Khái Niệm Quản Trị Học Là Gì? Bí Quyết Tạo Nên Nhà Quản Trị Giỏi
Có thể bạn quan tâm
Bất kể một tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực nào đều luôn tìm kiếm một nhà quản trị để thực hiện các chức năng, đảm nhận những trọng trách lớn, giúp tổ chức vận hành và đạt được mục tiêu.
Vậy khái niệm quản trị học là gì? Có những bí quyết nào giúp bạn trở thành một nhà quản trị giỏi? Cùng Glints tìm hiểu những thông tin sau nhé.
Khái niệm quản trị học là gì?
Quản trị học là một trong những ngành học cung cấp kiến thức cơ bản về quản trị tổ chức. Đây là ngành khoa học nghiên cứu về các quy tắc, quy luật, phương pháp quản trị, sau đó thực hành, vận dụng vào thực tế để đưa ra hướng giải quyết cho các vấn đề quản trị trong tổ chức.
Ngành quản trị học đang thu hút rất nhiều người, bởi nó cũng mang tính khoa học. Các tri thức đã có sẵn qua nhiều thời kỳ, từ đó thế hệ sau thừa kế và hưởng kết quả nghiên cứu từ nhiều ngành khác như kinh tế học, tâm lý học, xã hội học.
Hoạt động quản trị chỉ xảy ra khi có sự kết hợp giữa người với người. Đây được xem như một nghệ thuật quản trị, có nghĩa rằng bạn phải dùng các kỹ năng, bí quyết để đạt mục tiêu chung.
Nghệ thuật quản trị được thể hiện qua ba lĩnh vực chủ yếu sau:
- Nghệ thuật dùng người: Một nhà quản trị cần có sự am hiểu về tâm lý học, cư xử khéo léo, biết khai thác các điểm mạnh để phát huy, hoặc đào sâu vào điểm yếu để khắc phục.
- Nghệ thuật giáo dục con người: Các hoạt động trong việc giáo dục con người có thể thông qua các hình thức như khen thưởng, chê trách, thuyết phục, phê bình, kỷ luật. Nhà quản trị cần linh động kết hợp để đạt được mục tiêu chung cuối cùng.
- Nghệ thuật ứng xử: Lựa chọn ngôn ngữ, lời nói và thái độ cần phù hợp với trình độ và tâm lý người nghe. Nhà quản trị cần thể hiện sự tôn trọng, có thành ý, khiêm tốn và hoà nhã.
Nhìn chung, nghệ thuật quản trị thực chất là quản lý con người bằng các bí quyết và kinh nghiệm trau dồi, biết nắm bắt cơ hội, thời cơ để làm nền tảng cho những quyết định cho tổ chức.
Đọc thêm: Học Ngành Quản Trị Kinh Doanh Ra Làm Gì?
Nhà quản trị là gì?
Nhà quản trị còn được gọi là quản trị viên, làm việc trong một doanh nghiệp, có nhiệm vụ quản trị trong phạm vi được phụ trách. Đây là người đứng đầu, có vai trò điều khiển công việc của người khác, nhưng chịu trách nhiệm từ những hoạt động của người mà mình quản lý.
Một trong những trách nhiệm cần đảm nhiệm của nhà quản trị là xây dựng kế hoạch, tiến hành các hoạt động lãnh đạo, kiểm tra công việc của nhân viên trong công ty.
Song song, họ cần xem xét các vấn đề tài chính, tổng hợp thông tin, dữ liệu để doanh nghiệp vận hành hiệu quả trước những biến động của thị trường và các đối thủ khác.
Đọc thêm: Business administration là gì?
Các cấp bậc của nhà quản trị
Tùy theo cơ cấu của doanh nghiệp, đội ngũ nhà quản trị được phân chia theo các tiêu chí khác nhau. Có 3 cấp bậc cơ bản mà một tổ chức thường sắp xếp theo cơ cấu.
- Nhà quản trị cấp cao hoạt động cao nhất trong doanh nghiệp: Đây là những người chịu trách nhiệm cho những thành quả, hoặc hậu quả cuối cùng của tổ chức. Họ có trách nhiệm xác định mục tiêu, lập chiến lược và hành động phù hợp, để có thể đạt đến mục tiêu của doanh nghiệp.
- Nhà quản trị cấp trung gian có ít thẩm quyền hơn quản trị cấp cao: Quản lý bậc nhân viên trong đội ngũ điều hành. Họ sẽ phối hợp thực hiện các kế hoạch cùng các phòng ban nhằm hoàn thành mục tiêu chung.
- Nhà quản trị cấp cơ sở làm việc trực tiếp với hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ công ty: Sau khi nhận lệnh từ cấp trung gian, được hướng dẫn cụ thể, họ sẽ dùng khả năng và bí quyết của mình để đốc thúc nhân viên cùng hoàn thành.Nhà quản trị cấp cơ sở có thể được xem như các trưởng bộ phận, tổ trưởng của một bộ phận.
5 yếu tố cần có ở nhà quản trị xuất sắc
Đội ngũ quản trị là những người có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, họ đảm nhận các công việc liên quan đến con người, chiến lược, có tính chất công việc phức tạp. Vậy các yếu tố cần có ở một nhà quản trị học là gì?
