Khái Niệm Pháp Trong Phật Giáo - .vn
Có thể bạn quan tâm
> Phật pháp là gì?
Trong Phật giáo, trước hết, Pháp (Dhamma/Dharma) là chỉ cho giáo pháp của đức Phật (Buddha Dhamma), hay những lời dạy của đức Phật (Buddhavacana). Thuật ngữ Pháp cũng được kết hợp với thuật ngữ Vinaya (luật), và hình thành nên cụm từ Pháp-Luật (Dhamma-Vinaya), chỉ cho giáo pháp và những giới luật được đức Phật thuyết giảng và chế định cho những đệ tử của Ngài thực hành theo.
Nhưng khái niệm Pháp trong Phật giáo không chỉ giới hạn nơi phạm vi ấy, mà còn có những hàm nghĩa rộng hơn, ngay ở nơi Phật giáo thời kỳ đầu. Trong kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesanasuttam, Trung Bộ), Pháp được xem như định luật Duyên khởi. Một đoạn trong kinh Thánh Cầu viết: “Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Đối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccāyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn.” (HT. Minh Châu dịch).
Luận bàn đôi điều về Phật pháp và Khoa học
Y cứ theo đoạn kinh này, việc chứng ngộ của đức Phật là chứng ngộ “định lý Y tánh duyên khởi pháp”; và Pháp trong ngữ cảnh này là chỉ cho một “định lý”, hay một luật tự nhiên. Bài kinh này cũng nhắc đến sự kiện Phạm thiên Sahampati thỉnh cầu đức Phật thuyết Pháp, và sau đó đức Phật đã đến Sarnath để thuyết bài kinh đầu tiên với tên gọi Chuyển Pháp Luân (Dharmacakrapravartana-sutta) cho năm anh em tôn giả Kiều Trần Như. Kinh Chuyển Pháp Luân nói về Tứ Diệu Đế. Pháp trong kinh Chuyển Pháp Luân, ở một gốc độ, được xem như các chân lý (satya), đó là sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và con đường đưa đến chấm dứt khổ. Pháp trong bài kinh này cũng là sự hiểu rõ về lý Duyên khởi, và rộng hơn là bao gồm ý nghĩa Giới-Định-Tuệ.
Trong Nikaya, ta gặp những đoạn kinh nói rằng, người nào thấy được Pháp, người ấy sẽ thấy được Phật, và người nào thấy Phật, người ấy sẽ thấy Pháp. Chẳng hạn một đoạn trong kinh Đại Niết Bàn (Trường Bộ) viết: “Ai thấy pháp người ấy thấy Phật, ai thấy Phật người ấy thấy pháp.” Và ở nơi khác, trong kinh Vakkali (Tương Ưng), chúng ta cũng gặp một đoạn tương tự: “Này Vakkali, những ai thấy Pháp, người ấy thấy ta.” Hẳn nhiên, “thấy pháp” được đặt trong ngữ cảnh của kinh Đại Niết Bàn có nghĩa là hiểu rõ lời dạy của đức Phật; và ai hiểu rõ và thực hành theo đúng giáo pháp của đức Phật, là người ấy thấy được Phật.
Tuy nhiên những đệ tử của đức Phật đã không có cùng cách nghĩ ấy. Bởi vì Pháp, ngay ở trong các kinh Nikaya, đã được hiểu như một nguyên lý vũ trụ, luật duyên khởi, và vì vậy những người về sau đã hiểu câu kinh này theo những cách khác nhau. Và có thể đây là cơ sở cho học thuyết Tam thân Phật (trikāya) hình thành về sau.
Bởi vì Pháp đã được đồng nhất với Phật, mà Pháp ngay từ ban đầu không chỉ được hiểu là giáo Pháp của đức Phật, mà còn chỉ cho định luật duyên khởi, và có thể được xem như là “thực tính” của các pháp, đức Phật đã dần được đồng nhất với Thực tại. Và rồi Ngài không chỉ có sắc thân (rūpakayā), mà còn có pháp thân (dharmakayā). Hẳn nhiên học thuyết Tam thân Phật không chỉ dựa trên câu kinh duy nhất này, mà còn có sự ảnh hưởng bởi những yếu tố khác. Ví dụ đoạn kinh sau cũng được cho là cơ sở trên đó học thuyết Tam thân Phật được xây dựng: “Này các Tỷ-kheo, có sự không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thì ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có trình bày sự xuất ly khỏi sanh, hiện hữu, bị làm, hữu vi.” Tuy nhiên, cũng có khả năng học thuyết Tam thân Phật phát xuất từ niềm tin rằng đức Phật là đấng tự sinh (upapāduka) trong Đại chúng bộ (Mahāsāṅghika). Vì bài viết này tập trung vào tìm hiểu khái niệm Pháp, nên tôi không đi sâu vào trình bày học thuyết Tam thân Phật ở đây.
