Khái Niệm Tín Hiệu
Có thể bạn quan tâm
Trong đời sống của mình, loài người phát hiện, làm quen, xây dựng và sử dụng nhiều kiểu loại tín hiệu khác nhau. Việc nghiên cứu toàn diện các loại tín hiệu đó, là nhiệm vụ trung tâm của khoa tín hiệu học (semiology).
Đã có nhiều quan niệm khác nhau và nhiều cách phân loại khác nhau đối với tín hiệu. Để cho vấn đề ở đây trở nên giản tiện, đỡ phức tạp, chúng ta quan niệm về tín hiệu như sau:
Tín hiệu là một sự vật (hoặc một thuộc tính vật chất, một hiện tượng) kích thích vào giác quan của con người, làm cho con người ta tri giác được và lí giải, suy diễn tới một cái gì đó nằm ngoài sự vật ấy.
Ví dụ: Cái đèn đỏ trong bảng đèn tín hiệu giao thông đường bộ là một tín hiệu, bởi vì, khi nó hoạt động (sáng lên), người ta thấy nó và suy diễn tới sự cấm đoán, không được đi qua chỗ nào đó.
Vậy, một sự vật sẽ là một tín hiệu nếu nó thoả mãn các yêu cầu sau đây:
- Phải là một sự vật hoặc thuộc tính vật chất được cảm nhận qua giác quan của con người, chẳng hạn: âm thanh, màu sắc, ánh sáng, hình vẽ, vật thể,… Nói cách khác, tín hiệu phải là vật chất, kích thích đến giác quan của con người và con người cảm nhận được.
- Phải đại diện cho một cái gì đó, gợi ra cái gì đó không phải là chính nó. Tức là cái mà nó đại diện cho, không trùng với chính nó. Ví dụ: Tín hiệu đèn đỏ báo hiệu nội dung cấm đi. Nội dung này và bản thể vật chất của cái đèn đỏ không hề trùng nhau. Mặt khác, nó cũng sẽ chỉ là tín hiệu khi mối liên hệ giữa nó với "cái mà nó chỉ ra" được người ta nhận thức, tức là người ta phải biến liên hội nó với cái gì.
- Sự vật đó phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định để được xác định tư cách tín hiệu của mình cùng với các tín hiệu khác. Chẳng hạn, cái đèn đỏ vừa nói bên trên là một tín hiệu, thế nhưng, nếu tách nó ra, đưa vào chùm đèn trang trí thì nó lại không phải là tín hiệu nữa. Sở dĩ như thế là vì chỉ có nằm trong hệ thống tín hiệu đèn giao thông, nó mới có tư các tín hiệu, được xác định cùng với đèn xanh, đèn vàng nhờ vào sự đối lập quy ước giữa chúng với nhau.
Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 20–21
Đọc thêm: Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ
Chia sẻ:
- Nhấn vào chia sẻ trên Facebook (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ trên Twitter (Mở trong cửa sổ mới)
- Nhấp để chia sẻ trên WhatsApp (Mở trong cửa sổ mới)
- Bấm để chia sẻ lên LinkedIn (Mở trong cửa sổ mới)
Từ khóa » Tín Hiệu Vật Lý Là Gì
-
Khái Niệm Và Phân Loại Tín Hiệu - Bkaii
-
Tín Hiệu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tín Hiệu Là Gì?1.Khái Niệm Về Thông Tin, Dữ Liệu, Tín Hiệu.. - KHS 247
-
Tín Hiệu Analog Cùng Các Cách Phân Loại Phổ Biến Hiện Nay
-
Tín Hiệu Analog Là Gì ? Phân Loại Tín Hiệu Như Thế Nào
-
Tín Hiệu Liên Tục Và Rời Rạc. Tín Hiệu đo Khác Với Tín Hiệu Như Thế Nào ...
-
Xử Lý Tín Hiệu Số - SlideShare
-
Tín Hiệu Analog & Digital Và Mạch Chuyển đổi ADC & DAC
-
Những Khái Niệm Cơ Bản Trong Đo Lường Học
-
[PDF] II. CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN TRONG MẠCH ĐIỆN 1. Điện Thế
-
PLS định Nghĩa: Tầng Vật Lý Tín Hiệu - Physical Layer Signaling
-
[PDF] BÀI 2: ĐƯỜNG TRUYỀN VẬT LÝ VÀ TRUYỀN DỮ LIỆU TÍNH - Topica
-
Tín Hiệu điện Tử Là Gì | Tín Hiệu Analog | Tín Hiệu Digital - Van Bướm