Khai Thác Tiềm Năng Phát Triển Huyện đảo Phú Quốc
Có thể bạn quan tâm
Phú Quốc: Tiềm năng phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ
Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngày 17-9-2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II. Về mặt hành chính huyện đảo Phú Quốc được chia thành 2 thị trấn và 8 xã.
Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005). Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía Tây Bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang bao gồm cả huyện này được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km² (56.700 ha), dài 49 km. Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ Bắc xuống Nam với 99 ngọn núi đồi. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Chính vì nằm trong vùng khí hậu nhịêt đới gió mùa nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu. Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Bên cạnh rừng, những nguồn tài nguyên khác như tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước,… cũng có tiềm năng lớn để khai thác phát triển kinh tế.
Sản xuất nước mắm và trồng hồ tiêu là những nghề truyền thống của cư dân ở đây. Nước mắm Phú Quốc và hồ tiêu Phú Quốc là hai mặt hàng nổi tiếng thế giới lâu nay. Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng, và đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó phải kể đến tiêu đỏ (tiêu chín). Cây Hồ tiêu được trồng ở Phú Quốc hàng trăm năm. Với diện tích trung bình là 471ha tập trung ở 3 xã Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương Tơ. Thời điểm diện tích lớn nhất là vào những năm 1995-2000 là hơn 1.000 ha.
Ngoài hai nghề này, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phú Quốc là khai thác hải sản. Hoạt động du lịch trên đảo phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây giúp chuyển một bộ phận cư dân tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn,…
Trước năm 1975, dân số trên đảo chỉ hơn 5.000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do di dân. Đến năm 2003, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang, dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 79.800 người, với mật độ trung bình là 135 người/ km².
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Để khai thác tiềm năng của Phú Quốc cho sự phát triển, trong những năm qua, Nhà nước đã tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của huyện đảo. Ngày nay, hệ thống đường giao thông trên đảo đang phát triển nhanh chóng, cạnh đó là các tuyến vận chuyển hành khách từ đất liền ra đảo bằng cả đường hàng không lẫn hàng hải rất thuận tiện.
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc là dự án sân bay quốc tế đầu tiên được triển khai tại Việt Nam theo hình thức đầu tư bằng 100% nguồn vốn doanh nghiệp của Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam (SAC) - nay là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), với tổng mức đầu tư 3.000 tỷ đồng trích từ Quỹ đầu tư - phát triển của SAC. Khành thành tháng 12-2012, Cảng hàng không là động lực rất quan trọng để thúc đẩy hình thành đặc khu kinh tế Phú Quốc.
Đầu năm nay, sau hơn 2 tháng thi công, tuyến cáp điện ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á đã đưa điện lưới quốc gia ra huyện đảo Phú Quốc. Đây là tuyến cáp điện ngầm xuyên biển 110 kV dài nhất Đông Nam Á với vốn đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng. Tuyến cáp này sử dụng loại cáp một sợi 3 lõi với tổng chiều dài hơn 57 km, có khả năng tải tối đa 131 MVA.
Điện lưới quốc gia tạo cú hích cho phát triển du lịch, dịch vụ Phú Quốc. Các hãng hàng không liên tục mở đường bay và tăng chuyến đến Phú Quốc là do kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch của Phú Quốc đã được cải thiện đáng kể; trong đó, từ tháng 11 đến hết năm 2014, Phú Quốc sẽ có thêm 1.000 phòng chất lượng tốt của hai đơn vị Vinpearl và Salinda bắt đầu hoạt động.
Từ ngày 01-11, Vietnam Airlines bắt đầu khai thác 2 đường bay quốc tế đi và đến Phú Quốc. Cụ thể, đường bay Phú Quốc - Singapore khai thác với tần suất 2 chuyến/tuần bằng máy bay A321 và đường bay Phú Quốc - Siêm Riệp (Campuchia) khai thác với tần suất 3 chuyến/tuần bằng máy bay ATR 72.
Bên cạnh hai đường bay quốc tế mới của Vietnam Airlines, từ 01-11-2014 đến 27-4-2015, để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Nga đến Phú Quốc, hãng du lịch Pegas tăng tần suất khai thác lên 186 lượt chuyến bay, tương đương với 30 lượt chuyến/tháng và bắt đầu khai thác đường bay Moscow - Phú Quốc. Ngoài ra, hãng du lịch Hanjin Travel (Hàn Quốc) cũng có kế hoạch khai thác từ hai đến 4 lượt chuyến/tuần đi và đến Phú Quốc bằng máy bay của hãng Asiana Airlines.