Giới luật là thọ mạng của Phật pháp
Ở một nơi khác, Pháp mang hàm nghĩa bản thể thực tại, được xem là một từ đồng nghĩa với “Như Lai”. Nhưng Như Lai ở đây không còn là một danh xưng khác của đức Phật, mà đã “đồng nghĩa” với “Pháp thân, Phạm thân, Pháp thể, Phạm thể”. Một đoạn trong kinh Khởi Thế Nhân Bổn (Agganna Sutta – Trường Bộ) viết: “Này Vāsettha, các ngươi, sanh sai biệt, danh sai biệt, tánh sai biệt, gia hệ sai biệt, đã xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Nếu có ai hỏi: ‘Các vị là ai?’, các ngươi cần trả lời: ‘Chúng tôi là Sa môn, dưới sự lãnh đạo của Thích ca tử.’ Này Vāsettha, ai có lòng tin Như Lai, lòng tin ấy được an trí, có căn đế, an trú và chắc chắn, một lòng tin không bị lôi kéo bởi Sa môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma vương, Phạm thiên hay một vị nào ở trên đời, vị ấy có thể nói: ‘Ta là con chính tông của Thế Tôn, sanh ra từ miệng, do Pháp sanh, do Pháp tạo ra, là con cháu thừa tự của Pháp.’ Vì sao vậy? Này Vāsettha, vì là những chữ đồng nghĩa với Như Lai là Pháp thân, là Phạm thân, là Pháp thể, là Phạm thể.”(HT. Minh Châu dịch).
Trong Nikaya, Pháp cũng chỉ cho các đối tượng của tâm (ý). Nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt, thân và ý là sáu quan năng nhận thức, và sáu đối tượng của chúng là sắc, thân, hương, vị, xúc và pháp. Pháp ở đây chỉ cho các khái niệm hay quan niệm, tư tưởng… Pháp trong Nikaya cũng chỉ cho hiện tượng giới. Ví dụ, kinh Pháp Cú ghi: “Ý dẫn đầu các pháp…” Pháp cũng có nghĩa là những việc làm, lời nói, thái độ, hành xử, trạng thái tâm.… Ví dụ trong kinh có những thuật ngữ như kusala dhamma (thiện pháp) và akusala dhamma (bất thiện pháp). Và từ điển Pali (Margaret Cone) định nghĩa kusala dhamma là hành động hay việc thực hành đúng đắn, hạnh kiểm tốt, phẩm hạnh, những yếu tố tạo nên hạnh phúc… Và akusala dhamma là những điều ngược lại.
Pháp cũng còn có nghĩa là sự chính trực hay đúng đắn, mang ý nghĩa đạo đức. Ví dụ, trong Nikaya, ta thấy có thuật ngữ Dhammarājā (pháp vương), chỉ cho một vị vua anh minh. Dhammarājā là một từ đồng nghĩa với Cakravartī-rāja, Chuyển luân vương. Một vị Chuyển luân vương là một người cai trị đúng pháp, tức cai trị vương quốc có đạo đức và có lý trí, thực hiện đúng trách nhiệm và bổn phận của mình…
Đại đế Asoka và sự nghiệp hoằng dương Phật pháp
Pháp trong A-tỳ-đạt-ma (Abhidhamma)
A-tỳ-đạt-ma là tạng thứ ba trong Tam tạng (Tipitaka). Những người theo phái Đại Tỳ-bà-sa-luận (Vaibhāṣikā) cho rằng A-tỳ-đạt-ma do chính đức Phật thuyết giảng. Ngài Buddhaghosa (Phật Âm) trong Maha-atthakatha cũng cho rằng chính đức Phật đã thuyết A-tỳ-đạt-ma cho thân mẫu của Ngài tại cung trời Đao Lợi. Và nói chung, hầu hết những người theo Phật giáo Theravāda tin rằng các bộ A-tỳ-đạt-ma là do chính đức Phật thuyết giảng, ngoại trừ Katthavatthu do Moggaliputta Tissa biên soạn về sau. Nhưng những người theo Kinh Lượng Bộ (Sautrāntika) thì không chấp nhận quan điểm này, cho rằng các A-tỳ-đạt-ma không phải do đức Phật thuyết, mà do những đệ tử của Ngài trước tác về sau.
