Vai Trò Của Quản Trị Rủi Ro Và 8 Loại Rủi Ro Thường Gặp Trong Kinh Doanh
Có thể bạn quan tâm
Quản trị rủi ro là quá trình xác định, phân tích và xử lý các yếu tố rủi ro đã hoặc có thể sẽ xảy với doanh nghiệp. Cụ thể hơn, quản trị rủi ro là kiểm soát các rủi ro trong các sự kiện tương lai, chủ động đề phòng hơn là ứng phó.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ luôn phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ ví dụ như: hàng hóa thiếu hụt do yếu tố khách quan, nhân sự chấn thương trong quá trình làm việc, thiên tai, hỏa hoạn… Vậy nếu xảy ra những tình huống như vậy thì doanh nghiệp sẽ phải xử lý ra sao ? Phòng ban nào có thể giải quyết được hậu quả của nó?
Những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai sẽ hết sức nguy hại nếu doanh nghiệp không có các nhà quản trị rủi ro giúp họ có thể tránh hoặc hạn chế được các hậu quả có thể xảy ra.
Trong bài viết này, MBA Andrews sẽ nói về tầm quan trọng của Quản trị rủi ro và 8 loại rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp thường gặp phải.
Mục đích của việc quản trị rủi ro
Xác định những rủi ro có thể xảy ra – bao gồm việc xác định và đo lường các rủi ro do tai nạn mất mát thông qua kiểm tra, rà soát các hợp đồng, tổng hợp các khiếu nại và xem xét các rủi ro trong quá khứ để tìm ra các lỗ hổng.
Giảm thiểu rủi ro – bao gồm việc giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của những rủi ro.
Lên kế hoạch quản trị rủi ro – bao gồm việc ước tính tác động của các rủi ro khác nhau và phác thảo các phản ứng có thể nếu nguy cơ xảy ra.
Ngoài ra, quản trị rủi ro sẽ đảm bảo giải quyết ưu tiên những rủi ro có nguy cơ cao, cung cấp cơ sở hợp lý cho việc đưa ra quyết định giải quyết rủi ro và đảm bảo việc giải quyết rủi ro sẽ mất một mức chi phí thấp nhưng hiệu quả mang lại là cao nhất.
Nhìn chung, đánh giá và quản trị rủi ro chính là vũ khí tốt nhất để chống lại những thảm họa đối với dự án, kế hoạch của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải xây dựng các chiến lược cụ thể để phòng chống rủi ro và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài.
Những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến kinh doanh
Có rất nhiều yếu tố tạo ra rủi ro trong kinh doanh, tuy nhiên các chủ doanh nghiệp sẽ thường thấy những yếu tố như:
Biến động của doanh số: Nếu doanh nghiệp có sản phẩm bán ra trên thị trường có tính biến động cao thì chịu nhiều rủi ro kinh doanh hơn các doanh nghiệp có đầu ra ổn định hơn.
Biến động của chi phí đầu vào: Các doanh nghiệp có chi phí đầu vào thường biến động lớn thì rủi ro kinh doanh cũng sẽ cao.
Rủi ro từ nước ngoài: Rủi ro này do sự tác động của sự biến động tỷ giá, tình hình chính trị bất ổn, dịch bệnh,.. làm cho tỷ lệ phần trăm doanh thu từ nước ngoài thay đổi.
Quy mô chi phí cố định: nếu chi phí cố định cao, nhưng tổng chi phí không giảm khi nhu cầu giảm thì công ty sẽ phải chịu rủi ro kinh doanh sẽ cao.
Quá trình phân tích rủi ro
Quá trình phân tích rủi ro bao gồm các giai đoạn như sau:
- Xác định rủi ro: Rà soát danh mục các nguy cơ có thể xảy ra rủi ro bằng kiến thức và kinh nghiệm quá khứ. Tiếp theo, sử dụng công cụ đánh giá phân loại và xếp hạng mức độ rủi ro. Việc xếp hạng mức độ rủi ro giúp quản lý được những rủi ro nào tác động lớn hay các rủi ro nào xác suất xảy ra cao.
- Đánh giá rủi ro: Trước khi hành động để kiểm soát rủi ro, ta cần xác định nguyên nhân gốc rễ sâu xa của rủi ro đó.
- Đối phó với rủi ro: Tới bước này, các nhà quản trị rủi ro cần đưa ra các biện pháp có thể giảm hoặc tốt hơn hết là ngăn không cho rủi ro xảy ra. Câu hỏi được đặt ra lúc này là: Chúng ta có thể làm gì để giảm khả năng rủi ro này xảy ra? Có thể làm gì để giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra?
