Khái Niệm Và Thuộc Tính Của Sản Phẩm
Có thể bạn quan tâm
VnDoc xin giới thiệu bài Khái niệm và thuộc tính của sản phẩm được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Khái niệm và thuộc tính của sản phẩm
- 1. Khái niệm sản phẩm
- 2. Các thuộc tính của sản phẩm
1. Khái niệm sản phẩm
Sản phẩm là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế học, công nghệ học, xã hội học…trong mọi lĩnh vực sản phẩm được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau với những mục đích nhất định.
Trong kinh doanh và quản trị chất lượng thì khái niệm sản phẩm phải gắn liền với thỏa mãn mục đích, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và hiệu quả kinh tế cao.
Sản phẩm là gì? Khi nào nó đạt đến chất lượng mong muốn? nó có khả năng thỏa mãn nhu cầu ra sao? Làm sao để lượng hóa được mức độ thỏa mãn của nó khi sử dụng? Hiệu quả của nó ra sao? Nói đến thuật ngữ sản phẩm, từ thực tế cạnh tranh trên thị trường, người ta quan niệm sản phẩm không chỉ là những sản phẩm vật chất cụ thể mà còn là những sản phẩm dịch vụ và các quá trình.
Theo ISO 8402: 1994: “Sản phẩm (product) là kết quả của các hoạt động hoặc các quá trình. Quá trình là tập hợp nguồn lực và hoạt động liên quan đến nhau để biến đầu vào thành đầu ra”.
Nguồn lực ở đây bao gồm các nguồn nhân lực, vật lực, trí lực…
Sản phẩm bao gồm các vật thể hữu hình và vô hình (các dịch vụ, thông tin…). Nó có thể là các bán thành phẩm đã chế biến, các tổ hợp đã lắp ghép…Nó cũng có thể được tạo ra theo một chủ định nào đó (đáp ứng các yêu cầu cụ thể hoặc thỏa mãn khách hàng) và cũng có thể không theo bất cứ ý muốn, chủ định nào (chất ô nhiễm, phế phẩm…).
Theo ISO 9000: 2015: sản phẩm là “kết quả của các quá trình”. Các sản phẩm có thể là:
- Các loại vật dụng cụ thể
- Các dịch vụ
- Các sản phẩm phần mềm
Đối với những sản phẩm có kết cấu từ nhiều thành phần thuộc các hình thức khác nhau, việc xếp nó vào loại nào sẽ phụ thuộc vào thành phần nổi trội hơn. Ví dụ: sản phẩm “xe hơi” gồm các sản phẩm phần cứng (săm lốp, các phụ tùng, linh kiện..), vật liệu (nhiên liệu, dung dịch làm mát…) sản phẩm phần mềm (các loại chương trình điều khiển, phần mềm kiểm soát động cơ…) và các dịch vụ vận hành (bảo hành, hướng dẫn vận hành…do người bán hàng thực hiện). Trong trường hợp này, ta có thể gọi sản phẩm xe hơi là sản phẩm thuần vật chất.
Cũng trong tiêu chuẩn này, quá trình (process) được định nghĩa là “tập hợp các sản phẩm có liên quan lẫn nhau hoặc tương tác để biến đổi đầu vào thành đầu ra”. Cũng cần hiểu rằng trong bất kỳ hoạt động nào, đầu vào của một quá trình này thường là đầu ra của quá trình khác. Các quá trình trong một tổ chức thường được lập kế hoạch và được tiến hành trong điều kiện được kiểm soát để tăng giá trị. Sản phẩm là kết quả của quá trình hoạt động của các ngành sản xuất vật chất và dịch vụ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Từ định nghĩa trên, ta có thể chứng minh một vấn đề là: Kết quả ở đầu ra của các quá trình hay các hoạt động nào đó (sản phẩm, dịch vụ…) có tốt hay không phụ thuộc vào rất nhiều vào chất lượng của các quá trình, phụ thuộc vào cách thức tổ chức và kiểm soát các quá trình đó.
2. Các thuộc tính của sản phẩm
Mỗi sản phẩm đều cấu thành bởi rất nhiều các thuộc tính đặc trưng có giá trị sử dụng đáp ứng những nhu cầu của con người. Chất lượng của các đặc tính này phản ánh mức độ chất lượng đạt được của sản phẩm đó. Mỗi thuộc tính chất lượng của sản phẩm thể hiện thông qua một tập hợp các thông số kinh tế - kỹ thuật phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Các thuộc tính này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra một mức độ chất lượng nhất định của sản phẩm. Đối với những nhóm sản phẩm khác nhau những yêu cầu về các thuộc tính phản ánh chất lượng có khác nhau. Tuy nhiên, những thuộc tính chung nhất phản ánh chất lượng sản phẩm gồm:
Tính năng, tác dụng của sản phẩm: tính năng tác dụng của sản phẩm là khả năng của sản phẩm đó có thể thực hiện các chức năng, hoạt động mong muốn đáp ứng được mục đích sử dụng của sản phẩm. Nhóm này đặc trưng cho các thông số kỹ thuật xác định chức năng tác dụng chủ yếu của sản phẩm. Nó bị quy định bởi các chỉ tiêu kết cấu vật chất, thành phần cấu tạo và đặc tính về cơ, lý, hoá của sản phẩm. Các yếu lố này được thiết kế theo những tổ hợp khác nhau tạo ra chức năng đặc trưng cho hoạt động của sản phẩm và hiệu quả của quá trình sử dụng sản phẩm đó.
