KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐIỆN LI, SỰ ĐIỆN LI. PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN ...
Có thể bạn quan tâm
A. LÍ THUYẾT
I. KHÁI NIỆM VỀ CHẤT ĐIỆN LI, SỰ ĐIỆN LI VÀ CƠ CHẾ CỦA SỰ ĐIỆN LI
1. Khái niệm chất điện li, sự điện li
- Chất điện li: là những chất khi tan trong nước tạo thành dung dịch có tính dẫn điện.
- Sự điện li: là quá trình phân li các chất trong nước ra ion. Những chất khi tan trong nước phân li ra ion được gọi là chất điện li.
- Chất điện li gồm có: axit, bazo và muối.
2. Cơ chế của quá trình điện li
a. Cơ chế của quá trình điện li:
- Ta xét quá trình tương tác giữa phân tử nước và phân tử các chất điện li dẫn đến sự phân li của các chất này trong nước.
- Phân tử H2O là phân tử có cực, liên kết O – H trong H2O là liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp e dùng chung lệch về phía oxi, nên ở oxi có dư điện tích âm, còn ở hidro có dư điện tích dương.
- Khi hòa tan chất điện li vào nước, chất điện li có thể là hợp chất ion (VD: NaCl…) hoặc hợp chất cộng hóa trị có cực, sẽ xảy ra sự tương tác giữa các phân tử nước với các phân tử chất điện li, phần mang điện tích âm (anion) của phân tử chất điện li sẽ hút phần mang điện tích dương của phân tử nước và ngược lại, phần mang điện tích dương (cation) sẽ hút phần mang điện tích âm của phân tử H2O. Quá trình tương tác này kết hợp với sự chuyển động không ngừng của các phân tử nước đẫn đến sự điện li các phân tử chất này ra thành các ion mang điện tích (+) và (-) trong nước.
- Các hợp chất ancol etylic, glixerol…không phải là chất điện li do trong phân tử có liên kết phân cực nhưng rất yếu, nên dưới tác dụng của các phân tử nước chúng không thể phân li ra ion được.
b. Biểu diễn sự điện li
- Quá trình điện li của các chất điện li được biểu diễn bằng các phương trình điện li:
NaCl → Na+ + Cl-
HCl → H+ + Cl-
CH3COOH H+ + CH3COO-
3. Độ điện li
- Độ điện li α (anpha) của chất điện li là tỉ số giữa số phân tử phân li ra ion (n) và tổng số phân tử hòa tan (no)
α =
- Độ điện li của các chất điện li khác nhau nằm trong khoảng 0 < α ≤ 1. Đối với các chất không điện li, α = 0.
- Độ điện li được thường được biểu diễn dưới dạng phần trăm.
- Độ điện li phụ thuộc vào nhiệt độ, nồng độ dung dịch, bản chất của chất tan và dung môi.
II. PHÂN LOẠI CHẤT ĐIỆN LI
4. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu
a. Chất điện li mạnh:
- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
- Chất điện li mạnh có α = 1
- Chất điện li mạnh bao gồm: các axit mạnh HCl, HNO3, H2SO4…., các bazo mạnh như NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2… và hầu hết các muối.
- Phương trình điện li của chất điện li mạnh: dùng dấu mũi tên 1 chiều chỉ chiều của quá trình điện li
H2SO4 → 2H+ + SO42-
b. Chất điện li yếu
- Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
- Độ điện li của các chất điện li yếu nằm trong khoảng 0 < α < 1.
- Chất điện li yếu gồm: các axit yếu, các bazo yếu…
- Phương trình điện li của các chất điện li yếu: dùng dấu mũi tên 2 chiều
Mg(OH)2 Mg2+ + 2OH-
* Lưu ý: Sự điện li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch. Cân bằng điện li được thiết lập khi tốc độ phân li ra ion và tốc độ kết hợp các ion thành phân tử là bằng nhau. Cân bằng điện li là cân bằng động, cũng có hằng số cân bằng K và tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê, giống như mọi cân bằng hóa học khác.
