Phật Pháp Là Gì? Làm Thế Nào để Thấu Hiểu được Phật Pháp
Có thể bạn quan tâm
- 1. Phật Pháp là gì?
- 2. Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp có ý nghĩa như thế nào?
- 3. Hành trì Phật Pháp là gì?
- 4. Hủy báng, báng bổ Phật Pháp sẽ nhận quả báo gì?
- 4.1. Hình phạt Đường Tăng phải chịu trong truyền thuyết Tây Du Ký
- 4.2. Đốt kinh sách nhà Phật bị giảm phúc thọ và chết sớm
- 4.3. Phỉ Báng Thần Phật, phá hủy tượng Phật bị đày xuống địa ngục
- 5. Làm thế nào để thấu hiểu được Phật Pháp?
Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe qua Phật Pháp. Vậy chúng ta đã hiểu rõ về phật pháp là như thế nào? Làm cách nào để có thể thấu hiểu được Phật Pháp. Để tìm hiểu rõ hơn hãy cùng Lôi Phong tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Phật Pháp là gì?
Phật Pháp chính là những điều mà Đức Phật đã chứng kiến được trong quá trình giác ngộ và mang chỗ chứng kiến đấy đi nói lại cho mọi người đều biết để có thể dứt hết sạch được mê lầm và có thể giác ngộ được như Ngài.
Những điều mà Ngài nói ra là từ các chứng kiến thực tế, không phải do suy tư hay phỏng đoán như nhiều truyền thuyết khác. Do đó Phật Pháp chính là các chân lý, tùy thuộc vào trình độ của mỗi người sẽ có cái thấu hiểu khác nhau. Phật chỉ ra rằng: Chân Lý có phổ biến, chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối.
Nhiều người chưa tin tưởng và tìm hiểu kỹ về Đạo Phật, họ thường phê bình Đạo Phật chính là bi quan yếm thế, là mê tín dị đoan. Thế nhưng Đạo Phật không phải vậy. Bởi Đức Phật chính là người đã giác ngộ. Đạo lý chỉ về phương pháp hoặc con đường, Phật ý chỉ giác ngộ. Đạo Phật có ý nghĩa là giác ngộ.
Phật Pháp là những điều mà Đức Phật đã chứng kiến được trong quá trình giác ngộ và truyền lại cho chúng sanh
Nếu đã là giác ngộ thì sẽ không có sự mê tín, mà một khi đã mê tín thì sẽ không thể giác ngộ. Những ai quan niệm Đạo Phật là mê tín thì đó là quan niệm sai lầm. Mê tín chính là do một số cá nhân họ đã làm sai, họ thường đi theo sự mê tín, còn về Đạo Phật chân chánh thì sẽ không mê tín.
Phật Pháp không phải là một sự mê tín bởi Đức Phật sau khi giác ngộ đã chứng kiến mọi sự thật thì mới đem lời nói đó kể lại cho chúng sanh. Điều này đồng nghĩa với việc các chứng kiến là nhìn thấy được, nhận được mà nói lên chứ không phải do nghe hay suy nghĩ mà nói. Đức Phật không suy luận rồi nói mà Ngài thấy được cái gì, nhận được cái gì thì mới nói. Mọi chứng kiến nói ra đều là sự thật, là một chân lý chứ không phải là các chuyện mơ hồ. Cùng xem video giải thích về Phật Giáo:
2. Tất cả các Pháp đều là Phật Pháp có ý nghĩa như thế nào?
Thông thường mọi người luôn hiểu về Phật Pháp chính là lời dạy của Đức Phật hay là những lời giảng của các Thầy mà nhiều người không ngờ tới rằng mọi việc xảy ra ở xung quanh bản thân đều chính là Pháp của Phật. Hay có nghĩa tất cả các Pháp đều là Phật Pháp. Ý muốn nói những ý nghĩa sâu sắc nhất của Phật giáo chỉ có những ai đã học và có nền tảng vững chắc về Phật Pháp thì mới có khả năng nhận thức được về toàn bộ ý nghĩa sâu xa của câu nói này. Một người nếu đã có sự thâm nhập một cách sâu sắc vào Phật Pháp thì bất kỳ ở chỗ nào, nơi nào, bất cứ thời gian nào thì họ vẫn đem tâm Phật Pháp vào nhìn nhận và đánh giá vấn đề. Đây cũng là lý do khiến cho tất cả mọi việc đều trở thành Phật Pháp.
