Khai Thác Và Tuyển Chọn Vàng Của Người Xưa Có Gì đặc Biệt - KIM TÍN
Có thể bạn quan tâm
Theo ghi chép, Trung Quốc có lịch sử khai thác vàng từ rất sớm, bắt đầu thời Tùy Khai Hoàng năm thứ 18 đến Minh Hồng Vũ (Công nguyên 598-1398) tại Lai Châu và Đăng Châu, tỉnh Sơn Đông ngày nay, chủ yếu là mỏ vàng, bạc nguyên khai. Tại tỉnh Sơn Đông, các mỏ bạc – vàng vẫn được thường xuyên khai thác trong các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh. Thời cổ xưa có nhiều phương pháp khai thác vàng khác nhau, nhưng chủ yếu được chia thành hai dạng sau đây:
Khai thác vàng:
Khai thác theo mạch quặng vàng: Hầu hết thân quặng đều phân bố ở vùng núi cao, với các tác động địa chất từ bên trong (Chủ yếu do hoạt động núi lửa, hoạt động phun trào magma, tác động biến chất bào mòn) hình thành lên mạch quặng vàng, hay còn được gọi là quặng vàng gốc, quặng vàng núi, quặng vàng nội sinh.
Khai thác theo vàng sa khoáng: Quặng vàng gốc sau khi lộ thiên khỏi mặt đất, trải qua thời gian dài bị phong hóa, bào mòn thành các mạt vàng, hạt vàng, phiến vàng, thông qua tác động dịch chuyển như gió thổi, nước cuốn v.v, dưới tác dụng của dòng nước sẽ tụ tập, lắng đọng lại ở ven sông, ven hồ, bờ biển hình thành dạng vàng sa khoáng phù sa, cát phù sa chứa vàng hoặc loại sa khoáng vàng ven biển; cũng có những quặng vàng gốc, sau khi bị phong hóa mài mòn, các hạt vụn tích tụ tại chỗ, hình thành vàng sa khoáng tàn tích. Nếu nó được lắng đọng dọc theo sườn núi thì sẽ hình thành lên mỏ vàng sa khoáng núi dốc, hay còn gọi mỏ quặng vàng ngoại sinh, và thời gian thành quặng của chúng có thể trong thời kỳ Paleozoi, Mesozoi, kỷ Đệ tam, kỷ Đệ tứ hoặc kỷ hiện đại. Ngoài ra, còn một dạng quặng vàng bán sinh với hàm lượng vàng thấp, thường được thu hồi trong các mỏ kim loại màu.
Người xưa thường phân biệt quặng vàng núi và quặng vàng sa khoáng, quặng vàng núi bao gồm cả vàng gốc trong đá, vàng sa khoáng tàn tích, vàng sa khoáng núi dốc, vàng ngoại sinh núi dốc,… Hàm ý chỉ tất cả quặng vàng tồn tại trên đồi, núi. Đối với quặng vàng sa khoáng sẽ phân thành “Vàng nước” – Những quặng vàng tuyển đãi được từ dưới nước và quặng vàng thu được từ khai đào trên bề mặt bằng như bãi bồi, sa mạc,…
Đãi vàng
Trong quá trình khai thác vàng, đặc biệt là vàng sa khoáng, thông thường hoạt động khai thác và tuyển khoáng thực hiện song hành liên tục vì vậy các tài liệu lịch sử thường sẽ gọi chung là “Đào tuyển” hoặc “Khai tuyển”. Dưới đây xin giới thiệu vắn tắt về hai phương pháp nêu trên:
Đào tuyển:
Ngoài phương pháp tuyển khoáng thủ công bằng tay, người xưa còn dùng phương pháp tuyển trọng lực, trong đó có tuyển trọng sa, tuyển máng trượt. Đối với tuyển trọng sa, căn cứ vào dụng cụ và phương pháp khác nhau sẽ chia thành đào tuyển bằng mâm, đào tuyển bằng sàng lưới, đào tuyển bằng thuyền. Bản thân vàng sa khoáng là các mạt vụn đã bị bào mòn, do vậy trong quá trình sàng tuyển không cần nghiền nhỏ, mài mòn, như vật sẽ giảm đáng kể khối lượng công việc và chi phí đầu tư. Nguyên lý của Đào tuyển là tận dụng chênh lệch tỉ trọng. (Thông thường cát thạch anh có tỉ trọng 2,65, tỉ trọng vàng 19,3, tỉ trọng quặng sắt dưới 7,8), trong môi trường nước, dưới tác dụng ngoại lực tạo ra