Có tầm nhìn nắm bắt được thời cơ
Cơ hội luôn đến một cách chớp nhoáng và bất ngờ, bạn cần nhìn thấy nó, biết khi nào nên tận dụng để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển, mở ra nhiều cơ hội mới.
Việc này sẽ giúp bạn nâng cao năng lực bản thân, lạc quan nhìn thấy những cơ hội của mọi tình huống dù có trở ngại trước mắt.
Có tính trách nhiệm cao
Với tinh thần trách nhiệm cao, một nhà quản trị bản lĩnh sẽ không sợ hãi hay chùn bước trước những rủi ro quyết định đó mang lại.
Họ luôn đứng ra chịu trách nhiệm, không đổ lỗi cho người khác, thay vào đó sẽ bình tĩnh xem xét lại mọi việc, cùng nhân viên đánh giá và đưa ra hướng giải quyết cuối cùng.
Điềm tĩnh trước các vấn đề
Làm việc liên quan đến kinh tế và các hoạt động kinh doanh, họ sẽ phải đối mặt với khá nhiều rủi ro và tình huống bất ngờ.
Để tránh xảy ra các sai sót trong công việc, một nhà quản trị giỏi cần phải bình tĩnh trước mọi tình huống, không vội vàng, luôn suy nghĩ các hướng đi tốt nhất, để đưa ra các quyết định phù hợp, giúp doanh nghiệp không bị ảnh hưởng xấu.
Có kỹ năng lãnh đạo, điều hành
Kỹ năng lãnh đạo, quản lý là một trong những kỹ năng “tối thượng”, không thể không nói đến của nhà quản trị.
Khi lãnh đạo được tập thể, phân chia công việc cho nhân viên hợp lý, đội ngũ của bạn sẽ có sự kết nối và ngày càng lớn mạnh, giúp phát huy điểm mạnh, có cùng chí hướng để xây dựng công ty phát triển.
Có tư duy lập kế hoạch, chiến lược
Tư duy lập kế hoạch, xây dựng chiến lược tạo nên sự khác biệt giữa một nhà quản trị và nhân viên.
Khi là nhân viên, bạn luôn phấn đấu để đạt được những KPI trước mắt mà doanh nghiệp yêu cầu.
Khi đã là nhà quản trị, bạn sẽ có tầm nhìn dài hạn hơn, như mục tiêu cần phải đạt được, trọng trách bạn gánh vác. Dựa trên nguồn lực và tài chính của tổ chức, các hoạt động, hành động cụ thể để đạt được những điều đó là gì?
Nếu có thể tư duy rõ ràng, rạch mạch về các kế hoạch, xác định được điều cần làm để ứng biến với những thay đổi của môi trường, bạn rất có khả năng trở thành nhà quản trị giỏi.
Kết luận
Glints hy vọng với những kỹ năng và khái niệm quản trị học là gì ở trên, bạn sẽ trang bị đầy đủ hành trang, cũng như mang theo niềm đam mê lãnh đạo để có thể trở thành một nhà quản trị trong tương lai, đem lại sự phát triển thịnh vượng cho tổ chức nhé.
Tìm việc làm liên quan đến Quản trị học tại đây!Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Nhập đánh giáĐánh giá trung bình 4.8 / 5. Lượt đánh giá: 8
Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?
Nhập ý kiến của bạnTừ khóa » Tổ Chức Là Gì Trong Quản Trị Học
-
Chức Năng Tổ Chức Trong Quản Trị Học, Quy Tắc Xây Dựng Tổ Chức?
-
Tổ Chức Là Gì Trong Quản Trị Học - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
CHỨC NĂNG TỔ CHỨC Quản Trị Học - I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI ...
-
Tổ Chức Là Gì?
-
Bài Giảng Quản Trị Học - SlideShare
-
Tổ Chức Là Gì? Ví Dụ Về Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức
-
Tổ Chức Trong Quản Trị Học - .vn
-
Quản Trị Học Là Gì? Các Yếu Tố để Trở Thành Nhà Quản Trị Giỏi?
-
Chức Năng Tổ Chức (Organizational Functions) Là Gì? - VietnamBiz
-
Quản Trị Học Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Tổ Chức – Wikipedia Tiếng Việt
-
Quản Trị Học Là Gì? Những Yếu Tố Tạo Nên Nhà Quản Trị Giỏi
-
Quản Trị Tổ Chức Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Về 7S Trong Tổ Chức - Proateco
-
Cơ Cấu Tổ Chức Là Gì? Toàn Diện Về Cơ Cấu Tổ Chức [ Update 2021 ]
-
[PDF] Giáo Trình Quản Trị Học Cơ Bản
-
Khái Niệm, Phân Loại Và Các đặc Trưng Cơ Bản Của Tổ Chức Từ Giác độ ...
-
Cơ Cấu Tổ Chức Của Doanh Nghiệp - Lê Ánh HR
-
Quản Trị Là Gì? Sự Cần Thiết Của Quản Trị Trong Các Tổ Chức
-
[PDF] BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ - Topica