Khái Niệm Và Phân Loại Các RỦI RO Trong CHUỖI CUNG ỨNG

Rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể gây những thiệt hại đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các loại rủi ro trong chuỗi cung ứng.

Từ đó, có thể tìm ra những giải pháp thích hợp để hạn chế và quản lý rủi ro.

Rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Rủi ro trong chuỗi cung ứng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

1. Rủi ro trong chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng hay Supply chain là một hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Rủi ro trong chuỗi cung ứng là “bất kỳ những rủi ro nào về các dòng thông tin, nguyên vật liệu, các sản phẩm từ nhà cung cấp ban đầu đến việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng”.

Hoặc rủi ro đó có thể bao gồm cả những “ tác động bất ngờ từ những sự kiện lớn/ nhỏ hay các tình thế làm ảnh hưởng xấu tới bất kỳ phần nào của chuỗi cung ứng dẫn đến những bất thường hay thất bại ở cấp độ vận hành, chiến thuật hay chiến lược.”

2. Phân loại các rủi ro trong chuỗi cung ứng

2.1. Những rủi ro trong chuỗi cung ứng theo phạm vi

Theo phạm vi, có thể phân loại theo rủi ro bên trong và bên ngoài có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

2.1.1. Rủi ro chuỗi cung ứng từ bên trong

Rủi ro chuỗi cung ứng nội bộ có thể được kiểm soát dễ dàng hơn vì chúng nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp bạn. Có 5 loại rủi ro nội bộ chính:

  • Rủi ro sản xuất: Đề cập đến sự gián đoạn của các hoạt động hoặc quy trình trong nội bộ khiến kế hoạch ban đầu không theo đúng tiến độ.
  • Rủi ro kinh doanh: Gây ra bởi những thay đổi về nhân sự chủ chốt, quản lý, cấu trúc báo cáo hoặc quy trình kinh doanh, chẳng hạn như cách người mua giao tiếp với nhà cung cấp và khách hàng.
  • Rủi ro lập kế hoạch và kiểm soát: Xảy ra do dự báo và đánh giá, lập kế hoạch không đầy đủ dẫn đến quản lý kém hiệu quả.
  • Rủi ro giảm nhẹ và dự phòng: Có thể xảy ra nếu doanh nghiệp của bạn không có kế hoạch dự phòng cho sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
  • Rủi ro văn hóa: Điều này sẽ xảy ra đối với những doanh nghiệp có xu hướng che giấu hoặc trì hoãn những thông tin tiêu cực. Các doanh nghiệp như vậy thường phản ứng chậm hơn khi bị tác động bởi các sự kiện bất ngờ.

Doanh nghiệp có thể kiểm soát rủi ro từ bên trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể kiểm soát rủi ro từ bên trong doanh nghiệp

Có một điều quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên làm là phác họa bức tranh tổng thể về những rủi ro tiềm ẩn doanh nghiệp có thể gặp phải trong chuỗi cung ứng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ không bị bất ngờ trước những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra và có chiến lược xử lý nhanh chóng, kịp thời.

2.1.2. Rủi ro chuỗi cung ứng từ bên ngoài

Như tên gọi của chúng, những rủi ro này đến từ bên ngoài tổ chức của bạn. Cũng đồng nghĩa với việc những rủi ro này sẽ khó dự đoán hơn và thường đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn để vượt qua. Một số rủi ro chuỗi cung ứng từ bên ngoài thường gặp bao gồm:

  • Rủi ro về nhu cầu: Xảy ra khi bạn tính toán sai nhu cầu về sản phẩm và thường là kết quả của việc thiếu hiểu biết về xu hướng mua hàng qua từng năm hoặc nhu cầu không thể đoán trước của khách hàng.
  • Rủi ro về nguồn cung: Xảy ra khi các nguyên liệu thô của doanh nghiệp không được giao đúng hạn hoặc giao thiếu. Do đó gây ra sự gián đoạn cho dòng sản phẩm, nguyên liệu hoặc các bộ phận khác.
  • Rủi ro môi trường: Là kết quả trực tiếp của các vấn đề kinh tế - xã hội, chính trị hoặc các vấn đề khí hậu, thời tiết ảnh hưởng đến bất kỳ khía cạnh nào của chuỗi cung ứng.
  • Rủi ro kinh doanh: Xảy ra bất cứ khi nào có những thay đổi bất ngờ xảy ra với một trong những đơn vị bạn hợp tác trong chuỗi cung ứng. Ví dụ: việc mua hoặc bán một công ty cung cấp.

