Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam - Lý Thuyết Ngữ Văn 10
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết Ngữ văn 10: Khái quát văn học dân gian Việt Nam được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam
- 1/ Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- 2/ Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
- 3/ Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
- 4/ Bài tập minh họa bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
1/ Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
a/ Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng)
- Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian
- Đó là nhu cầu sáng tác và thưởng thức văn học dân gian một cách trực tiếp
- Là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên với cộng đồng
- Phương thức truyền miệng tạo nên hình thức diễn xướng của văn học dân gian.
b/ Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể
- Tập thể là một biểu hiện khác của phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Quá trình ấy bắt đầu do một cá nhân diễn xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận; sau đó tiếp tục được lưu truyền và được hoàn thiện về mọi mặt
2/ Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
- Thần thoại: Kể về các vị thần, nhằm giải thích các hiện tượng xã hội.
- Sử thi: Kể các sự kiện có ý nghĩa trọng đại với toàn thể cộng đồng
- Truyền thuyết: Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử, thể hiện ý thức lịch sử của dân tộc
- Truyện cổ tích: Kể về số phận các kiểu nhân vật quen thuộc; thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lý xã hội
- Truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ý gợi đến những triết lí hoặc kinh nghiệm ở đời
- Truyện cười: Kể lại các hiện tượng gây cười nhằm giải trí hoặc phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống
- Tục ngữ: Lời nói đúc kết kinh nghiệm sản xuất hoặc kinh nghiệm sống
- Câu đố: Miêu tả sự vật theo lối ám chỉ nhằm giải trí và rèn luyện khả năng liên tưởng, suy đoán
- Ca dao: Diễn tả đời sống tâm tư, tình cảm con người
- Vè: Kể lại hoặc bình luận những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời
- Truyện thơ: Kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do
- Chèo: Tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi cái tốt hoặc phê phán cái xấu.
3/ Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam
a/ Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc
- Tri thức của kho văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh vực đời sống: tự nhiên, xã hội và con người
- Tri thức phần lớn là kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn
b/ Văn học dân gian có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người
- Giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan
- Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: lòng yêu đất nước, quê hương....
c/ Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc
- Văn học dân gian được mài giũa, chắt lọc qua không gian và thời gian trở thành viên ngọc sáng trong kho tàng văn hóa Việt Nam
- Là nền tảng cho văn học viết hình thành và phát triển. Làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà.
4/ Bài tập minh họa bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam
Đề bài: Nêu các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam? Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam? Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
Gợi ý làm bài
Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
- Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
- Văn học dân gian là kết quả của những quá trình sáng tác tập thể.
- Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng quá trình này, lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa, bổ sung cho tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn.
- Mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung, ai cũng có thể tùy ý thêm bớt, sửa chữa.
- Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
- Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè... Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...). Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao động giúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc).
- Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
- Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo,
- Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
+ Văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc (kho trí khôn của nhân dân về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người). Kho tri thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế. Vào trong các tác phẩm, nó được mã hóa bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ thuật tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền cùng năm tháng.
+ Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Vì thế, nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạp, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,...). Văn học dân gian cũng vì thế mà góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ xưa và nay.
+ Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học dân nước nhà. Nó đã trở thành những mẫu mực để đời sau học tập. Nó là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.
---------------------------------------
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Với nội dung bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, khái niệm và vai trò của văn học dân gian Việt Nam..
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 10: Khái quát văn học dân gian Việt Nam cho các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 10, Soạn văn 10 ngắn gọn, Soạn văn 10 siêu ngắn, Văn mẫu lớp 10, Soạn văn 10. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Từ khóa » đặc Trưng Của Văn Học Dân Gian Văn 10
-
Trình Bày Các đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian - Tech12h
-
Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam - Ngữ Văn 10 - HOC247
-
Trình Bày Các đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian
-
Trình Bày Từng đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian
-
Đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Những đặc Trưng Của Văn Học Dân Gian | Soạn Văn 6 Chi Tiết
-
Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam Văn 10 - Tóm Tắt Và Soạn Bài
-
Trình Bày Các đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian
-
Trình Bày Các đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian - Top Lời Giải
-
Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam Trang 16 SGK Ngữ Văn 10
-
Văn Học Dân Gian Là Gì? Văn Học Dân Gian Gồm Những Thể Loại Nào ...
-
Trình Bày Các đặc Trưng Cơ Bản Của Văn Học Dân Gian
-
Soạn Bài Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam Sgk Ngữ Văn 10 Tập 1
-
Văn 10 - Đặc Trưng Của Văn Học Dân Gian Và Văn Học Viết