Khái Quát Trình Tự Lập Luận Của Các Văn Bản Nghị Luận Trung đại đã ...

Đua top nhận quà tháng 3/2022

Nội dung chính Show
  • HỆ THỐNG KIẾN THỨC [edit]
  • NỘI DUNG CẢM HỨNG YÊU NƯỚC [edit]
  • Video liên quan

Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

  • trangpham
  • Quản trị viên của Hoidap247.com

  • 07/05/2020

  • Cám ơn 4

Trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Nối câu ở cột A với hành động nói phù hợp ở cột B.

Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Luận điểm là gì ? Khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng.

1. Thời gian

Thời trung đại: thế kỉ XX - hết thế kỉ XIX.

2. Chữ viết

Thường được viết bằng chữ Hán

3. Thể văn

Chiếu, hịch, biểu, cáo, văn tế,...

4. Mục đích sáng tác

Thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, những vấn đề trọng đại của lịch sử

5. Lực lượng sáng tác

Chủ yếu là tầng lớp thống trị trong xã hội: vua, quan, tướng lĩnh, những người đứng đầu, giữ những trọng trách quan trọng đối với sự tồn vong, phát triển của quốc gia, dân tộc.

6. Đặc điểm nghệ thuật

  • Viết theo lối văn biền ngẫu, với các câu văn dài, cân đối, các vế song song nhau, tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, trùng điệp về ý tứ, lập luận.
  • Sử dụng nhiều điển cố, điển tích, mang tính uyên bác, cô đọng, lời ít, ý nhiều.

HỆ THỐNG KIẾN THỨC [edit]

STT

Tác phẩm

Tác giả

Chữ viết

Thể loại

Hoàn cảnh sáng tác

Vấn đề nghị luận

Nội dung

Nghệ thuật

1

Chiếu dời đô

- Lí Công Uẩn (974 – 1028) tức vua Lí Thái Tổ, quê Bắc Ninh.

- Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, lập được nhiều chiến công.

- Ông là người sáng lập nên vương triều nhà Lí.

Chữ Hán

Chiếu

Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay).

Đề cập đến vấn đề định đô.

Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.

- Kết cấu chặt chẽ, tiêu biểu cho văn nghị luận.

- Thuyết phục người nghe bằng lí lẽ và bằng tình cảm chân thành.

2

Hịch tướng sĩ

- Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300) là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.

- Ông là người có phẩm chất cao quý; văn võ song toàn; người làm nên chiến công vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên của dân tộc ta.

Chữ Hán

Hịch

Trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) – lần gay go, quyết liệt nhất; giặc cậy thế mạnh – ngang ngược, hống hách; ta – sôi sục căm thù và quyết tâm thắng giặc. Trong hàng ngũ tướng sĩ lúc này có người dao động, có tư tưởng cầu hòa. Để thắng lợi, tất cả phải một lòng quyết tâm đánh giặc. “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ra đời nhằm đáp ứng kịp thời   nhiệm vụ này.

Tinh thần quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.

Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.

Là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.

3

Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô đại cáo)

- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu là Ức Trai

- Ông có vai trò lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đến toàn thắng.

- Nguyễn Trãi trở thành một nhân vật lịch sử lỗi lạc: nhà yêu nước vĩ đại, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Chữ Hán

Cáo

"Bình Ngô đại cáo" được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi (1428), do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo.

- Ra đời trong không khí hào hùng của ngày vui độc lập, sau khi quân ta đại thắng, quân giặc phải giảng hòa rút quân về nước, nước ta bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên phục hưng dân tộc.

Chân lí độc lập của dân tộc Đại Việt thế kỉ XV.

Đoạn trích có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.

- Trình tự lập luận chặt chẽ

- Lời văn cô đọng, hàm súc.

- Giọng văn đanh thép, hùng hồn.

- Chứng cứ sống động.

- Lập luận sắc sảo, có sức thuyết phục sâu sắc.

