Khái Quát Văn Học Dân Gian Việt Nam - Ngữ Văn 10 - HOC247

YOMEDIA NONE Trang chủ Ngữ Văn 10 Tuần 2 Ngữ Văn 10 Khái quát văn học dân gian Việt Nam - Ngữ văn 10 ADMICRO Lý thuyếtSoạn bài 48 FAQ

Học 247 xin giới thiệu đến các em bài giảng Khái quát văn học dân gian, mong rằng bài giảng sẽ giúp các em nắm những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, hiểu được những giá trị to lớn của văn học dân gian và nhớ được một số thể loại văn học dân gian. Chúc các em nắm vững những kiến thức cần thiết trước khi đến lớp!

ATNETWORK YOMEDIA

1. Tóm tắt bài

1.1. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

a. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng)

b. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể

1.2. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam

1.3. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

a. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc

b. Văn học dân gian có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người

c. Văn học dân gian có giá trị thẫm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

2. Bài tập minh họa

3. Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Tóm tắt bài

1.1. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

a. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (Tính truyền miệng)

  • Truyền miệng là phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian
  • Đó là nhu cầu sáng tác và thưởng thức văn học dân gian một các trực tiếp
  • Là hình thức giao tiếp trực tiếp giữa các thành viên với cộng đồng
  • Phương thức truyền miệng tạo nên hình thức diễn xướng của văn học dân gian.

b. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể

  • Tập thể là một biểu hiện khác của phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học dân gian. Quá trình ấy bắt đầu do một cá nhân diễn xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận; sau đó tiếp tục được lưu truyền và được hoàn thiện về mọi mặt

1.2. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam

  • Thần thoại: Kể về các vị thần, nhằm giải thích các hiện tượng xã hội.
  • Sử thi: Kể các sự kiện có ý nghĩa trọng đại với toàn thể cộng đồng
  • Truyền thuyết: Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử, thể hiện ý thức lịch sử của dân tộc
  • Truyện cổ tích: Kể về số phận các kiểu nhân vật quen thuộc; thể hiện quan niệm và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lý xã hội
  • Truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ý gợi đến những triết lí hoặc kinh nghiệm ở đời
  • Truyện cười: Kể lại các hiện tượng gây cười nhằm giải trí hoặc phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống
  • Tục ngữ: Lời nói đúc kết kinh nghiệm sản xuất hoặc kinh nghiệm sống
  • Câu đố: Miêu tả sự vật theo lối ám chỉ nhằm giải trí và rèn luyện khả năng liên tưởng, suy đoán
  • Ca dao: Diễn tả đời sống tâm tư, tình cảm con người
  • Vè: Kể lại hoặc bình luận những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời
  • Truyện thơ: Kết hợp yếu tố tự sự và trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do
  • Chèo: Tác phẩm kịch hát dân gian, kết hợp với yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi cái tốt hoặc phê phán cái xấu.

1.3. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam

a. Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc

  • Tri thức của kho văn học dân gian thuộc đủ mọi lĩnh vực đời sống: tự nhiên, xã hội và con người
  • Tri thức phần lớn là kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn

b. Văn học dân gian có giá trị sâu sắc về đạo lí làm người

  • Giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan
  • Góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: lòng yêu đất nước, quê hương....

c. Văn học dân gian có giá trị thẫm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc

  • Văn học dân gian được mài giũa, chắt lọc qua không gian và thời gian trở thành viên ngọc sáng trong kho tàng văn hóa Việt Nam
  • Là nền tảng cho văn học viết hình thành và phát triển. Làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng và đậm đà.

Bài tập minh họa

Ví dụ:

Đề: Nêu các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam? Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam? Những giá trị cơ bản của văn học dân gian

Gợi ý làm bài

Các em có thể tham khảo gợi ý dưới đây:

Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

  • Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng. Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
  • Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
  • Văn học dân gian là kết quả của những quá trình sáng tác tập thể.
  • Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng quá trình này, lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa, bổ sung cho tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn.
  • Mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung, ai cũng có thể tùy ý thêm bớt, sửa chữa.
  • Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
  • Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè... Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...). Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho ngừi trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao động giúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc).
  • Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
  • Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao, vè, truyện thơ, chèo,
  • Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
    • Văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc (kho trí khôn của nhân dân về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người). Kho tri thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế. Vào trong các tác phẩm, nó được mã hoá bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ thuật tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền cùng năm tháng.
    • Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Vì thế, nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạp, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,...). Văn học dân gian cũng vì thế mà góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ xưa và nay.
    • Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học dân nước nhà. Nó đã trở thành những mẫu mực để đời sau học tập. Nó là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.

3. Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam

Để nắm được những nội dung cần đạt về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây: Bài soạn Khái quát văn học dân gian Việt Nam.

-- Mod Ngữ văn 10 HỌC247

NONE

Bài học cùng chương

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) - Ngữ văn 10 Văn bản Văn bản - Ngữ văn 10 Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học) Viết bài làm văn số 1: Cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống (hoặc một tác phẩm văn học) - Ngữ văn 10 ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 10

Toán 10

Toán 10 Kết Nối Tri Thức

Toán 10 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 10 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Toán 10 CTST

Giải bài tập Toán 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 10

Ngữ văn 10

Ngữ Văn 10 Kết Nối Tri Thức

Ngữ Văn 10 Chân Trời Sáng Tạo

Ngữ Văn 10 Cánh Diều

Soạn Văn 10 Kết Nối Tri Thức

Soạn Văn 10 Chân Trời Sáng tạo

Soạn Văn 10 Cánh Diều

Văn mẫu 10

Tiếng Anh 10

Giải Tiếng Anh 10 Kết Nối Tri Thức

Giải Tiếng Anh 10 CTST

Giải Tiếng Anh 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 10 CD

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 10

Vật lý 10

Vật lý 10 Kết Nối Tri Thức

Vật lý 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vật lý 10 Cánh Diều

Giải bài tập Lý 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Lý 10 CTST

Giải bài tập Lý 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Vật Lý 10

Hoá học 10

Hóa học 10 Kết Nối Tri Thức

Hóa học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Hóa học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Hóa 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Hóa 10 CTST

Giải bài tập Hóa 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Hóa 10

Sinh học 10

Sinh học 10 Kết Nối Tri Thức

Sinh học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Sinh học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Sinh 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập Sinh 10 CTST

Giải bài tập Sinh 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Sinh học 10

Lịch sử 10

Lịch Sử 10 Kết Nối Tri Thức

Lịch Sử 10 Chân Trời Sáng Tạo

Lịch Sử 10 Cánh Diều

Giải bài tập Lịch Sử 10 KNTT

Giải bài tập Lịch Sử 10 CTST

Giải bài tập Lịch Sử 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử 10

Địa lý 10

Địa Lý 10 Kết Nối Tri Thức

Địa Lý 10 Chân Trời Sáng Tạo

Địa Lý 10 Cánh Diều

Giải bài tập Địa Lý 10 KNTT

Giải bài tập Địa Lý 10 CTST

Giải bài tập Địa Lý 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Địa lý 10

GDKT & PL 10

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo

GDKT & PL 10 Cánh Diều

Giải bài tập GDKT & PL 10 KNTT

Giải bài tập GDKT & PL 10 CTST

Giải bài tập GDKT & PL 10 CD

Trắc nghiệm GDKT & PL 10

Công nghệ 10

Công nghệ 10 Kết Nối Tri Thức

Công nghệ 10 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 10 Cánh Diều

Giải bài tập Công nghệ 10 KNTT

Giải bài tập Công nghệ 10 CTST

Giải bài tập Công nghệ 10 CD

Trắc nghiệm Công nghệ 10

Tin học 10

Tin học 10 Kết Nối Tri Thức

Tin học 10 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 10 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 10 KNTT

Giải bài tập Tin học 10 CTST

Giải bài tập Tin học 10 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 10

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 10

Tư liệu lớp 10

Xem nhiều nhất tuần

Đề thi giữa HK1 lớp 10

Đề thi giữa HK2 lớp 10

Đề thi HK1 lớp 10

Đề cương HK1 lớp 10

Đề thi HK2 lớp 10

Video bồi dưỡng HSG môn Toán

Toán 10 Chân trời sáng tạo Bài 2: Tập hợp

Toán 10 Kết nối tri thức Bài 1: Mệnh đề

Toán 10 Cánh Diều Bài tập cuối chương 1

Soạn bài Thần Trụ Trời - Ngữ văn 10 CTST

Soạn bài Ra-ma buộc tội - Ngữ văn 10 Tập 1 Cánh Diều

Soạn bài Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân - Ngữ văn 10 KNTT

Văn mẫu về Chữ người tử tù

Văn mẫu về Tây Tiến

Văn mẫu về Cảm xúc mùa thu (Thu hứng)

Văn mẫu về Bình Ngô đại cáo

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý ATNETWORK ON zunia.vn QC Bỏ qua >>

Từ khóa » đặc Trưng Của Văn Học Dân Gian Văn 10