A-tỳ-đạt-ma thường được dịch nghĩa là “thắng pháp” (abhi = cao hơn; dhamma = pháp), chỉ cho giáo pháp đưa hành giả đến một trí tuệ cao hơn. A-tỳ-đạt-ma cũng được dịch là “đối pháp” (abhi = liên quan đến; dhamma = pháp), liên quan đến giáo pháp; cũng được dịch là “vô tỉ pháp”, pháp không gì có thể so sánh… Hiện ta có các A-tỳ-đạt-ma của những bộ phái Phật giáo khác nhau, như A-tỳ-đạt-ma của Thượng Toạ bộ (Theravāda) và A-tỳ-đạt-ma của Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvāstivāda).
A-tỳ-đạt-ma có thể được xem là một sự hệ thống các giáo thuyết đã được trình bày trong kinh tạng, nỗ lực sử dụng những giáo thuyết trong các bản kinh để tạo nên một diễn tả có hệ thống về tất cả các hiện tượng. Trong Nikaya, chúng ta thấy con người và thế giới được phân vào trong năm uẩn (skandha), 12 xứ (āyatana) và 18 giới (dhātu). Năm uẩn là năm yếu tố cấu thành nên một con người, gồm sắc, thọ, tưởng, hành và thức. 12 xứ gồm mắt, tai mủi, lưỡi, thân và ý và 6 đối tượng nhận thức của chúng là sắc, thanh, hương, vị, xúc và những đối tượng tâm thức. Và 18 giới bao gồm 6 giác quan tiếp xúc với sáu đối tượng nhận thức và sáu thức có được từ sự xúc tiếp này. Tuy nhiên kinh tạng đã không sắp xếp các phạm trù này một cách có hệ thống, mà chính A-tỳ-đạt-ma đã thực hiện công việc này qua sự phân pháp.
Pháp (P. Dhamma, S. Dharma) là thuật ngữ quan trọng nhất trong A-tỳ-đạt-ma. Thuật ngữ này này được dịch như là “trạng thái”, “hiện tượng” hay “yếu tố cơ bản”…
Luận bàn đôi điều về Phật pháp và Khoa học
Sự Phân Pháp trong A-tỳ-đạt-ma của Theravāda
Học thuyết Pháp của Theravāda chính yếu được trình bày trong Dhammasaṅgaṇi (Pháp tập luận) và Dhātukathā (Giới thuyết luận). Dhammasaṅgaṇi phân các pháp vào trong các nhóm thiện (kusala), bất thiện (akusala) và trung tính (avyākata). Những pháp trung tính lại được phân thành bốn nhóm: tâm quả (vipākacitta), tâm vô ký (kriyācitta), sắc (rūpa), và niết-bàn (nirvana).
Sự phân loại Pháp của Theravāda về sau được trình bày có hệ thống hơn trong Abhidhammāvatarā (Nhập A-ti-đạt-ma luận) của Buddhadatta. Pháp ở đây bao gồm 170 yếu tố và được phân làm bốn nhóm: sắc, tâm, tâm sở và niết-bàn.
Buddhaghosa định nghĩa pháp là thứ mà nó có thể duy trì bản chất riêng, trong khi Buddhadatta thì cho rằng pháp có những đặc tính chung và riêng. Định nghĩa của Buddhaghosa tương đồng với định nghĩa Pháp là: “nhậm trì tự tánh, quỉ sanh vật giải.” (bất cứ thứ gì mà nó có thể giữ được hình dạng và tính chất riêng của nó, để khi nhìn vào ta phân biệt được với vật khác, thì gọi là pháp).
Sự Phân Pháp trong A-tỳ-đạt-ma của Nhất Thiết Hữu Bộ
Nhất Thiết Hữu là bộ phái phân chia pháp một cách có hệ thống. A-tỳ-đạt-ma của Nhất Thiết Hữu Bộ chia pháp thành 75 yếu tố. Và 75 pháp này được chia thành năm nhóm: sắc (rūpa) có 11; tâm (citta) có 1; tâm sở (caitta) có 46; tâm bất tương ưng hành (cittaviprayukta) có 14; và pháp không có điều kiện (asaṃkṛta) gồm có 3.
