Thấu Hiểu Bản Chất Của Marketing - Tri Thức Cho Người Việt

Khái niệm Marketing thực tế không còn xa lạ gì với nhiều người. Khái niệm này cũng đã có rất nhiều trên Internet với rất nhiều Website, bài viết đưa ra các định nghĩa dành cho thuật ngữ này. Tuy nhiên, phần lớn các thông tin đó không thể giúp bạn hiểu rõ bản chất thật sự của Marketing cũng như cách nó vận hành.

Có thể bạn quan tâm
  • Xe Máy Là Gì? Chiếc Xe Gắn Máy Đầu Tiên Ra Đời Khi Nào?
  • Sự Ra Đời Của Giấy Và Nghề In
  • “Gã điên” Elon Musk- Vua Midas 2.0
  • MoMo Là Gì? Những Tiện Ích Mà MoMo Đem Lại Cho Người Dùng.
  • Núi Lửa Là Gì Và Hoạt Động Của Núi Lửa

Với nội dung này, Giải Đáp Việt sẽ sắp xếp, đưa cho bạn những khái niệm chính xác và đơn giản nhất, giúp cho bạn có cái nhìn toàn cảnh và rõ ràng nhất về thuật ngữ này.

Bạn đang xem: Thấu Hiểu Bản Chất Của Marketing

Nếu bạn ngại đọc, bạn có thể xem video tóm tắt ngay sau đây: [wpcc-iframe src=”https://web.archive.org/web/20230603005952if_/https://www.youtube.com/embed/Ii5LdUCA5mY” width=”100%” height=”400px” frameborder=”0″ allowfullscreen=”allowfullscreen”] Marketing là một thuật ngữ mà rất nhiều người đã cố gắng để đưa ra một định nghĩa chính xác nhất về nó. Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa đó đều xuất phát từ góc nhìn và sự nhìn nhận của người đưa ra định nghĩa về Marketing. Cũng từ đây, rất nhiều ngộ nhận về Marketing đã xuất hiện, điều này không những làm những chiến dịch Marketing được thực hiện không đúng và dẫn đến không mang về nhiều hiệu quả như mong đợi. Với người muốn theo đuổi nghề Marketing, việc ngộ nhận làm cho bạn có những bước đầu không chính xác và không mang lại nhiều thành quả trong con đường sự nghiệp của mình.

NGỘ NHẬN VỀ KHÁI NIỆM MARKETING

Bởi vì vậy, chúng ta cùng đi khám phá một số ngộ nhận cơ bản thường thấy nhất trước khi đi tìm hiểu, thực sự bản chất của Marketing là gì?

1 – Ngộ nhận đầu tiên: “Marketing” là “tiếp thị”

Đây là một ngộ nhận mà Giải Đáp Việt thường bắt gặp nhất khi tìm kiếm các bài viết về Marketing. Ở Việt Nam, thuật ngữ Marketing thường được dịch thành “tiếp thị”. Tuy nhiên, khái niệm tiếp thị thực tế nhỏ hơn Marketing rất nhiều và chính xác thì nó chỉ là một phần trong hoạt động Marketing.

Tiếp thị được hiểu là hoạt động quảng bá sản phẩm đến khách hàng tiềm năng. Hoạt động này chỉ nằm trong hoạt động phát triển thị trường. Tuy nhiên, Marketing rộng hơn thế rất nhiều, việc phát triển thị trường chỉ là một phần của hoạt động Marketing.

Chính vì ngộ nhận này, rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp dành rất nhiều tiền cho các hoạt động quảng cáo, PR, tài trợ nhằm gia tăng sự hiện diện của họ đến với khách hàng. Điều này không những làm lãng phí tiền bạc mà nó không giải quyết triệt để các bài toán mà một chiến dịch Marketing cần thực hiện.

2 Ngộ nhận thứ 2: Marketing là quảng bá, bán hàng.

Cũng gần giống với ngộ nhận bên trên, thường những ngộ nhận này xuất phát từ việc chúng ta chỉ nhìn thấy một phần của Marketing.

Hoạt động quảng bá và bán hàng thực tế nằm ở phần cuối của hoạt động Marketing và đương nhiên, nó chỉ là một phần của bức tranh tổng thể về hoạt động Marketing. Chúng ta có thể đầu tư rất nhiều tiền cho việc quảng bá sản phẩm cũng như xây dựng đội ngũ bán hàng. Tuy nhiên, việc khách hàng có đón nhận nó hay không thì các hoạt động quảng bá sẽ khó mà giải quyết được. Bạn không thể bán một sản phẩm khi khách hàng không cần nó. Cho dù bạn đầu tư rất nhiều tiền vào hoạt động quảng bá, đội ngũ bán hàng tốt đi thì kết quả bạn nhận lại vẫn không đạt như kỳ vọng.

