCD loại không chốt sẽ không chốt (ngắt kết nối) sau khi nhà cung cấp điện bị lỗi và sẽ cần được thiết lập lại theo cách thủ công.
MCB là gì?
MCB là viết tắt của cụm từ Miniature Circuit Breakers, còn được gọi là aptomat dạng tép, là một bộ ngắt mạch thu nhỏ. MCB được thiết kế để hoạt động trên dòng điện quá tải và chúng có thể được sử dụng như thiết bị bảo vệ cho mạch riêng lẻ. MCB cũng có thể cung cấp bảo vệ lỗi từ tính và bảo vệ ngắn mạch. Mạch thu nhỏ có nguyên lý hoạt động rất đơn giản, MCB dễ dàng cảm nhận được quá dòng do ngắn mạch gây ra. Nếu dòng điện tăng lên, các tiếp điểm di động bị ngắt khỏi các tiếp điểm cố định, làm cho mạch hở và ngắt chúng khỏi nguồn cung cấp chính.
Hướng dẫn đấu nối cầu dao chống giật ELCB và RCBO
Nhiều người nghĩ rằng việc đấu nối cb chống giật rất khó, nếu chỉ là những người dùng bình thường sẽ gặp nhiều khó khăn khi thi công. Nhận định này không hề sai, nhưng nếu đã tìm hiểu RCBO là gì và tham khảo qua cách làm của chuyên gia, đảm bảo sẽ không có bất kỳ vấn đề nào khó.
Thời gian tối thiểu 1 giờ
Ngắt nguồn điện và cố định cầu dao ELCB chống giật
Đảm bảo an toàn trong suốt quá trình đấu nối ELCB và RCCB, hãy ưu tiên ngắt nguồn điện lẫn hệ thống điện, sau đó nhanh chóng:– Cố định các loại cb chống giật muốn đấu nối vào tủ hoặc bảng điện, lưu ý những bộ phận này phải có nắp đậy nhằm đảm bảo an toàn.– Sử dụng tua vít vặn cầu dao chống giật thật chặt, nếu đã tìm hiểu so sánh ELCB và RCBO thì ắt cần phải tránh tình trạng lỏng lẻo xảy ra.– Song song với việc phải phân biệt RCCB và RCBO, thì cũng cần phân biệt dây nguồn và đầu tải, theo đó dây nguồn ở trên cùng và đầu tải ở dưới cùng.
Đấu nối dây điện cho cầu dao ELCB chống giật
Hoàn tất cố định cầu dao ELCB và RCBO vào vị trí cần thiết, tiếp theo cần phải nối dây điện cho thiết bị này:– Trong quá trình nối dây phải biết RCBO và ELCB khác nhau như thế nào, cẩn thận mắc nguồn AC vào các đầu đường dây, đầu ra nối với phụ tải.– Tham khảo trước RCBO là gì để biết nối dây nóng vào cọc L và dây nguội vào cọc N, thực hiện sai cách dễ gây ra cháy nổ điện gây nguy hiểm.– Cần ghi nhớ hầu hết các cầu dao chống giật như ELCB và RCCB không có khả năng chống quá tải, nên cần được lắp nối tiếp sau mcb và mccb nhằm tránh tình trạng quá áp, quá tải xảy ra.
Hoàn tất quá trình lắp – đấu nối cầu dao ELCB chống giật
Sau khi đã chắc chắn quá trình lắp đặt các loại cb chống giật đã hoàn tất, tuyệt đối không nên chủ quan mà bỏ qua việc kiểm tra lại xem cb chống giật có vận hành ổn định hay không. Nếu có những dấu hiệu bất thường, cần phải có cách điều chỉnh kịp thời tránh gây ra nguy hiểm.So sánh ELCB và RCBO để tìm ra cáp tiếp đất phù hợp, bộ phận này sẽ được nối vào vỏ của tải sau đó mới tiến hành nối đất. Trong trường hợp dây nối đất từ vỏ xuống đất không có, yên tâm sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng và cb chống giật vẫn vận hành bình thường.
Estimated Cost: 500000 VND
Supply:
- 1FIX
Tools:
- Tua vít
- Cờ lê
Materials: CB chống giật
Câu hỏi các loại cb chống giật thường gặp
So sánh ELCB và RCBO, nên sử dụng loại cầu dao nào?
ELCB hoặc RCBO đều nhận biết được sự rò rỉ của dòng điện vào, nhưng RCBO lại có thêm tính năng bảo vệ chống quá tải và ngắn mạch. Nếu chỉ đơn giản muốn ngăn chặn tình trạng rò rỉ dòng điện hãy chọn cầu dao ELCB, ngược lại vừa muốn chống rò rỉ vừa có thêm khả năng chống quá tải và ngắn mạch thì RCBO sẽ phù hợp hơn.
Làm thế nào để phân biệt RCCB và RCBO?
Muốn phân biệt được RCCB và RCBO, chúng ta có thể dựa vào thông số kỹ thuật có ghi rõ trên từng sản phẩm. RCCB thường chỉ nhận biết được rò rỉ dòng điện, nhưng RCBO vừa phát hiện rò rỉ vừa ngăn quá tải lẫn ngắn mạch. Hơn nữa, RCBO còn được tích hợp thêm nút nhấn kiểm tra tự động, giúp người dùng kiểm tra tình trạng hoạt động dễ dàng.
Cầu dao RCBO và ELCB khác nhau như thế nào?
RCBO và ELCB khác nhau về tính năng lẫn chức năng bảo vệ, nếu ELCB chỉ nhận ra sự rò rỉ dòng điện vào thì RCBO lại mang đến khả năng chống quá tải và ngắn mạch, vì vậy mà giá thành RCBO luôn cao hơn hẳn.
Từ khóa » Các Loại Rccb
-
MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, MPCB, ACB, VCB Là Gì?
-
Phân Biệt CB: MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, MPCB, ACB, VCB
-
RCCB Schneider Có Mấy Loại? Danh Sách Các Loại RCCB Schneider
-
RCCB, RCBO... Các Loại Aptomat, CB Chống Giật Chính Hãng Giá Chỉ ...
-
Phân Loại CB (MCB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, MPCB, ACB, VCB)
-
Có Bao Nhiêu Loại CB điện? - Vĩnh Phát Quy Nhơn
-
RCCB Là Gì? Đặc điểm Cấu Tạo Của RCCB Panasonic Và RCCB ...
-
Cb Là Gì? Các Loại Cb Trên Thị Trường Hiện Nay
-
KHÁI NIỆM ,phan Biet ,nhan Biet MCB, MCCB, RCCB, RCD, RCBO ...
-
PHÂN BIỆT, NHẬN BIẾT MCCB, MCB, RCCB, RCCB, RCBO, RCD ...
-
RCCB Là Gì? Có Tác Dụng Gì? RCCB Hãng Nào Tốt
-
Đặc điểm Khác Biệt Giữa MCB, MCCB, ELCB, RCCB
-
RCBO VÀ RCCB LÀ GÌ? PHÂN BIỆT RCBO VÀ RCCB