Trong khi một mặt Nhất Thiết Hữu bộ phủ nhận một tự ngã thường hằng, thì mặt khác tông phái này lại cho rằng các pháp là thật có. 75 pháp là những yếu tố có thực hiện hữu qua các thời quá khứ, hiện tại và tương lai: “tam thế thực hữu, pháp thể hằng hữu.”
Sự Phân Pháp của Duy Thức Tông (Yogācāra)
Duy Thức Tông chia pháp thành 100 yếu tố, và gộp vào trong năm nhóm:
Tâm pháp (citta) có 8
Tâm sở hữu pháp (caita) có 51
Sắc pháp (rūpa) có 11
Tâm bất tương ưng hành pháp (citta-viprayukta-saṃskāras) có 24
Vô vi pháp (asaṃskṛta) có 6
Duy thức tông cho rằng tất cả các pháp là không thật, chỉ là một sự phóng chiếu của thức. Nhưng Duy Thức tông lại thừa nhận thức là thật có. A-lại-da thức trong Duy Thức tông đã trở thành một thực tính, và các pháp hiện tượng hiện khởi ở trên thực tính này. Khi năm thức đầu (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt và thân thức) biến thành Thành sở tác trí, ý thức thành Diệu quan sát trí, Mạt-na thức thành Bình đẳng tánh trí và A-lại-da thức thành Ðại viên cảnh trí, hành giả sẽ đạt đến Niết-bàn. A-lại-da thức đã tiến đến gần với một tự ngã, cho dù Duy Thức tông từ chối một cái ngã thường hằng, bất biến.
10 phúc báu dành cho người chia sẻ Phật pháp
Quan điểm của Trung Quán Tông (Mādhyamika) về Pháp
Trung Quán xem tất cả các pháp không có thực tính, tức tất cả các pháp đều không tính ở trong bản chất, bởi vì các pháp đều đều do duyên sanh và tương thuộc:
“Nhân duyên sở sanh pháp
Ngã thuyết tức thị không
Diệc danh vi giả danh
Diệc danh trung đạo nghĩa.”
(Các pháp do duyên sanh
Ta nói tức là không
Cũng gọi là giả danh
Cũng gọi nghĩa Trung đạo).
Trung Quán tông bác bỏ quan điểm của Nhất Thiết Hữu bộ cho rằng tất cả các pháp đều thực hữu. Trung Quán cũng không chấp nhận quan điểm của Duy Thức tông – xem thức như là một thực thể tồn tại phía sau thế giới hiện tượng.
Các pháp hiện tượng, như kinh Kim Cang nói, đều như mộng huyễn, như sương, như ánh chớp (Nhất thiết hữu vi pháp/Như mộng huyễn bào ảnh/ Như Lộ diệc như điển/ Ưng tác như thị quán).
>Xem thêm video: Tác hại của lời nói dối:
Từ khóa » Pháp Trong đạo Phật Là Gì
-
Hiểu Về Chữ Pháp Trong Đạo Phật - Thư Viện Hoa Sen
-
Pháp Là Gì? | Giác Ngộ Online
-
Pháp (DHAMMA) Là Gì ? Cách Hiểu Khái Niệm Pháp Trong Đạo Phật
-
Pháp - Dharma - Nghĩa Là Gì? - Thiền Phật Giáo
-
Vài Dòng Giới Thiệu Về Chữ Pháp Trong Nhà Phật
-
Phật Pháp Là Gì? Ý Nghĩa Của Pháp Trong Phật Giáo - Hoa Sen Phật
-
Phật Pháp Là Gì? Làm Thế Nào để Thấu Hiểu được Phật Pháp
-
Tìm Hiểu Ý Nghĩa Chữ Pháp Trong Đạo Phật - Thích Phước Tiến 2016
-
Hiểu Về Chữ Pháp Là Gì ? - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021
-
Khái Niệm Pháp ( Dharma Là Gì ? ý Nghĩa Của Pháp Trong Phật Giáo
-
6 Vấn đề Giải Thoát Trong đạo Phật - Bookdown
-
Phật Pháp Là Gì? Ý Nghĩa Của Pháp Trong Phật Giáo
-
Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì – Ehipassiko – Đến Để Thấy