Tổ Chức Là Gì? Ví Dụ Về Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức

MỤC LỤC

Toggle
  • Tổ chức là gì? Khái niệm chi tiết
    • Khái niệm chung:
    • Ngành triết học:
      • Ví dụ tổ chức theo triết học:
    • Ngành nhân loại học
      • Ví dụ tổ chức theo nhân loại học:
  • Các nội dung của tổ chức
  • Tổ chức cơ cấu bộ máy là gì?
    • Các nội dung của tổ chức cơ cấu bộ máy:
    • Những đặc điểm chung của tổ chức.
    • Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
  • Kết Luận

Tổ chức là gì? Khái niệm chi tiết

Khái niệm chung:

Tổ chức là việc sắp xếp, bố trí các công việc theo vị trí và giao quyền hạn. Sau đó phân phối các nguồn lực của tổ chức đó sao cho chúng góp phần một cách tích cực và có hiệu quả vào những mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Có rất nhiều định nghĩa về tổ chức, tùy vào mỗi ngành nghề mà có một định nghĩa khác nhau. Ở đây mình sẽ liệt kê một vài khái niệm cho các bạn nào cần. Chủ yếu tất cả đều đúng nhưng chỉ áp dụng cho từng lĩnh vực chuyên môn riêng.

Ngành triết học:

Theo triết học thì tổ chức chính là cơ cấu tồn tại của sự vật. Mọi sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định của các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy chính là thuộc tính của bản thân các sự vật”

Ví dụ tổ chức theo triết học:

Thái dương hệ, trái đất, giới sinh vật, thế giới con người chính là những tổ chức.

Ngành nhân loại học

Nhân loại học thì khẳng định từ khi con người xuất hiện trên trái đất thì tổ chức xã hội loài người cũng đồng thời xuất hiện. Và tổ chức ấy không ngừng được hoàn thiện và phát triển cùng với nhân loại. Từ đó có thể thấy tổ chức là một tập thể của con người được tập hợp nhau lại để cùng thực hiện một nhiệm vụ chung nào đó. Như vậy có thể nhận định, tổ chức là một tập thể và có mục tiêu, nhiệm vụ chung được xác định trước.

Ví dụ tổ chức theo nhân loại học:

Trường học là một tổ chức với mục đích cung cấp kiến thức cho người đi học.

tổ chức là gì
Tổ chức là gì

Các nội dung của tổ chức

Tổ chức gồm hai nội dung cơ bản là tổ chức cơ cấu và tổ chức quá trình. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về 2 khái niệm này.

Tổ chức cơ cấu gồm: tổ chức cơ cấu quản lý ( chủ thể quản lý).  Tổ chức cơ cấu sản xuất- kinh doanh( đối tượng bị quản lý)

Tổ chức quá trình: tổ chức quá trình quản trị và tổ chức quá trình sản xuất- kinh doanh.

Nội dung của tổ chức rất rộng liên quan đến công tác xây dựng một doanh nghiệp cũng như xây dựng tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: có bao nhiêu cấp quản lý, tổ chức các phòng ban chức năng,phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các phòng ban và của mỗi cá nhân…). Xây dựng hệ thống sản xuất và kinh doanh: bộ phận sản xuất kinh doanh nào, phân công chức năng và nhiệm vụ của bộ phận.

Tổ chức cơ cấu bộ máy là gì?

Tổ chức về cơ cấu bộ máy là việc phân chia hệ thống quản lý thành các bộ phận và được xác định các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Có nghĩa là xác định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ phận nằm trong bộ máy được lựa chọn và bố trí cán bộ vào các cương vị phụ trách các bộ phận đó.

bo may to chuc

Các nội dung của tổ chức cơ cấu bộ máy:

  • Xác định những hoạt động cần thiết để đạt được những mục tiêu chung đề ra của tổ chức đó.
  • Các bộ phận này được nhóm gộp lại thành các phòng ban và các bộ phận.
  • Các hoạt động được giao quyền hạn và trách nhiệm để thực hiện.
  • Các mối quan hệ được thực hiện theo chiều ngang và chiều dọc bên trong tổ chức.

Những đặc điểm chung của tổ chức.

  • Kết hợp với các nỗ lực của các thành viên: khi các cá nhân cùng tham gia và cùng phối hợp những nỗ lực vật chất hay trí tuệ thì mọi việc có phức tạp hoặc khó khăn cũng sẽ hoàn thành rất tốt. Ví dụ như việc chinh phục mặt trăng, xây kim tự tháp… là những việc to lớn và vượt xa khả năng của các cá nhân.
  • Có mục đích chung: Sự kết hợp thì không thể thiếu được sự nỗ lực nếu người tham gia không cùng nhau nhất trí cho những quyền lợi chung. Đó chính là một tiêu điểm chung để cùng tập hợp.
  • Phân công lao động: Là sự phân chia các hệ thống các nhiệm vụ phức tạp thành cụ thể và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả. Phân công lao động tạo điều kiện cho các thành viên trở thành tài giỏi hơn và chuyên một công việc cụ thể.
  • Hệ thống thứ bậc quyền lực: quyền lực là quyền ra quyết định và điều khiển hành động của người khác. Nếu không có thứ bậc rõ ràng thì sự phối hợp công việc sẽ rất khó khăn. Một trong những biểu hiện đó chính là mệnh lệnh và phục tùng.

dac diem to chuc

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:

  • Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Mục đích, chức năng hoạt động doanh nghiệp
  • Các yếu tố kĩ thuật và công nghệ sản xuất.
  • Trình độ quản lý, nhân viên và trang thiết bị quản lý.
  • Các yếu tố khác: quy định của pháp luật, phạm vi hoạt động, thị trường của doanh nghiệp đó.

Video về tổng hợp kiến thức về tổ chức

Kết Luận

Trên đây là những tài liệu nội dung có liên quan đến tổ chức mà các bạn có thể cần. Trên thực tế có rất nhiều nội dung liên quan đến tổ chức. Vì thế sẽ rất khó để nói cái nào là đúng nhất. Nếu bạn nào đang cần nhiều tài liệu hơn về tổ chức có thể liên hệ kỹ năng quản trị. Mình sẽ gửi những tài liệu mà mình thu thập được cho các bạn.

4.7/5 - (10 bình chọn)

Từ khóa » Tổ Chức Là Gì Trong Quản Trị Học