Phật Pháp hướng chúng sinh tới những điều tốt đẹp
Với những người có am hiểu về nguyên lý chung của Phật Pháp đều có khả năng vận dụng kỹ năng quan sát của mình vào mọi sự vật, sự việc đã xảy ra xung quanh. Ba pháp ấn của đạo Phật luôn được hiển bày đối với tất cả vạn vật trong vũ trụ.
Pháp ấn thứ nhất chính là “ Muôn vật luôn biến đổi” điều này ý muốn nói về sự thật đầu tiên luôn phổ biến và bao trùm ở khắp mọi nơi. Khi hiểu được pháp ấn thứ nhất này thì dù có nhìn thấy bất kỳ thứ gì chúng ta cũng sẽ nhận ra được sự biến đổi vô thường của vạn vật.
Pháp ấn thứ hai là “Vạn pháp nương nhau thành”. Nếu vận dụng được pháp ấn này sẽ quan sát được cái này mượn vào cái khác để sống và nhờ vào cái này thì mới xuất hiện cái kia, cả hai cái đều gắn liền với nhau, không có cái nào tách riêng nhau mà có thể hình thành và tồn tại được. Phật Pháp luôn hiện hữu ở trong thân của chúng ta. Chẳng hạn như hiện tại mọi người đều đang thở, nếu đang thở thì sẽ ngừng sự sống. Tuy nhiên thở là đang vay mượn không khí nhằm duy trì mạng sống của mình. Có thể thấy nhờ vào hơi thở thì mới có được mạng sống. Như vậy ngay trong chính hơi thở của mỗi người đều có Phật Pháp.
Pháp ấn thứ ba là “Tĩnh lặng vui bậc nhất” Điều này có nghĩa là mỗi người luôn sống một cuộc sống an vui vô cùng, hạnh phúc tuyệt đối. Tĩnh có nghĩa là tỉnh sáng, lặng có nghĩa là sự lặng lẽ. Một cái tâm tĩnh sáng lặng lẽ sẽ là một nơi an trú của những người tu theo đạo Phật. Khác với niềm vui nhẹ nhàng và thanh thoát của những người tu, niềm vui của thế gian được định nghĩa là niềm vui trong si mê loạn động. Dường như ban đầu sẽ cảm thấy rất vui nhưng nó sẽ đau khổ về sau với đầy bệnh hoạn, tang thương.
Khi đã nhìn thấy được bản chất thật sự của mọi vật, mọi việc nên mọi người dường như không còn muốn chạy theo ngũ dục lục trần. Tất cả đều muốn dừng tâm ở lại một chỗ nên mọi thứ dần được tĩnh lặng và trong sáng. Nếu có tâm sáng trong sẽ soi được vạn vật giống như khi nhìn vào một tấm lương. Nếu như không còn những mê lầm, tạo nghiệp và phiền não, đau khổ thì lúc này đã đạt được tới sự giác ngộ an vui. Niềm vui thường hàng của nội tâm, không phải là niềm vui của động loạn sinh diệt ở bên ngoài như trước kia. Đây cũng mới là niềm vui chân thật nhất của những người hành trì của Phật Pháp.
3. Hành trì Phật Pháp là gì?
Trọng tâm của Phật Pháp đó chính là khắc phục các khuyết điểm và chứng ngộ về những tiềm năng tích cực. Những khuyết điểm có thể kể đến đó là thiếu đi sự sáng suốt và thiếu quân bình về mặt cảm xúc, và làm xuất hiện những mê lầm trong đời sống. Lúc này sẽ kéo theo sự hành động bốc đồng, không làm chủ được những khống chế phiền não chẳng hạn như sự sân si, hận giờn, tham lam và si mê. Còn đối với tiềm năng tích cực đó chính là khả năng truyền đạt về các ý tưởng rõ rệt, thấu hiểu được thực tại và biết cách đồng cảm với tha nhân và biết cách cải thiện bản thân mình.
