Khái Niệm Và Bản Chất Của Marketing
Có thể bạn quan tâm
Marketing là quá trình tổ chức lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa do công ty sản xuất ra. Marketing là quá trình quảng cáo và bán hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
1. Các khái niệm khác của Marketing
Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi.
Marketing là tiến trình hoạch định, thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến, phân phối những ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ để tạo sự trao đổi, thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức.
Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến.
Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ. Nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói các khác là lấy thị trường làm định hướng.
Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố lâu dài những mỗi quan hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên. Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi giữa các bên và thỏa mãn những điều hứa hẹn.
Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh daonh thiết kế để hoạch đinh, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức.
Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận dụng các nguồn lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tạo, thỏa mãn và gợi lên những nhu cầu khách hàng để tạo ra lợi nhuận.
Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu thụ để điều khiển các dòng hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới khách hàng hoặc người tiêu thụ.
Marketing là toàn bộ những công việc kinh doanh nhìn theo quan điểm của người tiêu thụ.
Marketing là tiến trình qua đó các cá nhận, các nhóm có thể đạt được nhu cầu, mong muốn bằng việc sáng tạo, trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên.
Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi.
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra một vài nhận xét như sau:
Marketing là tiến trình quản trị. Marketing cần được xem là một bộ phận chức năng trong tổ chức và cần có nhiều kỹ năng quản trị. Marketing cần hoạch định, phân tích, sắp xếp, kiểm soát, đầu tư các nguồn lực vật chất và con người. Dĩ nhiên, marketing cũng cần những kỹ năng thực hiện, động viên và đánh giá. Marketing giống như những hoạt động quản trị khác, có thể tiến hành hiệu quả và thành công cũng có thể kém cỏi hay thất bại.
2. Bản chất của Marketing
2.1 Nhu cầu
Là cảm giác thiếu hụt về vật chất hoặc tinh thần mà con người cảm nhận được; nhu cầu tự nhiên được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy điều gì đó để được phục vụ cho tiêu dùng; đó là trạng thái thiếu thốn, mà con người cảm nhận và đòi hỏi phải được thỏa mãn, và nhu cầu còn là những gì con người cần như thực phẩm, quần áo, nhà ở…để tồn tại. Những nhu cầu này không do xã hội hay những người làm marketing tạo ra mà xuất phát từ những nguyên nhân tâm sinh lý quy định.
2.2 Mong muốn
Là nhu cầu tự nhiên có dạng đặc thù đòi hòi được đáp lại bằng một hình thức đặc thù phù hợp với trình độ văn hóa và tính cách cá nhân của cong người. Đó là hình thái nhu cầu của cong người ở mức độ sâu hơn, cụ thể hơn. Ước muốn được hình thành dựa trên những yếu tố như văn hóa, tôn giáo, nhà trường và cả doanh nghiệp. Nói cách khác là ước muốn tự nhiên có dạng đặc thù, đòi hỏi được đáp ứng bằng một hình thức đặc thù, phù hợp với các điều kiện văn hóa, nhận thức, tính cách, hành vi của con người.
Như vậy, mong muốn cũng phát sinh từ tâm sinh lý con người nhưng có ý thức. Mong muốn của con người thường đa dạng, phong phú hơn rất nhiều so với nhu cầu.
Marketing phải bắt đầu từ những đòi hỏi, ước muốn của con người.
2.3 Số cầu
Cầu là những mong muốn về sản phẩm cụ thể có tính đến khả năng và sự sẵn sàng để mua chúng. Mong muốn sẽ trở thành số cầu khi có sức mua. Hay nói cách khác là nhu cầu có khả năng thanh toán là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua sắm.
Công ty phải đo lường không chỉ về số lượng người muốn có sản phẩm mà quan trọng hơn là số lượng người có khả năng và sẵn sàng mua chúng.
Marketing không tạo ra nhu cầu, nhưng có thể tác động đến ước muốn. Marketing ảnh hưởng đến số cầu bằng cách tạo ra sản phẩm thích hợp, hấp dẫn, tiện dụng…cho khách hàng mục tiêu.
2.4 Sản phẩm
Sản phẩm là một thứ gì đó có thể được cung ứng ra thị trường để thỏa mãn một nhu cầu hay ước muốn nào đó. Nói cách khác sản phẩm là bất cứ những gì được đưa ra thị trường để thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng.
Khai niệm sản phẩm trong marketing bao gồm cả sản phẩm vật chất và phi vật chất. Sản phẩm chỉ là một công cụ để giải quyết một vấn đề của khách hàng. Khách hàng không chỉ đơn thuần mua một sản phẩm vật chất mà họ còn mua một tập hợp sự thỏa mãn nhu cầu đối với họ.
2.5 Trao đổi và giao dịch
Trao đổi là hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một người nào đó bằng cách đưa cho họ một thứ khác. Nói cách khác trao đổi là hành vi nhận được vật mong muốn từ một người và đưa cho họ vật khác. Trao đổi là một trong bốn phương thức con người dùng để có được sản phẩm. Ba phương thức còn lại là: tự sản xuất, tức đoạt và xin của người khác.
Marketing chỉ xuất hiện khi người ta quyết định thỏa mãn nhu cầu thông qua quá trình trao đổi. Mục tiêu của hoạt động marketing là làm cho quá trình trao đổi diễn ra, lưu giữ được khách hàng và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng thông qua việc đem lại giá trị vượt trội.
2.6 Thị trường
Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tương lai có cùng một nhu cầu, mong muốn cụ thể, có khả năng tham gia vào trao đổi và giao dịch để thỏa mãn nhu cầu, ước muốn nào đó. Nói cách khác, thị trường bao gồm tất cả các khách hàng có nhu cầu hay mong muốn chưa thỏa mãn, có khả năng tham gia vào trao đổi và giao dịch để thỏa mãn nhu cầu, mong muốn đó.
2.7 Khách hàng
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà các doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực marketing vào. Đây là những cá nhân hay tổ chức có điều kiện quyết định mua sắm.
2.8 Người tiêu dùng
Người tiêu dùng bao gồm cá nhân, hộ gia đình sử dụng hay tiêu thụ sản phẩm.
Tìm hiểu thêm các bài viết liên quan:
- Lập kế hoạch marketing
- Hành vi người tiêu dùng
- Xây dựng chiến lược marketing online hiệu quả
Từ khóa » Chất Của Marketing Là Gì
-
BÀI 1: BẢN CHẤT CỦA MARKETING - Topica
-
Khái Niệm, đặc điểm Và Bản Chất Của Marketing - Tri Thức Cộng đồng
-
Marketing Là Gì? Bản Chất Của Marketing
-
Thấu Hiểu Bản Chất Của Marketing - Tri Thức Cho Người Việt
-
Marketing Là Gì? 9 đặc điểm Cơ Bản Về Marketing Bạn Nên Biết
-
Marketing Là Gì? Bản Chất Của Nó - Slimweb
-
Bản Chất Của Quản Trị Marketing Là Gì?
-
Bản Chất Của Marketing Online - Học Viện Haravan
-
Bản Chất Của Marketing - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
-
Marketing Quan Hệ Là Gì? Bản Chất Và ý Nghĩa Và Phạm Vi?
-
Các Khái Niệm Và Bản Chất Của Marketing - Multi-contents
-
Chương I: Bản Chất Của Marketing
-
Bản Chất Của Marketing - Doanh Nghiệp Có Thực Sự Hiểu? - Enuy