các hiệu ứng chuyển động khác nhau, do vậy các loại khoáng chất sẽ phân từng tầng, từng lớp tùy theo tỉ trọng khác nhau đồng thời bị phân ly. Quặng vàng được sàng tuyển từ lòng sông là do tỉ trọng của nó tương đối lớn. Phương pháp đào tuyển “vàng nước” trong sách “Thiên Cung Khai Vật. Ngũ Kim” thời nhà Minh có viết: “Vàng nước. Tức sàng tuyển thu vàng trong lòng sông, suối”. Có thể thấy, sàng tuyển vàng sa khoáng luôn gắn liền với môi trường nước. Theo nghiên cứu phương pháp Đào tuyển vàng sa khoáng của người xưa thông qua khảo cổ và ghi chép của sách lược sử, người Trung Quốc thuần thục cách đại vàng bằng tuyển trọng lực từ rất sớm, đồng thời tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm phong phú từ thực tiễn. Phương pháp Đào tuyển không những sàng lọc được vàng tự nhiên mà còn tận thu được các kim loại khác như bạc, đồng, sắt, thiếc, v.v
Khai tuyển:
Phương pháp khai tuyển áp dụng cho vàng gốc, hay còn gọi là vàng mạch. Về lịch sử cụ thể vẫn đang được khám phá và nghiên cứu thêm. Theo một số tài liệu liên quan, như trong sách “Thiên Cung Khai Vật. Ngũ Kim” có ghi: “Vàng xuất hiện nhiều ở vùng Tây Nam, lấy ra từ dưới hào sâu hơn 10 trượng trong lòng núi”, Trong “Thanh Nhất Thống Chí” ghi: “Phía trên có rất nhiều hầm, hào, lấy ra được đá vàng, đá bạc, đây chính là các khu mỏ khai thác”. Trong “Long Tuyền Huyện Chí” có ghi: “Mạch nông, không nguy hiểm khi phá đá đào hầm”,... Những ghi chép trên cho thấy, khai thác vàng gốc bắt buộc phải phá đá đào hầm, thực hiện các công trình ngầm trong lòng đất. Đối với việc tuyển vàng gốc, trong “Triết Giang Thông Chí” chỉ dẫn “Long Tuyền Huyện Chí” có ghi: “Màu vàng nhạt tức có vàng. Mỗi khi thu quặng, không phân nhiều ít, đều nghiền thành hạt nhỏ, tưới nước, mài tiếp thành bột mịn, ngâm trong thùng gỗ. Dùng vỏ cây mai nguấy trộn nhiều lần, bột đá nổi, bột vàng chìm, dùng chậu sàng rửa vàng như phương pháp rửa bạc để tuyển”. Đối với phương pháp tuyển bạc, Minh Lục Dung trong “Kỳ Viên Tạp Ký” cuốn thứ 14 có ghi: “Với cát sét và cát mịn, dùng nón sàng”. Điều này lý giải, muốn thu quặng tinh cần dùng công cụ sàng giống hình nón. Tiếp theo: “Trong bồn tuyển, vừa sàng vừa thải, bò thô giữ tinh, sử dụng máng hình dạng thuyền độc mộc để giữ quặng thô”. Như vậy ta lại thấy quay về phương pháp Đào tuyển để loại bỏ đất đá, thu hồi quặng tinh.
Để tìm hiểu các thông tin/tri thức liên quan đến vàng, xin mời quý vị theo dõi TẠI ĐÂY .
(KT)
Trang in Gửi cho bạn bè Gửi ban biên tập Ý kiến của bạnTừ khóa » đãi Vàng Là Gì
-
'đãi Vàng' Là Gì?, Từ điển Tiếng Việt
-
Tiết Kiệm Thời Gian Tìm đãi Vàng Sa Khoáng Bằng Máy Dò Vàng ...
-
Khai Thác Vàng Là Gì? Vàng được Khai Thác Như Thế Nào?
-
Đãi Vàng Tại Gia - Tuổi Trẻ Online
-
Cách đãi Vàng, Tách Và Lấy Vàng Từ Đá, Mỏ, Quặng Vàng
-
Từ điển Tiếng Việt "đãi Cát Lấy Vàng" - Là Gì?
-
[Mách Bạn] 3 Cách Tìm Vàng Sa Khoáng Chuẩn Xác Nhất - Yên Phát
-
Nhọc Nhằn Nghề đãi Vàng - Báo Lào Cai
-
Vàng được Khai Thác Như Thế Nào? - Trung Tâm Dạy Nghề Kim Hoàn
-
Vàng Sa Khoáng Là Gì? Cách Khai Thác Vàng Sa Khoáng Hiệu Quả
-
NGƯỜI TA KHAI THÁC VÀNG NHƯ THẾ NÀO?
-
đãi Vàng Tiếng Trung Là Gì? - Từ điển Số
-
đãi Vàng Trong Tiếng Anh Là Gì? - English Sticky