Điểm xuất phát của hành trì Phật Pháp đó chính là sự tĩnh tâm và luôn giữ được chánh niệm. Điều này có nghĩa là mọi người luôn ghi nhớ và ý thức được về cách mà mình đang chuẩn bị hành động hay lời nói với những người xung quanh hoặc cách bạn đang suy nghĩ ra sao nếu chỉ có một mình. Khi đó chúng ta chỉ là quan sát về các hành động này và để yên cho chúng diễn ra như vậy. Nếu đã chánh niệm sẽ giúp ta phân biệt được đâu là tích cực và đâu là tiêu cực. Nó không phải là điều khiến bản thân bận tâm mà chính là sự quan tâm và cởi mở với người khác nhiều hơn.
Hành trì phật pháp là gì?
Mục tiêu quan trọng nhất của việc quán xuyến được nội tâm và có ý thức tự giác là giúp truy tìm ra những nguyên nhân xảy ra vấn đề. Chắc chắn sẽ có những yếu tố ở bên ngoài hay người xung quanh góp phần vào việc tạo ra sự khó khăn cho mình. Với cách tiếp cận của Đạo Phật sẽ là nỗ lực giúp nhận diện về các nguyên nhân sâu xa hơn và để có thể thực hiện được điều này thì mỗi người cần phải xem xét về tâm mình. Cần tập khí tinh thần và các cảm xúc tiêu cực, tích cực đều sẽ có những ảnh hưởng tới những trải nghiệm trong cuộc đời.
Chẳng hạn với những ai bị căng thẳng mệt mỏi vì công việc, rơi vào trạng thái lo âu, cô đơn và sự bất an thì vấn đề được bắt nguồn bởi trạng thái tinh thần và cảm xúc của chính bản thân mà khiến mỗi người không thể đương đầu được với chúng. Cách tốt nhất để đối diện được với mọi thử thách đó chính là luôn sống tĩnh tâm và tạo ra sự bình đẳng về cảm xúc để giúp trí óc luôn sáng suốt.
Khi đã có chánh niệm về mọi cảm xúc, thái độ và hành động tạo ra sự căng thẳng và khó khăn thì lúc này có thể áp dụng phương pháp đối trị. Để phát triển được về cảm xúc cần giữ chánh niệm về ba điều đó là ghi nhớ các pháp đối trị phiền não và trường hợp cần thiết thì áp dụng chúng và nhớ duy trì chúng. Để ghi nhớ được hết các pháp đối trị mỗi người cần:
● Học hỏi về pháp đối trị.
● Tư duy về pháp đối trị cho tới khi nào có thể thấu hiểu được đúng đắn nhất và biết cách áp dụng và có niềm tin vào sự hữu hiệu của chúng.
● Thực hành và áp dụng pháp đối trị vào thời thiền để có thể làm quen được với nó.
Nỗ lực để giúp mang tới sự lành mạnh về mặt cảm xúc cũng sẽ phải trải qua quá trình dài và có sự tin tưởng, tìm hiểu, thực hành. Khi ta đã nếm được sự hạnh phúc từ thực hành chánh niệm thì rất dễ cho việc phát triển về động lực và có sự thích thú để học hỏi về hành trì Phật Pháp, cải thiện phẩm chất của cuộc sống, giúp đỡ mọi người nhiều hơn. Đức Phật cũng phải trải qua một thời như mỗi người bình thường, phải trải qua nhiều gian nan như chúng ta và Ngài cũng muốn được cải thiện về cuộc đời mình và cuộc đời của mọi người xung quanh. Nhờ vào sự tỉnh giác mà ngài đã ngộ ra những điều xảy ra xung quanh luôn tồn tại sức mạnh, khả năng giữ bình tĩnh, chánh niệm và có thể khống chế được cảm xúc của mình.
Trọng tâm của Phật Pháp đó chính là khắc phục các khuyết điểm và chứng ngộ về những tiềm năng tích cực
4. Hủy báng, báng bổ Phật Pháp sẽ nhận quả báo gì?
Phật Pháp nhiệm mầu nếu chúng ta có niềm tin tưởng và tích cực thấu hiểu, nghe Phật Pháp mỗi ngày. Tuy nhiên vẫn có những người không tin vào Phật Pháp mà vô trì buông bỏ những lời nhục mạ, hủy báng, báng bố. Vậy họ có phải chịu quả báo hay không. Hãy cùng điểm qua các trường hợp bị báo ứng khi hủy báng Phật Pháp dưới đây để làm lời cảnh tỉnh với mỗi người nhé.
