Khái Niệm Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước
Có thể bạn quan tâm
Khái niệm thu Ngân sách nhà nước và quản lý thu Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm thu Ngân sách nhà nước
Thu Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực chính trị để thực hiện phân phối các nguồn tài chính dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ của Nhà nước.Như vậy,thu Ngân sách nhà nước bao gồm toàn bộ các khoản tiền được tập trung vào tay nhà nước để hình thành quỹ Ngân sách nhà nước đáp ứng cho các yêu cầu chi tiêu xác định của nhà nước. Nét nổi bật của việc thu Ngân sách nhà nước là: trong bất cứ xã hội nào, cơ cấu các khoản thu Ngân sách nhà nước đều gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lực chính trị của Nhà nước. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước là điều kiện xuất hiện các khoản thu Ngân sách nhà nước. Ngược lại, các khoản thu Ngân sách nhà nước là tiền đề vật chất không thể thiếu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Một đặc trưng khác của thu Ngân sách nhà nước là luôn luôn gắn chặt với các quá trình kinh tế và các phạm trù gía trị. Kết quả của quá trình hoạt động kinh tế và hình thức, phạm vi, mức độ vận động của các phạm trù giá trị là tiền đề quan trọng xuất hiện hệ thống thu Ngân sách nhà nước. Nhưng chính hệ thống thu Ngân sách nhà nước lại là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng to lớn đến kết quả của quá trình kinh tế cũng như sự vận động của các phạm trù giá trị. Thu ngân sách nhà nước trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh tế trong xã hội. Mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề đồng thời là yếu tố khách quan hình thành các khoản thu Ngân sách nhà nước và quyết định mức độ động viên các khoản thu của Ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước ảnh hưởng lớn đến tốc độ, chất lượng và tính bền vững trong phát triển của một quốc gia. Trong cơ cấu thu, nguồn thu nội địa phải luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Không thể nói đến sự phát triển bền vững nếu thu từ ngoài nước (vay nợ, nhận viện trợ từ nước ngoài) và các khoản thu có liên quan đến yếu tố bên ngoài (thuế nhập khẩu, tiền bán tài nguyên thiên nhiên ra bên ngoài …) chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu. Trong cơ cấu thu ngân sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới, thuế luôn là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất bởi nó được trích xuất chủ yếu từ những giá trị do nền kinh tế tạo ra và thể hiện rõ nét quyền lực nhà nước. Nền kinh tế quốc dân càng phát triển với tốc độ cao thì nguồn thu của nhà nước từ thuế chiếm tỷ trọng càng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.Thu ngân sách nhà nước bao gồm thuế, các khoản phí,lệ phí, thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước, thu đóng góp của các tổ chức và cá nhân, các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang gặp khó khăn hay vướng mắc về viết luận văn, khóa luận hay bạn không có thời gian để làm luận văn vì phải vừa học vừa làm? Kỹ năng viết cũng như trình bày quá lủng củng?… Vì vậy bạn rất cần sự trợ giúp của dịch vụ làm đồ án thuê. Hãy gọi ngay tới tổng đài tư vấn luận văn 1080 – 096.999.1080 nhận viết luận văn theo yêu cầu, đảm bảo chuẩn giá, chuẩn thời gian và chuẩn chất lượng, giúp bạn đạt được điểm cao với thời gian tối ưu nhất mà vẫn làm được những việc quan trọng của bạn.