HIỂU RÕ BẢN CHẤT: MARKETING LÀ GÌ?

Marketing là gì?

Vậy chính xác, Marketing là gì? Nó bao gồm những hoạt động gì? Trước khi tóm tắt một cách ngắn gọn và dễ hiểu, chúng ta cùng đi đến những định nghĩa về Marketing nổi tiếng trên thế giới như sau:

Theo Philip Kotler (một giáo sư về Marketing nổi tiếng trên thế giới) đã đưa định nghĩa về Marketing như sau: “Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó, những cá nhân hay nhóm có thể nhận ra những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do những sản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác”.

Tuy nhiên, theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (American Marketing Association, viết tắt là AMA) lại đưa ra định nghĩa: “Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, chiêu thị và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức”.

Đặc điểm chung của những định nghĩa trên là nó khá trừu tượng và rất khó để bạn thực sự hiểu và cắt nghĩa được nó là gì?

Xem thêm : Ai là người đầu tiên bay vào vũ trụ

Chính vì vậy, để bạn có thể hiểu rõ về bản chất của Marketing, chúng ta sẽ cùng đi bóc tách từ chính lịch sử ra đời của thuật ngữ này cũng như là ý nghĩa ban đầu của nó.

Marketing được cấu thành từ “Market” và “ing”, thuật ngữ này lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20 và chính thức được đưa vào từ điển tiếng Anh năm 1944.

Xét về mặt cấu trúc, ý nghĩa ban đầu của thuật ngữ Marketing bao gồm “market” tạm dịch là thị trường và hậu tố “ing” ám chỉ quá trình luôn luôn vận động của thị trường và khách hàng.

Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu đơn giản, Marketing là tổng hợp các hoạt động của cá nhân, tổ chức nhằm tìm ra nhu cầu của thị trường đối với hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phát triển thị trường nhằm đạt được các mục tiêu mà cá nhân hay tổ chức đó đề ra.

Hàng hóa ở đây có thể hiểu đó là sản phẩm, dịch vụ, hay bất kỳ thứ gì có giá trị (cả về mặt vật chất lẫn tinh thần) có thể mang ra trao đổi thì được gọi là hàng hóa.

“Bạn đang xem bài viết với chủ đề: hiểu rõ bản chất về Marketing được thực hiện bởi Giải Đáp Việt, đừng quên like, share nếu bạn thấy nội dung này bổ ích để ủng hộ nhóm ra mắt những sản phẩm tương tự trong tương lai nhé!”

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản, Marketing bao hàm các yếu tố:

1 Nhu cầu:

Trong nhu cầu, lại bao hàm các yếu tố như sau:

A Nhu cầu cơ bản:  là trạng thái xuất phát từ một cảm giác thiếu hụt sự thỏa mãn trong một vấn đề cơ bản nào đó. Có thể hiểu đơn giản, đó là những điều cơ bản mà một người cần đáp ứng. Ví dụ như nhu cầu cơ bản là quần áo mà chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày. Đó là một nhu cầu cơ bản mà mỗi cá nhân đều cần được đáp ứng.

B Mong muốn được đáp ứng: khác với nhu cầu cơ bản, mong muốn được đáp ứng lại nằm ở phạm trù hoàn toàn khác. Ví dụ đơn giản để bạn hiểu thì với nhu cầu cơ bản như bên trên là quần áo, đó là nhu cầu. Tuy nhiên, mong muốn được đáp ứng lại là những điều chi tiết và cụ thể hơn cho nhu cầu cơ bản đó. Mong muốn của bạn là được sử dụng quần áo từ thương hiệu uy tín, mong muốn được sở hữu những bộ đồ hợp xu hướng và đúng Gout thẩm mỹ của cá nhân. Qua ví dụ này, ta có thể thấy, mong muốn được đáp ứng là những giá trị (cả về mặt lý tính và cảm tính) mà khách hàng mong muốn được đáp ứng dựa trên những nhu cầu của họ.

C Yêu cầu: đây là thành tố cuối cùng cấu thành nên nhu cầu – yếu tố đầu tiên của Marketing. Yêu cầu xuất phát sau nhu cầu cơ bản và mong muốn được đáp ứng. Cụ thể, khi bạn có nhu cầu cơ bản là quần áo như trên, mong muốn của bạn là sản phẩm theo kịp xu hướng, phù hợp với gout thẩm mỹ của bạn, được cung ứng bởi thương hiệu uy tín. Tuy nhiên, yêu cầu của bạn là giá tiền ở phân khúc tầm trung. Từ đó yêu cầu sẽ hạn chế các lựa chọn của bạn lại.

Qua ví dụ trên, bạn có thể hiểu yêu cầu ở đây là những tiêu chí để bạn sẵn sàng mua chúng hoặc được hỗ trợ để mua chúng như các chương trình ưu đãi kèm theo sản phẩm.