4.1. Hình phạt Đường Tăng phải chịu trong truyền thuyết Tây Du Ký
Đối với Phật Pháp mọi người đều bình đẳng với nhau và bất kỳ ai nếu như không kính trọng Phật Pháp đều sẽ nhận những kết cục như nhau. Giống như trong hồi 100 Kính Hồi Đông Thổ, Ngũ Thánh Thành Chân của truyện Tây Du Ký có đoạn đã viết về 4 thầy trò Đường Tăng được Phật Như Lai thụ chức. Kim Thiền Tử, tức Đường Tăng là đồ đệ thứ 2 của Phật Như Lai không nghe giảng Pháp và khinh thường Phật Pháp nên đã bị Phật Như Lai đánh hạ xuống trần gian.
Kim Thiền Tử vừa bị đọ đến làm người thường tại vùng Đông Thổ Đại Đường thì đã bắt đầu phải trải qua nhiều kiếp nạn. Ông vừa mới được ra đời đã bị truy sát, lúc đầy tháng mẹ ông đã phải thả ông lên bèo và cho trôi sông, suýt thì bị chết đuối. Lớn lên thì bị họ hàng báo oán, sau khi tu luyện đi Tây Trúc thỉnh kinh lại phải trải qua nhiều sóng gió, hết nạn này đến nạn khác. Với mỗi lần gặp nạn chỉ cần trong tâm thoáng có ý nghĩa không ngay chính, tâm cẩu Pháp không kiên định thì mọi thứ sẽ trở thành phí công vô ích và nguy hiểm tới tính mạng.
Bốn thầy trò của Đường Tăng đã kiên định tâm cầu Phật Pháp. Dù cho có khó khăn, gian nan gì thì đều cũng không ngăn được họ tiến về Linh Sơn cõi Phật. Sau khi đã trải qua 81 nạn thì họ mới được trở về lại thế giới Phật. Qua câu chuyện này có thể thấy nếu muốn tiêu trừ nghiệp ác đã gây ra khi coi thường Phật Pháp là rất gian khổ.
Đường Tăng đã phải trải qua nhiều kiếp nạn khi coi thường Phật Pháp
4.2. Đốt kinh sách nhà Phật bị giảm phúc thọ và chết sớm
Ở triều đại nhà Minh, khu vực phía Tây của huyện Vũ Công xuất hiện một ngôi chùa cổ. Tại đây có rất nhiều kinh sách đã bị cũ nát.
Khang Đối Sơn là một thư sinh trẻ tuổi, chàng hàng ngày lên chùa để đọc sách cùng với 5 người bạn của mình. Vào buổi trời giá rét, bốn người bạn của chàng đã lấy kinh sách cũ ra để đốt sưởi ấm. Một người trong số đó lấy kinh sách để đun nước rửa mặt. Khang Đối Sơn trong lòng đã có sự oán trách vì các bạn đã có hành vi bất kính đối với kinh sách, tuy nhiên chàng không nói ra.
Ban đêm, chàng nằm mơ thấy có 3 bị quan khai ở công đường và rất phẫn nộ đối với ai đã đốt kinh sách. Họ đã quyết giảm trừ phục thọ của những người đã đốt sách, còn người đốt sách nấu nước thì sẽ không đỗ trong kỳ thi sắp tới.
Cuối cùng, một vị quan khai chỉ tay về phía chàng và nói” Ngươi vì sao không khuyên can họ”? Khang Đối Sơn nói” Trong lòng tôi biết rõ hành động như vậy là không đúng, nhưng tôi tuổi còn nhỏ không dám nói lời khuyên can”. Vị quan viên lại nói “Một câu khuyên can có thể giúp 5 người tránh được tội nghiệp. Tạm thời không truy cứu lỗi lầm của ngươi nữa”.
Khang Đối Sơn bừng tỉnh giấc và đã ghi chép lại các tình tiết trong giấc mộng vào bìa sau của quyển vở. Thời gian sau, cả gia đình của 4 người đốt kinh sách đều mắc bệnh dịch chết hết. Còn người lấy kinh sách đun nước rửa mặt thì thi nhiều lần nhưng vẫn không đổ.
4.3. Phỉ Báng Thần Phật, phá hủy tượng Phật bị đày xuống địa ngục
Triều nhà Đường, có Thái Sử Lệnh Phó Dịch từ nhỏ đã học rất giỏi, có tài năng hùng biện tốt và am hiểu về thiên văn. Tuy nhiên ông ta lại không tin tưởng vào thần Phật nên ra sức phản đối, phỉ báng và luôn muốn hủy bỏ kinh Phật. Ông cũng xem thường những người đã xuất gia tu hành và có hành vi phá bỏ các tượng Phật.