Tuổi thọ hay độ bền của sản phẩm. Đây là yếu tố đặc trưng cho tính chất của sản phẩm giữ được khả năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo đúng các yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng quy định. Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng. Tuy nhiên yếu tố tuổi thọ của sản phẩm cần phải được thiết kế hợp lý trong điều kiện hiện nay do tính chất hao mòn vô hình gây ra.
Các yếu tố thẩm mỹ. Đặc trưng cho sự truyền cảm, sự hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước sự hoàn thiện, tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính thời trang.
Độ tin cậy của sản phẩm. Đây là yếu tố đặc trưng cho thuộc tính của sản phẩm liên tục duy trì được khả năng làm việc không bị hỏng hóc, trục trặc trong một khoảng thời gian nào đó. Độ tin cậy là một yếu tố rất quan trọng phản ánh chất lượng của một sản phẩm đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và phát triển thị trường.
Độ an toàn của sản phẩm. Những chỉ tiêu an toàn trong sử dụng, vận hành sản phẩm, an toàn đối với sức khỏe người tiêu dùng và môi trường là yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với mỗi sản phẩm trong điều kiện tiêu dùng hiện nay. Yếu tố này đặc biệt quan trọng đối với những sản phẩm trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như các đồ thực phẩm ăn uống, thuốc chữa bệnh... Khi thiết kế sản phẩm luôn phải coi đây là yếu tố cơ bản không thể thiếu được của một sản phẩm.
Tính tiện dụng. Phản ánh những đòi hỏi về tính sẵn có tính dễ vận chuyển, bảo quản và dễ sử dụng của sản phẩm.
Tính kinh tế của sản phẩm. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những sản phẩm khi vận hành cần sử dụng tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Ngoài những yếu tố hữu hình có thể đánh giá cụ thể đơn giản mức chất lượng thì để phản ánh chất lượng còn có các thuộc tính vô hình rất khó đánh giá nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với khách hàng khi đánh giá chất lượng của một sản phẩm. Những yếu tố này gồm:
Các yếu tố như tên, nhãn hiệu, danh tiếng, uy tín của sản phẩm cũng trở thành bộ phận quan trọng trong cấu thành chất lượng sản phẩm. Bản thân uy tín, danh tiếng được coi như yếu tố chất lượng vô hình tác động lên tâm lý lựa chọn của khách hàng.
Những dịch vụ kèm theo cũng là một yếu tố thành phần của chất lượng sản phẩm đảm bảo cho việc thành công của các doanh nghiệp trên thị trường.
Mức độ chất lượng sản phẩm phụ thuộc chặt chẽ vào mức độ chất lượng của từng đặc tính chất lượng và sự tác động tổng hợp của các thuộc tính này. Mỗi thuộc tính có tầm quan trọng khác nhau tùy thuộc vào loại sản phẩm, mục đích và yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Trách nhiệm của các doanh nghiệp là xác định được mức chất lượng tổng hợp giữa các thuộc tính này một cách hợp lý nhất đối với từng loại sản phẩm.
---------------------------------------
Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và thuộc tính của sản phẩm về khái niệm và một số thuộc tính của sản phẩm...
Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Khái niệm và thuộc tính của sản phẩm. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.
Từ khóa » Ví Dụ Về Các Thuộc Tính Chất Lượng Sản Phẩm
-
Các Thuộc Tính Chất Lượng Sản Phẩm - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chất Lượng Là Gì? Ví Dụ Về Chất Lượng Sản Phẩm Và Dịch Vụ - Goodvn
-
Chất Lượng Sản Phẩm Là Gì? 8 Yếu Tố Tạo Nên Chất Lượng Hàng Hóa
-
Quản Trị Chất Lượng- Chất Lượng Sản Phẩm
-
Khái Niệm Chất Lượng Là Gì? Ví Dụ Cụ Thể Về Chất Lượng? - Isocert
-
Chất Lượng Sản Phẩm Là Gì - TTMN
-
[PDF] BÀI 2 CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM - Topica
-
Thuộc Tính Và Biến Thể Sản Phẩm - Hướng Dẫn Sử Dụng Haravan
-
Chất Lượng Là Gì Cho Ví Dụ - Thả Rông
-
Chất Lượng Sản Phẩm Là Gì? Nhân Tố ảnh Hưởng đến Chất Lượng Sản ...
-
Chất Lượng Sản Phẩm Là Gì - Ví Dụ Cụ Thể Về Chất Lượng
-
[PDF] BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM - Topica
-
Ví Dụ Về Nâng Cao Chất Lượng Sản Phẩm