Qua ba yếu tố cấu thành nhu cầu, hoạt động đầu tiên của Marketing là cần xác định được nhu cầu cơ bản, mong muốn được đáp ứng và yêu cầu của khách hàng. Từ đó chúng ta đưa ra được phân khúc khách hàng của mình.

Hoạt động Marketing không tạo ra nhu cầu, nhu cầu sẽ là thứ xuất hiện trước cho đến khi có cá nhân hay tổ chức đến đáp ứng nó.

2 Giá trị hàng hóa:

Xem thêm : Zalo Là Gì? Ai Là Người Sáng Lập Ra ZaLo?

Ở phần nhu cầu, hoạt động Marketing tìm ra nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của khách hàng với sản phẩm. Hoạt động tiếp theo trong chuỗi những hoạt động Marketing là thiết kế nên những giá trị mà hàng hóa đem lại cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ.

Nói một cách đơn giản, giai đoạn này của hoạt động Marketing là thiết kế nên giá trị cho sản phẩm để thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Giá trị của hàng hóa không chỉ bao hàm những giá trị định lượng được mà nó còn bao hàm cả những giá trị cảm tính mà khách hàng mong muốn nhận được.

Lại lấy ví dụ về quần áo, giá trị bạn thiết kế cho khách hàng như: thiết kế, chất liệu, phong cách, tuy nhiên một giá trị khác đi kèm mà chúng ta cũng nên lưu tâm là giá trị về mặt cảm tính mà khách hàng sẽ nhận được. Đó có thể là cảm giác an tâm, cảm giác hãnh diện,… khi được sở hữu sản phẩm. Điều đó có thể đến từ thương hiệu uy tín, sản phẩm thời thượng,… Điều này được cấu thành dựa trên các hoạt động branding và định vị thương hiệu. Giải Đáp Việt sẽ có nội dung chi tiết để nói về khái niệm này trong thời gian tới. Mời bạn chú ý đón xem ở các nội dung sau của chúng tôi nhé!

Tất cả những yếu tố trên cấu thành giá trị của hàng hóa và chỉ có những giá trị này mới giúp bạn và doanh nghiệp có thể thuyết phục được khách hàng mua hàng hóa của bạn cũng như tiếp tục trung thành với bạn trong tương lai.

3 Thị trường:

Theo các nhà kinh tế, thị trường là tổ hợp giữa người mua và người bán giao dịch với nhau về một hàng hóa cụ thể thì được gọi là thị trường. Ví dụ: thị trường bất động sản, thị trường thời trang,…

Vì vậy, có thể hiểu thị trường là bao gồm tất cả những khách hàng đã có nhu cầu hoặc có nhu cầu tiềm ẩn mà bạn có thể làm thỏa mãn với những giá trị của hàng hóa bạn đem lại và có sự hiện diện của bạn.

Để bạn hiểu rõ hơn, chúng ta vẫn lấy lại ví dụ về quần áo như trên. Chẳng hạn bạn thiết kế sản phẩm quần áo cho Nam nhắm tới phân khúc tầm trung có độ tuổi từ 25 – 34 ở Việt Nam. Chúng ta giả định ở Việt Nam có khoảng 20 triệu người trong phân khúc này và trong số đó có 10 triệu người sẵn sàng mua sản phẩm của bạn.

Tuy nhiên, sản phẩm và thương hiệu của bạn chỉ tiếp cận được đến những người ở thành phố Hà Nội, giả định là 3 triệu người. Khi đó, thị trường của bạn là 3 triệu khách hàng mà bạn có thể tiếp cận và xảy ra hoạt động mua bán chứ không phải là 20 triệu người.

Chính vì vậy, chúng ta có khái niệm mở rộng thị trường chính là chúng ta mở rộng khả năng tiếp cận và hoạt động mua bán hàng hóa với nhiều người hơn trong phạm vi rộng hơn.

Tóm tắt nội dung:

Qua bài này, chúng ta có thể hiểu hoạt động Marketing là hoạt động xuyên suốt trong tất cả các quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp, thương hiệu. Nó bao hàm những hoạt động chính bao gồm: xác định nhu cầu, xây dựng giải pháp giá trị cho hàng hóa và hoạt động tiếp cận khách hàng để xảy ra hoạt động mua bán, trao đổi.

Bạn vừa xem xong bài viết với chủ đề: thấu hiểu bản chất của Marketing được thực hiện bởi Giải Đáp Việt. Nếu bạn thấy nội dung này bổ ích, đừng quên like và chia sẻ nó đến bạn bè cũng như theo dõi Giải Đáp Việt thường xuyên để khám phá kiến thức bổ ích mỗi ngày.

Từ khóa » Chất Của Marketing Là Gì