2. Các khoản thu Ngân sách nhà nước
– Xét theo nguồn hình thành các khoản thu + Nguồn thu được hình thành và thực hiện trong khâu sản xuất bao gồm: Nguồn thu từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản… Tuỳ theo từng giai đoạn lịch sử, tỷ trọng của các khoản thu trong khâu sản xuất có sự thay đổi phụ thuộc vào định hướng phát triển các ngành kinh tế của đất nước ở mỗi thời kỳ nhất định. + Nguồn thu được thực hiện trong khâu lưu thông phân phối: Chúng được tạo ra ở khâu sản xuất, song thực hiện một phần trong khâu lưư thông phân phối. Nguồn thu này được thực hiện do kết quả của hoạt động giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước. Nguồn thu trong khâu lưu thông phân phối tăng hay giảm phản ánh thực trạng giao lưu hàng hoá trong và ngoài nước, thực trạng hoạt động của ngành sản xuất và tình hình biến động của thị trường tiền tệ. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn thu trong khâu lưu thông phân phối ngày càng trở nên quan trọng. + Nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ: Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển cao thì cáchoạt động dịch vụ cũng ngày càng phong phú và đa dạng. So với các hoạt động sản xuất, hoạt động dịch vụ thường có chi phí thấp hơn, nhưng mức doanh lợi thu được lại rất cao. Nó không đơn thuần góp phần vào việc tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước mà còn góp phần quan trọng vào việc kiểm soát và hướng dẫn các hoạt động dịch vụ, đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành sản xuất với các hoạt động dịch vụ. + Nguồn thu ngoài nước: Bao gồm các khoản thu về vay nợ và viện trợ của nước ngoài. Nguồn thu này thường không ổn định và có tính chất bù đắp một phần trong quá trình cân đối ngân sách. Nguồn thu này gắn chặt với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và ngoại giao của đất nước. – Xét theo tác dụng của các khoản thu với quá trình cân đối ngân sách, thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản Thu trong cân đối ngân sách nhà nước: Gồm các hình thức thu chủ yếu sau đây: + Thuế, phí và lệ phí. + Thu về bán và cho thuê các tài sản thuộc sở hữu của nhà nước. + Thu lợi tức cổ phần của nhà nước. + Các khoản thu khác theo luật định. Thu để bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước: Bao gồm các khoản vay trong nước và vay nước ngoài cho chi tiêu ngân sách nhà nước khi các khoản chi ngân sách nhà nước vượt quá các khoản thu trong cân đối của ngân sách. + Vay trong nước: Gồm cả vay của các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội trong nước. Việc vay này được thực hiện đưới hình thức phát hành các công cụ nợ của chính phủ( ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) như các tín phiếu kho bạc nhà nước, trái phiếu chính phủ. + Vay ngoài nước: Được thực hiện thông qua các khoản viện trợ có hoàn lại (một phần quan trọng trong nguồn vốn ODA), vay nợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và các công ty.
3. Khái niệm quản lý thu Ngân sách nhà nước
Quản lý thu Ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ chính sách,pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào Ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo tính công bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển. Đây là khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách. Phần lớn các khoản thu Ngân sách nhà nước đều mang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phải tuân thủ thực hiện. Trong việc quản lý các nguồn thu ngân sách, thuế là nguồn thu quan trọng nhất. Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu Ngân sách nhà nước hàng năm mà còn là công cụ của nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Để phát huy tốt tác dụng điều tiết vĩ mô của các chính sách thuế, ở nước ta cũng như các nước khác trên thế giới, nội dung của chính sách thuế thường xuyên thay đổi cho phù hợp với diễn biến thực tế của đời sống KT-XH và phù hợp với yêu cầu của QLKT, tài chính. Các sắc thuế chủ yếu hiện đang được áp dụng ở nước ta hiện nay gồm có: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp,thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà,đất…
4. Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước
Quản lý thu ngân sách nhà nước đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện: Thứ nhất, quản lý thu ngân sách nhà nước là công cụ quản lý của Nhà nước để kiểm soát,điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, kiểm soát thu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên sự đóng góp đảm bảo công bằng, hợp lý. Các nhà nước trong lịch sử đều sử dụng công cụ thuế để ổn định và phát triển nền kinh tế,chống lại các hành vi kinh doanh phạm pháp. Thứ hai, quản lý thu ngân sách nhà nước là công cụ động viên, huy động các nguồn lực tài chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của ngân sách nhà nước. Huy động các nguồn tài chính cần thiết vào nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống thu dưới bất kỳ chế độ nào, đó là đòi hỏi tất yếu của mọi nhà nước. Nhà nước muốn thực hiện các chức năng, nhiệm vụ lịch sử của mình tất yếu phải có nguồn tài chính. Nguồn tài chính mà Nhà nước có được đại bộ phận do quản lý tốt nguồn thu ngân sách mang lại. Thứ ba,quản lý thu ngân sách nhà nước là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính xác các nguồn tài chính của đất nước để có thể động viên được và cũng đồng thời không ngừng hoàn thiện các chính sách, các chế độ thu để có cơ chế tổ chức quản lý hợp lý.Đây là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế. Thứ tư, quản lý thu ngân sách góp phần tạo môi trường bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế,giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với hình thức thu và mức thu thích hợp kèm với các chế độ miễn giảm công bằng, thu ngân sách nhà nước có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở. Với sự tác động quản lý thu ngân sách sẽ góp phần tạo nên môi trường kinh tế thuận lợi đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời nó là công cụ quan trọng góp phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xã hội. Thứ năm, quản lý thu ngân sách có vai trò tác động đến sản lượng và sản lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế. Việc tăng mức thuế quá mức thường dẫn tới giảm sản lượng trong nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô của nền kinh tế. Ngược lại, giảm mức thuế chung có xu thế làm tăng sản lượng cân bằng. Trong nền kinh tế thị trường, người ta sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy mô sản lượng của nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Các bài viết có thể xem thêm: + Hệ thống tiền tệ quốc tế + Chính sách tiền tệ độc lập là gì + Các nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất Tham khảo dịch vụ của luanvan1080: Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc làm bài Assignment, Essay, Dissertation. Bạn cần đến dịch vụ viet thue luan van tieng anh để giúp mình xóa bỏ những rắc rối về lỗi gây ra khi không sử dụng thành thạo phần mềm này? Khi gặp khó khăn về vấn đề làm bài Assignment, Essay, Dissertation, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay nhé!
Rate this post Last updated on Tháng chín 29, 2023 TeacherGuru View All PostsPost navigation
Previous Post
Hiệu quả và tiềm năng của BancassuranceNext Post
3 phương thức cho vay ngắn hạn chủ yếu của ngân hàng Tìm kiếmTìm kiếmRecent Posts
- Hướng dẫn vay tiền trên Tima – giải ngân trong ngày
- Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
- Quy định của Luật kinh tế về thành lập và tổ chức doanh nghiệp
- Giới thiệu tới bạn đọc đề cương luận văn Luật hành chính
- Lời mở đầu luận văn Marketing kinh doanh ăn uống
Recent Comments
Không có bình luận nào để hiển thị. Scroll to TopTừ khóa » Nội Dung Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Nhà Nước
-
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? Nguyên Tắc ... - Luật Dương Gia
-
Quản Lý Chi Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? Các Nguyên Tắc Quản Lý
-
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Theo Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Là Gì?
-
[PDF] CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU, CHI ...
-
Nâng Cao Tinh Thần Trách Nhiệm Trong Quản Lý Và Sử Dụng Ngân Sách ...
-
Tìm Hiểu Về Ngân Sách Nhà Nước - Sở Tài Chính
-
[PDF] BÀI 4: QUẢN LÝ NGÂN SÁCH - Topica
-
[DOC] ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
-
Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Là Gì? Đặc điểm, Nguyên Tắc Và ...
-
Giải Pháp Tăng Cường Quản Lý Thu, Chi Ngân Sách Nhà Nước, Chống ...
-
Thông Tư 14/TC-NSNN Về Việc Quản Lý Thu Chi Ngân Sách Xã, Thị Trấn ...
-
Luật Ngân Sách Nhà Nước 2015, Luật Số 83/2015/QH13 - LuatVietnam
-
[PDF] Thu - Chi Ngân Sách Nhà Nước ở Việt Nam: Thực Trạng
-
Hoàn Thiện Quy định Pháp Luật, đẩy Mạnh Hoạt động Thu Ngân Sách ...