- Ảnh hưởng của sự pha loãng đến sự điện li: Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li đều tăng. Do sự pha loãng khiến cho các ion (+) và (-) của chất điện li rời xa nhau hơn, ít có điều kiện va chạm vào nhau để tạo lại phân tử, đồng thời sự pha loãng không làm cản trở đến sự điện li của các phân tử.
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1:Sự điện li là
A. Sự phân li các chất thành các phân tử nhỏ hơn
B. Sự phân li các chất thành ion trong nước
C. Sự phân li các chất thành các nguyên tử cấu tạo nên
D. Sự phân li các chất thành các chất đơn giản
Câu 2:Chất điện li là:
A. Chất tan trong nước
B. Chất dẫn điện
C. Chất phân li trong nước thành các ion
D. Chất không tan trong nước
Câu 3:Dung dịch nào dẫn điện được
A. NaCl
B. C2H5OH
C. HCHO
D. C6H12O6
Câu 4:Chất nào không là chất điện li
A. CH3COOH
B. CH3COONa
C. CH3COONH4
D. CH3OH
Câu 5:Cho các chất: NaOH,Na2CO3,Ca(OH)2, CaCO3, CH3COONa, C2H5OH,C2H5ONa, HCl, H2SO4,BaCl2, BaSO4 . Số các chất khi cho thêm nước tạo thành dung dịch dẫn điện là:
A. 11
B. 8
C. 9
D. 10
Câu 6: Cho các chất : NaCl (dung dịch), KCl (rắn), CaCO3 (rắn), Pb(NO3)2 (dung dịch), PbSO4 (rắn), Na2O (rắn), Ba (rắn), Fe (rắn), C6H12O6 (dung dịch), nước cất.
a, Số chất dẫn điện là:
A. 1
B. 2
C. 4
D. 3
b, Số chất khi thêm H2O được dung dịch dẫn điện là:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 8
c, Cho thêm H2O vào toàn bộ các chất,sau đó cô cạn hoàn toàn dung dịch,số sản phẩm thu được dẫn điện là :
A. 0
B. 6
C. 2
D. 1
Câu 7:Cho các chất khí :NH3,Cl2,SO2, CO2, SO3, HCl, HF, HBr, F2, H2O, O2, H2
a,Số chất điện li là
A. 4
B. 5
C. 8
D. 6
b, Số chất khi thêm H2O được dung dịch dẫn điện là:
A. 1
B. 8
C. 9
D. 7
Câu 8:Chất nào sau đây dẫn điện
A. NaCl nóng chảy
B. CaCO3 nóng chảy
C. AlCl3 nóng chảy
D. 2 trong 3 chất trên
Câu 9:Chất nào sau đây dẫn điện
A. NaOH đặc
B. NaOH khan
C. NaOH nóng chảy
D. Cả A và C
Câu 10:Phương trình điện li nào đúng?
A. NaCl → Na2+ + Cl-
B. Ca(OH)2 → Ca2+ + 2 OH-
C. C2H5OH → C2H5+ + OH-
D. Cả A,B,C
Câu 11:Câu nào sau đây giải thích glucôzơ không là chất điện li
(1) Dung dịch glucozơ không dẫn điện
(2) Phân tử glucozơ không phân li thành các ion trong dung dịch
(3) Trong dung dịch glucôzơ không có dòng e dẫn điện
A. (1)
B. (2)
C. (1) và (2)
D. (1), (2) và (3)
Câu 12: Dung dịch muối,axit,bazơ là những chất điện li vì:
A. Chúng có khả năng phân li thành ion trong dung dịch
B. Dung dịch của chúng dẫn điện
C. Các ion thành phần có tính dẫn điện
D. Cả A,B,C
Câu 13:Chọn câu đúng
A. Mọi chất tan đều là chất điện li
B. Mọi axit mạnh đều là chất điện li
C. Mọi axit đều là chất điện li
D. Cả ba câu đều sai
Câu 14:Công thức tính độ điện li là:
A. α = m chất tan / m dung dịch
B. α =m điện li / m chất tan
C. α = n điện li / n dung dịch
D. α =n điện li / n dung dịch
Câu 15: Cho các giá trị (1)α =0 (2)α=1 (3) 0<α
a, Các chất điện li mạnh có giá trị α nào ?