Phó Dịch, Phó Nhân và Tiết Trách khi ấy đều làm chức Thái sử lệnh. Tiết Trách đang nợ Phó Nhân một số tiền là 5000 chưa trả được nhưng Phó Nhân đã qua đời.
Có một lần Tiết Trách mơ thấy mình đã lạc tới một nơi và gặp được Phó Nhân, ông liền hỏi “Ta trước đây còn nợ ngài tiền mà chưa trả, bây giờ trả cho ai đây”?. Phí Nhân đã nói “ Có thể đưa cho quỷ dưới địa ngục là được rồi”. Tiết Trách lại hỏi “ Quỷ dưới địa ngục là ai”?. Phó Nhân đáp “Thái Sử Lệnh Phó Dịch là quỷ dưới địa ngục”.
Ngày hôm sau, Tiết Trách đã đem giấc mơ kể cho Phó Dịch Nghe. Tuy nhiên mấy ngày sau, Phó Dịch đã bỗng nhiên bị nhiễm bệnh mà chết.
5. Làm thế nào để thấu hiểu được Phật Pháp?
Để thấu hiểu và nghe Phật Pháp các phật tử cần thực hiện được theo 4 pháp này.
● Thân cận thiện tri thức: Có nghĩa là thân mật, gần gũi với những người tốt lành. Nghe tiếng đức hạnh được gọi là tri, thấy hình dung cung kính được gọi là thức. Với những người sa cơ và muốn thu thành tựu đạo quả cần phải gần thiện tri thức. Cần nương vào các bậc thiện tri thức để được dạy bảo.
● Tín tâm nghe pháp: Luôn có một niềm tin bất họa đối với diệu lý từ pháp. Tâm không khởi lên sự nghi ngờ hoặc do dự đối với đạo lý giải thoát của Đức Phật.
● Chánh niệm tư duy: Trong khi nghe Phật Pháp cần phải chuyên tâm và chú ý để khéo léo và tư duy theo lời dạy đó.
● Như thật tu tập: Khi đã lắng nghe Phật Pháp, chánh niệm tư duy như pháp để tu hành. Đây sẽ là tiến trình kết hợp từ tam huệ gồm văn - tư - tu huệ để có các thành tựu trọn vẹn ý nghĩa của sự tu tập thánh đạo giải thoát.
Thấu hiểu những lời dạy của Đức Phật nhằm áp dụng hành trì tu tập, gạn lọc thanh tâm, thăng tiến đạo nghiệp
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới Phật Pháp mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với các bạn. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Phật Pháp và có thể thấu hiểu được Phật Pháp một cách sâu sắc nhất và đúng nhất. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để quan tâm và theo dõi bài viết này của chúng tôi.
Từ khóa » Pháp Trong đạo Phật Là Gì
-
Hiểu Về Chữ Pháp Trong Đạo Phật - Thư Viện Hoa Sen
-
Pháp Là Gì? | Giác Ngộ Online
-
Pháp (DHAMMA) Là Gì ? Cách Hiểu Khái Niệm Pháp Trong Đạo Phật
-
Khái Niệm Pháp Trong Phật Giáo - .vn
-
Pháp - Dharma - Nghĩa Là Gì? - Thiền Phật Giáo
-
Vài Dòng Giới Thiệu Về Chữ Pháp Trong Nhà Phật
-
Phật Pháp Là Gì? Ý Nghĩa Của Pháp Trong Phật Giáo - Hoa Sen Phật
-
Tìm Hiểu Ý Nghĩa Chữ Pháp Trong Đạo Phật - Thích Phước Tiến 2016
-
Hiểu Về Chữ Pháp Là Gì ? - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021
-
Khái Niệm Pháp ( Dharma Là Gì ? ý Nghĩa Của Pháp Trong Phật Giáo
-
6 Vấn đề Giải Thoát Trong đạo Phật - Bookdown
-
Phật Pháp Là Gì? Ý Nghĩa Của Pháp Trong Phật Giáo
-
Phật Pháp, Phật Giáo, Đạo Phật Là Gì – Ehipassiko – Đến Để Thấy