- Phát triển kế hoạch dự phòng hoặc các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong tương lai: Từ những giai đoạn trên, các nhà quản trị sẽ tổng kết và giải quyết nguyên nhân đồng thời tiếp tục phân tích kỹ hơn để đưa ra những kế hoạch trong tương lai nhằm giải quyết tốt hơn.
Các loại rủi ro trong đầu tư và kinh doanh
Rủi ro mất vốn
Ví dụ: Khi bạn mua chứng khoán của một công ty nào đó, bạn chính là người làm chủ một phần của công ty ấy. Bạn cùng chung số phận với tất cả những người làm chủ khác của công ty. Nếu công ty này “ăn nên làm ra” thì bạn được chia lợi nhuận.
Còn ngược lại, nếu công ty này làm ăn thua lỗ, số tiền vốn bạn đầu tư vào cũng sẽ sụt giảm. Theo luật đầu tư chứng khoán, bạn chỉ mất tối đa bằng với số tiền bạn mua cổ phiếu của công ty.
Để giảm thiểu thua lỗ, bạn nên tìm mua cổ phiếu của những công ty uy tín, có được sự tin cậy của nhiều người, đang trên đà phát triển hay sản phẩm của công ty có sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác trong thị trường. Hơn nữa, không nên đổ tiền vào một công ty duy nhất và cũng không nên đầu tư vào một nhóm duy nhất.
Rủi ro tiền lời
Rủi ro tiền lời thường hay đi liền với bonds – trái phiếu. Một khi tiền lời giảm, các công ty phát hành trái phiếu mua lại hay còn gọi là “call” các trái phiếu cũ có phần lời cao, và phát hành trái phiếu mới với phần lời thấp hơn.
Khi tiền lời tăng, giá công phiếu giảm, nếu lúc đó chủ nhân trái phiếu phải bán trái phiếu ra thì giá sẽ thấp hơn lúc mua vào. Để giảm thiểu giảm thiểu rủi ro tiền lời, người mua trái phiếu nên biết trái phiếu đó có bị “call” hay không, và cũng giống như rủi ro mất vốn, không nên mua một trái phiếu duy nhất của một nhà phát hành duy nhất.
Rủi ro lạm phát
Lạm phát hay còn gọi là vật giá leo thang, trong thời điểm kinh tế phát triển thịnh vượng, giá nhà cửa, đồ ăn, đồ dùng cùng nhau lên giá. Đồng tiền mất giá trị so với vật chất.
Rủi ro tài chính
Hầu hết các loại rủi ro đều ảnh hướng về tài chính, chi phí phát sinh hay sụt giảm doanh thu. Nhưng rủi ro tài chính lại phản ánh cụ thể dòng tiền tệ lưu thông trong doanh nghiệp và khả năng tổn thất tài chính đột ngột.
Ví dụ: Giả sử, phần lớn doanh thu của doanh nghiệp bạn là từ một khách hàng lớn và bạn gia hạn thời hạn thanh toán cho khách đến 60 ngày.
Trong trường hợp này, bạn đang phải đối mặt với rủi ro tài chính nghiêm trọng. Nếu khách hàng đó không thể thanh toán hoặc trì hoãn thanh toán vì bất cứ nguyên nhân gì thì doanh nghiệp của bạn cũng sẽ gặp rắc rối.
Các khoản nợ cũng làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính, đặc biệt nếu đó là những khoản nợ ngắn hạn. Nếu lãi suất tăng đột ngột, thay vì phải trả 8% thì bây giờ bạn phải trả tới 15%. Đó là khoản chi phí phát sinh lớn đối với doanh nghiệp của bạn và cũng được coi là một rủi ro tài chính.
Rủi ro tài chính sẽ tăng lên khi bạn kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Ví dụ như khi một trang trại ở California bán sản phẩm của mình ở Pháp và Đức với doanh thu là đồng euro, ở Anh là bảng Anh. Tỷ giá tiền tệ luôn dao động, điều này nghĩa là tổng thu bằng tiền đô la cũng sẽ thay đổi theo. Ví như công ty có thể bán được nhiều hàng hơn trong tháng tới nhưng khoản doanh thu bằng đô la lại ít hơn. Đó là rủi ro tài chính nghiêm trọng với doanh nghiệp.
Rủi ro về uy tín
Có rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau nhưng tất cả đều có một điểm chung: Uy tín của doanh nghiệp là thứ quan trọng bậc nhất.