Rủi ro chuỗi cung ứng từ bên ngoài thường khó dự đoán hơn từ nội bộ doanh nghiệp

Rủi ro chuỗi cung ứng từ bên ngoài thường khó dự đoán hơn từ nội bộ doanh nghiệp

2.2. Những rủi ro trong chuỗi cung ứng theo nguồn xuất phát

Rủi ro trong chuỗi cung ứng còn có thể phân chia theo nguồn rủi ro xuất phát từ các bên liên quan trong chuỗi cung ứng.

2.2.1. Rủi ro do bên cung cấp

Những vấn đề rủi ro chuỗi cung ứng do bên nhà cung cấp xuất phát từ các nguyên nhân:

  • Chất lượng cung cấp kém.
  • Quy trình kiểm tra không rõ ràng.
  • Vỡ nợ đột ngột.
  • Không có bí quyết kỹ thuật (phương pháp kỹ thuật, điều kiện kiểm tra đặc biệt theo yêu cầu, dụng cụ đóng gói… )
  • Thay đổi thường xuyên nhà cung cấp.
  • Nguyên vật liệu quan trọng phức tạp.

Các yếu tố rủi ro gây nên cho doanh nghiệp:

  • Rủi ro về nguyên vật liệu.
  • Rủi ro về sở hữu trí tuệ.
  • Rủi ro về thời gian giao hàng.

2.2.2. Rủi ro do bên sản xuất

Rủi ro chuỗi cung ứng có thể đến từ việc nhà sản xuất không đủ năng lực đáp ứng về chất lượng sản phẩm

Rủi ro chuỗi cung ứng có thể đến từ việc nhà sản xuất không đủ năng lực đáp ứng về chất lượng sản phẩm

Rủi ro chuỗi cung ứng do bên sản xuất xuất phát từ các nguyên nhân:

  • Năng lực sản xuất không đủ.
  • Không linh hoạt về công suất.
  • Các thủ tục kiểm tra và chấp nhận không rõ ràng.
  • Chiến lược quản lý, bảo trì tồn kho không phù hợp.
  • Quá trình thu hồi sản phẩm thường xuyên.

Các yếu tố rủi ro:

  • Rủi ro gián đoạn sản xuất.
  • Rủi ro mất năng lực cốt lõi do chia sẻ thiết kế, tài liệu với nhà cung cấp.

2.2.3. Rủi ro nhu cầu

Rủi ro chuỗi cung ứng do không dự đoán được nhu cầu khách hàng. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro này có thể kể đến như:

  • Không dự kiến được nhu cầu của khách hàng hoặc khách hàng không ổn định.
  • Lỗi trong dự báo nhu cầu.
  • Sự thay đổi sở thích khách hàng.
  • Thường xuyên giao hàng chậm.

Các yếu tố rủi ro:

  • Rủi ro chấp nhận.
  • Rủi ro danh tiếng.

2.2.4. Rủi ro hậu cần

Lựa chọn sai phương thức vận chuyển có thể gây nên nhiều rủi ro trong chuỗi cung ứng

Lựa chọn sai phương thức vận chuyển có thể gây nên nhiều rủi ro trong chuỗi cung ứng

Rủi ro chuỗi cung ứng ở bên hậu cần xuất phát từ những lý do:

  • Lựa chọn sai phương thức vận tải.
  • Đóng gói, đánh dấu không đúng.
  • Thiết kế mạng lưới giao thông kém.
  • Vấn đề lưu kho.

Các yếu tố rủi ro:

  • Rủi ro về thời gian giao hàng.
  • Rủi ro về thiệt hại hàng hóa.

2.2.5. Rủi ro thông tin

Rủi ro trong chuỗi cung ứng do gián đoạn thông tin xuất phát từ những lý do như:

  • Lựa chọn sai phương tiện truyền thông, chia sẻ thông tin.
  • Cơ sở hạ tầng thông tin bên ngoài / nội bộ yếu, chưa phát triển.
  • Hệ thống thông tin không đảm bảo an ninh.

Các yếu tố rủi ro:

  • Thiếu thông tin nội bộ và giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng dẫn đến các doanh nghiệp không xử lý kịp thời những tình huống phát sinh. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ sản xuất, xuất hàng… gây trở ngại cho các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp.
  • Cơ sở hạ tầng thông tin của doanh nghiệp chưa đáp ứng để kết nối hệ thống với các khách hàng lớn nên chưa thể tiếp cận được với các đơn hàng của họ.
  • Hệ thống thông tin tại các doanh nghiệp chưa thật sự đảm bảo an ninh nên dễ bị tấn công.

