Khái Quát Tự Nhiên

Trang chủ Lớp 7 Địa lí lớp 7 (sách cũ) Khái quát tự nhiên Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ - Khái quát tự nhiên. Khu vực Trung và Nam Mĩ gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ

Khái quát tự nhiênKhu vực Trung và Nam Mĩ gồm eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa Nam Mĩ.

 Với diện tích 20.5 triệu km2, Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lý rộng lớn.

Advertisements (Quảng cáo)

Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Cooc-đi-e, có núi cao chạy dọc eo đất và nhiều núi lửa hoạt động. Ở các sườn núi hướng về phía đông và các đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ.Quần đảo Ăng-ti là một vòng cung gồm vô số các đảo lớn nhỏ, kéo dài từ cửa vịnh Mê-hi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ, bao quanh biển Ca-ri-bê. Phía đông các đảo có mưa nhiều nên rừng rậm phát triển, phía tây mưa ít nên phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.b) Khu vực Nam MĩNam Mĩ có ba khu vực địa hình.Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Địa lí lớp 7 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

  • Môn học khác Lớp 7
  • Lịch sử và Địa lí 7 sách Kết nối tri thức
  • SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Cánh diều
  • SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Chân trời sáng tạo
  • SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức
  • SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh diều

Advertisements (Quảng cáo)

Danh sách bài tập

Sự phân hoá tự nhiên Bài 2 trang 127 sgk sách Địa 7, Bài 2. So sánh đặc điểm địa hình Nam MT với địa hình Bắc Mĩ. Bài 1 trang 127 sgk địa lí 7, Bài 1. Quan sát hình 41.1, nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.

Từ khóa » Trình Bày Khái Quát Tự Nhiên Trung Và Nam Mĩ