Nếu uy tín doanh nghiệp của bạn bị tổn hại, bạn lập tức mất đi doanh thu vì khách hàng sẽ thận trọng hơn khi làm ăn với bạn. Ngoài ra, nó còn có thể ảnh hưởng sâu rộng hơn thế. Các nhân viên rời đi, trong khi bạn sẽ khó tìm được người thay thế bởi những ứng viên tiềm năng không muốn ứng tuyển vào công ty mà họ đã nghe được những điều tiếng không hay. Các nhà cung cấp cũng sẽ giảm bớt ưu đãi hay các nhà quảng cáo, nhà tài trợ, đối tác có thể quyết định không hợp tác với bạn nữa.
Rủi ro về uy tín có thể từ những vụ kiện tụng, vụ việc thu hồi sản phẩm, những thông tin tiêu cực về bạn hay nhân viên trong công ty hoặc từ những lời chỉ trích nặng nề về sản phẩm và dịch vụ của công ty. Vào thời điểm này, nó không chỉ là sự tổn hại về uy tín mà còn có thể là cái chết từ từ đối với công ty của bạn.
Rủi ro thị trường
Là những rủi ro liên quan đến sự vận động, thay đổi của thị trường, bao gồm cả sản phẩm, khách hàng, người tiêu dùng, nhà cung cấp, đối tác, đối thủ cạnh tranh…
Những thay đổi về xu hướng tiêu dùng có thể gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp cung như các cách thức cạnh tranh mới từ phía đối thủ có thể đe dọa trực tiếp đến doanh nghiệp của bạn.
Rủi ro hợp đồng
Là những rủi ro liên quan đến việc ký kết các hợp đồng hợp tác, hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán… Những điều khoản thiếu rõ ràng, không chặt chẽ, hoặc bị “cài bẫy” có thể gây bất lợi, dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp khi có tranh chấp.
Rủi ro bảo mật
Đó là những rủi ro liên quan đến thông tin. Bí quyết công nghệ, bí mật kinh doanh có thể bị tiết lộ, hoặc rò rỉ… Ở mức độ thông thường, doanh nghiệp có thể bị đối thủ cạnh tranh “bắt bài”; còn ở mức độ nghiêm trọng, toàn bộ một kế hoạch hay chiến lược có thể bị phá sản.
Tổng kết, để giảm thiểu những rủi ro trong kinh doanh, người đầu tư không nên chỉ đầu tư vào một lĩnh vực hay khu vực nào duy nhất cả. Thay vì chỉ tập trung vào thị trường nội địa nhà đầu tư có thể xây dựng chiến lược phát triển ở thị trường nước ngoài hay các nước có tiềm năng phát triển.
Đội ngũ quản trị rủi ro cũng cần phải thường xuyên phân tích thị trường để đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp doanh nghiệp và cần phải luôn trong tư thế sẵn sàng để ứng phó với rủi ro.
HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI
Nhận ngay HỌC BỔNG 100% khóa học “Global Leadership” tại khuôn viên Đại học Andrews, Hoa Kỳ khi đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 08/11/22 đến 31/12/2022.
*Đăng ký nhận tư vấnTẠI ĐÂY.
Từ khóa » Các Loại Rủi Ro Chủ Yếu Trong Doanh Nghiệp
-
4 RỦI RO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THƯỜNG PHẢI ĐỐI MẶT
-
Điểm Mặt 20 Loại Rủi Ro Trong Kinh Doanh Thường Gặp Nhất - MISA AMIS
-
Các Loại Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp | Trí Phúc |Tư Vấn Quản Lý Hệ Thống
-
Các Loại Chính Của Các Rủi Ro Kinh Doanh - Business
-
Các Loại Rủi Ro Thường Gặp Trong Kinh Doanh Và Cách Khắc Phục
-
Điểm Mặt 20 Loại Rủi Ro Trong Kinh Doanh Thường Gặp Nhất
-
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG DOANH NGHIỆP | SLEADER
-
NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI ...
-
Các Loại Rủi Ro Trong Đầu Tư | VCBF
-
Phân Tích Rủi Ro Tài Chính Tại Doanh Nghiệp
-
Khái Niệm Và Phân Loại Các RỦI RO Trong CHUỖI CUNG ỨNG
-
[PDF] Quản Lý Rủi Ro Doanh Nghiệp (Enterprise Risk Management - ERM) Là
-
Cách Quản Trị Rủi Ro Tài Chính Cho Doanh Nghiệp - Velotrade Blog
-
Một Số Rủi Ro Chủ Yếu Trong Thẩm định Dự án.