2.2.6. Rủi ro môi trường

Những rủi ro trong chuỗi cung ứng do yếu tố môi trường có thể xuất phát từ các lý do:

  • Không có nhân sự có kỹ năng.
  • Sự kiện bất ngờ, bất khả kháng như: Đình công, hỏa hoạn, bạo loạn, khủng bố, chiến tranh, thiên tai.
  • Chính sách không chắc chắn.
  • Kinh tế vĩ mô không chắc chắn.
  • Xã hội không ổn định.

Các yếu tố rủi ro:

  • Rủi ro vận hành.
  • Giá thành sản phẩm tăng do sự biến động tỷ giá trong các giao dịch thanh toán nhập khẩu nguyên phụ liệu

3. Hạn chế rủi ro chuỗi cung ứng với các báo cáo của CRIF D&B Việt Nam

Rủi ro trong chuỗi cung ứng là điều không thể tránh khỏi và biến mất hoàn toàn, bởi vậy, doanh nghiệp cần có những biện pháp để hạn chế chúng:

  • Đối với các rủi ro nội bộ: Doanh nghiệp cần liệt kê ra những rủi ro theo khả năng có thể xảy ra với doanh nghiệp mình, từ đó lên kế hoạch hạn chế và kiểm soát.
  • Đối với các rủi ro từ bên ngoài: Doanh nghiệp cần lựa chọn các bên tham gia đạt tiêu chuẩn để hạn chế rủi ro tốt nhất.

Hiện nay, để quản lý và hạn chế rủi ro từ chuỗi cung ứng, việc tìm đến các giải pháp chuyên nghiệp là một lựa chọn lý tưởng để tiết kiệm thời gian và chi phí.

CRIF D&B Việt Nam cung cấp giải pháp báo cáo quản lý rủi ro với các thông tin hữu ích từ các doanh nghiệp khác, các nhà cung cấp, nhờ đó, doanh nghiệp bạn có thể đánh giá được các rủi ro tiềm ẩn khi hợp tác với 1 doanh nghiệp bất kỳ. Giải pháp này cung cấp hai loại báo cáo dưới đây:

  • Báo cáo thông tin doanh nghiệp: Được lấy từ các nguồn đáng tin cậy nhất về thông tin kinh doanh, giúp bạn nắm được tính linh hoạt của công ty, sự ổn định về tài chính và vị thế của doanh nghiệp.
  • Báo cáo thông tin nhà cung cấp và giải pháp quản lý cung ứng: Giải pháp quản lý nhà cung cấp sẽ chủ động chứng nhận, giám sát và phân tích cơ sở nhà cung cấp của bạn, để bạn có thể giảm thiểu mọi rủi ro về sự gián đoạn của nhà cung cấp đối với doanh nghiệp của bạn. Kết hợp với báo cáo thông tin nhà cung cấp (SIR) giúp bạn đánh giá các nhà cung cấp và bên thứ ba một cách chủ động và có hệ thống, sử dụng các phân tích nâng cao, biến đổi thông tin thành những hiểu biết cho phép bạn đưa ra quyết định thông minh hơn, chiến lược hơn.

Để tìm hiểu về giải pháp báo cáo quản lý rủi ro của CRIF Việt Nam, bạn có thể tham khảo:

Giải pháp báo cáo quản lý rủi ro

Giải pháp của CRIF D&B Việt Nam giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Giải pháp của CRIF D&B Việt Nam giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trên đây là tổng hợp về khái niệm và cách phân loại các rủi ro trong chuỗi cung ứng. Để có thể hạn chế được những rủi ro đó, bạn cần có những thông tin chính xác, cập nhật về đối tác của bạn.

CRIF D&B Việt Nam với giải pháp báo cáo quản lý rủi ro sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí, nắm bắt được cơ hội kinh doanh và tăng lợi thế cạnh tranh của mình.

Để nhận được tư vấn chi tiết về giải pháp thông minh này, hãy liên hệ trụ sở CRIF D&B Việt Nam qua:

  • Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà Minh Long, số 17 Bà Huyện Thanh Quan, Phường 6, quận 3, TP.HCM, Việt Nam.
  • Hotline: 02839117288
  • Email: csvietnam@crif.com
  • Website: https://dnbvietnam.com

Từ khóa » Các Loại Rủi Ro Chủ Yếu Trong Doanh Nghiệp