A. (2)
B. (3)
C. (4)
D. (5)
b, Các chất điện li yếu có giá trị α nào?
A. (1)
B. (3)
C. (4)
D. (5)
c, Chất không điện li có giá trị α nào ?
A. (1)
B. (3)
C. (4)
D. Đáp án khác
Câu 16: Trong các yếu tố sau
(1) Nhiệt độ (2) Áp suất (3) Xúc tác
(4) Nồng độ chất tan (5) Diện tích tiếp xúc (6) Bản chất chất điện li
a, Yếu tố nào ảnh hưởng đến độ điện li ?
A. (1), (4),(6)
B. (1),(3),(4),(6)
C. (1),(2),(3),(5)
D. (2),(4),(5),(6)
b, Yếu tố nào ảnh hưởng đến hằng số điện li?
A. (1),(2),(6)
B. (1),(6)
C. (1),(4),(6)
D. (1),(2),(3),(4),(5),(6)
Câu 17:Chọn câu đúng
A. Các muối của kim loại kiềm đều là các chất điện li mạnh
B. Tất cả các chất điện li đều ít nhiều tan trong nước
C. Các chất hữu cơ đều là các chất điện li yếu
D. Chỉ khi tan trong H2O,các chất mới phân li thành ion
Câu 18:Cho các chất sau: NaCl, HCl, AgCl, NaOH, Ca(OH)2, C2H5OH, CH3COOH, CH3COONa, CaCO3, BaCl2, BaSO4, HgCl2, HgI2, H2O
a, Số chất điện li mạnh là
A. 14
B. 11
C. 7
D. 6
b, Số chất điện li yếu là
A. 6
B. 7
C. 10
D. 14
c, Số chất không điện li là
A. 1
B. 3
C. 5
D. 7
Câu 19: Cho dung dịch CH3COOH có cân bằng CH3COOH ⇄ CH3COO-- + H+
a, Dung dịch chứa những ion nào?
A. CH3COOH,H+,CH3COO-
B. H+,CH3COOH
C. H+,CH3COO-
D. H2O,CH3COOH
b, Khi cho thêm HCl vào dung dịch thì độ điện li thay đổi như thế nào?
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Tăng giảm tuỳ thuộc vào nồng độ HCl
c, Dung dịch bây giờ chứa những chất nào? A. H+.CH3COOH,Cl-
B. HCl,CH3COOH
C. H+,Cl-,CH3COO-
D. H+,CH3COOH,Cl-,CH3COO-
Câu 20: Cho các chất : (1)NaOH, (2)HSO4-, (3)Ag2SO4, (4) CaCO3,(5)C2H5OH
Sắp xếp theo chiều độ điện li giảm dần
A. (1)>(2)>(3)>(4)>(5)
B. (1)=(2)>(3)>(4)>(5)
C. (1)=(2)=(3)=(4)>(5)
D. (1)>(2)>(3)>(4)=(5)
Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT
ĐÀO TẠO NTIC
Địa chỉ: Đường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng Hotline: 0905540067 - 0778494857
Email: daotaontic@gmail.com
Từ khóa » độ điện Li Anpha Là Gì
-
Lý Thuyết Sự điện Li - Thầy Dũng Hóa
-
Độ điện Li Alpha
-
Độ điện Li Là Gì? Hằng Số Phân Li Là Gì? Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào?
-
Phương Pháp Giải Bài Tập độ điện Li Alpha - MÔN HÓA Lớp 11
-
Độ điện Li Là Gì
-
Độ điện Li (anpha) Là Gì - Hóa Học Lớp 11
-
Tính độ điện Li
-
Điện Li – Wikipedia Tiếng Việt
-
độ điện Li Là Gì Tại Sao Lại Có Câu độ điện Li Và Hằng Số điện Li ...
-
Độ Điện Li Là Gì - Thế Nào Là Điện Li - Thienmaonline
-
Độ điện Li Là Gì? Hằng Số Phân Li Là Gì? Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào?
-
Độ điện Li, Hằng Số điện Li
-
Bài Tập Chất điện Li (tính độ điện Li, Nồng độ Ion Và PH Dd)
-
Độ điện Li Là Gì - Onfire