4

Bàn luận về phép học

- Nguyễn Thiếp (1723 - 1804) tự là Khải Xuyên, hiệu là Lạp Phong Cư Sĩ, người đương thời kính trọng thường gọi là La Sơn Phu Tử.

- Nguyễn Thiếp từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau đó từ quan về dạy học; sau đó ra giúp triều Tây Sơn, được vua Quang Trung rất trọng dụng và khi Quang Trung mất, ông về ở ẩn đến cuối đời.

Chữ Hán

Tấu

Vua Quang Trung từng mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều Tây Sơn nhưng vì nhiều lí do Nguyễn Thiếp chưa nhận lời. Ngày 10 tháng 7 niên hiệu Quang Trung năm thứ tư (1791), vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến vì "có nhiều điều bàn nghị". Lần này, ông bằng lòng vào Phú Xuân và chịu bàn quốc sự. Ông đã làm bài tấu này dâng lên vua Quang Trung vào tháng 8 - 1791.

Phương pháp học tập

Giúp ta hiểu mục đích của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt, học phải đi đôi với hành.

- Trình tự lập luận lô-gíc, chặt chẽ

- Lời văn ngắn gọn, cô đúc, giàu hình ảnh; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.

NỘI DUNG CẢM HỨNG YÊU NƯỚC [edit]

1. Lòng yêu nước, tự hào về truyền thống lịch sử của đất nước, tự hào quê hương, giống nòi, đặc biệt là truyền thống chống giặc ngoại xâm.

Ví dụ: Với trích đoạn “Nước Đại Việt ta”, đó là niềm tự hào về nền văn hiến lâu đời của đất nước (vốn xưng nền văn hiến đã lâu), về phong tục tập quán riêng của quê hương (phong tục Bắc Nam cũng khác), truyền thống dựng và giữ nước qua các triều đại trong lịch sử (Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập) và tự hào về những anh hùng hào kiệt của dân tộc (hào kiệt đời nào cũng có).

2. Khát vọng xây dựng một đất nước vững mạnh, triều chính vững bền, nhân dân được hưởng cuộc sống thái bình no ấm.

Ví dụ: Trích đoạn “Chiếu dời đô” đã đưa ra lí do vì sao phải dời đô khỏi Hoa Lư. Việc dời đô không chỉ phù hợp với ngôi vị của đế vương, tác động đến vận số của triều đại mà còn quan trọng hơn cả, cuộc sống của muôn dân, sự sống của muôn loài phát triển tốt tươi, thuận lợi, tốt đẹp.

3. Khi đất nước có giặc ngoại xâm thì yêu nước là căm thù giặc, nêu cao ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Ví dụ: “Hịch tướng sĩ” đã minh chứng sự ngang ngược, tội ác của quân giặc và nguy cơ xâm lược của chúng bằng những hình ảnh ẩn dụ, mang tính ước lệ, và thủ pháp khoa trương quen thuộc ở những hành động, cử chỉ, trạng thái mãnh liệt của chủ thể. Từ đó lột tả sâu sắc, mạnh mẽ tâm trạng sục sôi, ý chí căm thù nhưng cũng vô cùng đau xót của tác giả Trần Quốc Tuấn.

4. Yêu nước là đề cao, trân trọng những tấm gương xả thân vì đất nước.

Ví dụ: “Hịch tướng sĩ” nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ cả xưa và nay để khích lệ lòng trung nghĩa, tinh thần xả thân vì nước của các tướng sĩ ở đoạn mở đầu.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 8. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.

Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 8 (chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: (1) Tóm tắt lý thuyết (Lesson summary): hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. (2) Video bài giảng (phát âm): video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. (3) Bài tập thực hành (practice task) giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. (4) Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. (5) Kiểm tra cả bài (unit test): đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn (unit).

Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 8 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 8 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 8, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Từ khóa » Sơ đồ Trình Tự Lập Luận Của Hịch Tướng Sĩ