Đối với đường bay trong nước, hiện có ba hãng hàng không trong nước là Vietnam Airlines, VietJet Air và Jetstar Pacific đang khai thác các đường bay nội địa từ Phú Quốc đi Hà Nội, Cần Thơ, TP. Hồ Chí Minh và ngược lại. Từ đầu năm đến nay, sản lượng hành khách và hàng hóa thông qua sân bay Phú Quốc tăng cao. Tám tháng đầu năm 2014, sân bay Phú Quốc đã đón 5.632 lượt chuyến bay, phục vụ 666.185 lượt hành khách, bằng 97,3% sản lượng hành khách cả năm 2013, và đạt 90% kế hoạch của năm 2014. Vào ngày cao điểm, sân bay phục vụ 40 lượt chuyến bay với 4.602 lượt hành khách. Năm 2014, sản lượng hành khách thông qua sân bay Phú Quốc sẽ đạt 1 triệu lượt khách, tăng 45% so với năm 2013.
Xây dựng đặc khu hành chính kinh tế Phú Quốc
Sau 8 năm thực hiện Quyết định 178/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020", tình hình kinh tế xã hội huyện đảo luôn được giữ vững ổn định và phát triển đúng hướng. Kinh tế phát triển cao, bình quân hàng năm tăng trên 24,5 % gấp 2,5 lần so với năm 2004, cao hơn 1,9 lần so với kinh tế của cả tỉnh, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 70,3 triệu đồng, gấp 8,1 lần so với năm 2004. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt khá và tăng so với năm trước như: du lịch, dịch vụ, thương mại, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Về thu hút đầu tư, đã có 206 dự án với diện tích 9.361 héc ta trong đó có 13 dự án đi vào hoạt động và 11 dự án đang triển khai xây dựng với vốn đầu tư 4.080 tỷ đồng. Một số công trình trọng điểm đã hoàn thành như cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế tổng hợp An Thới, cảng nội địa Dương Đông, Bãi Thơm đang đầu tư tiếp tục hoàn chỉnh các trục giao thông chính Bắc - Nam, đường vòng quanh đảo và kết nổi đường vòng ngang với đô thị: Dương Đông, An Thới, Bãi Thơm, Cửa Cạn.
Để khai thác tốt tiềm năng phục vụ phát triển, Phú Quốc đang chuẩn bị nội dung đề án thành lập đặc khu hành chính kinh tế Phú Quốc. Theo đó, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Phú Quốc được thực hiện cơ chế quản lý đặc thù ở một số lĩnh vực: Quy hoạch, kế toán, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng và phát triển đô thị, phù hợp thông lệ quốc tế nhằm tạo cơ hội thu hút nguồn vốn, công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến của nước ngoài./.
Từ khóa » Tổng Diện Tích Huyện đảo Phú Quốc
-
Có Lúc An Thới được Sáp Nhập Vào Dương Đông. Một Góc Xã đảo ...
-
Phú Quốc – Wikipedia Tiếng Việt
-
TinTuc - Tổng Quan Về Phú Quốc
-
Diện Tích đảo Phú Quốc - Du Lịch Ba Lô
-
Phú Quốc - Hòn đảo đầu Tiên Lên Thành Phố - VnExpress
-
Đảo Phú Quốc Có Diện Tích Đảo Phú Quốc Bao Nhiêu Km Vuông ...
-
Diện Tích Đảo Phú Quốc ❤️ – Giới Thiệu Về Lịch Sử Đảo Phú Quốc
-
Huyện đảo Phú Quốc Tỉnh Kiên Giang Việt Nam
-
Huyện đảo Phú Quốc được Nâng Cấp Lên Thành Phố - Báo Nhân Dân
-
Phú Quốc - Thành Phố Của Những Giấc Mơ - TTXVN
-
Đảo Phú Quốc - Eden Resort | Resort 4 Sao ở Phú Quốc
-
Cập Nhật Diện Tích đảo Phú Quốc - Thiên đường Nơi Hạ Giới
-
Thành Lập Thành Phố Phú Quốc Thuộc Tỉnh Kiên Giang: Đòn Bẩy Và ...
-
Thành Phố PHÚ QUỐC - Cập Nhật 08/2022 - WIKILAND