Khám Bệnh Nội Tiết Là Khám Những Gì? Vì Sao Nên Khám Nội Tiết?

Tình trạng dư thừa hay thiếu hụt nội tiết đều gây ra các bệnh lý nguy hiểm như đái tháo đường, bệnh về tuyến giáp, béo phì,…

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS.CKI Nguyễn Ngọc Nhã Khanh – Bác sĩ khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

kham benh noi tiet

Bác sĩ CKI Phan Thị Thùy Dung, khoa Nội tiết, BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: Cơ thể mỗi người có hơn 50 loại hormone khác nhau. Chúng tác động đáng kể đến chức năng, sự phát triển của cơ thể và tạo dựng hệ thống nội tiết. Mỗi tuyến nội tiết đảm nhận công việc tiết ra các hormone, duy trì hoạt động tối ưu của quá trình trao đổi chất, các cơ quan và mô.

Tuy nhiên, khi hàm lượng hormone ở mức quá cao hay quá thấp, hoặc khi cơ thể không phản ứng với hormone đúng cách thì người đó có thể rơi vào tình trạng rối loạn nội tiết. Tình trạng này có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm, biến chứng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. (1)

banner tâm anh quận 7 content

Vì vậy, thông qua khám lâm sàng, sờ bằng tay,… và thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm và các xét nghiệm hình ảnh cao cấp hơn như MRI hoặc CT scan,… bác sĩ chuyên khoa Nội tiết sẽ nhanh chóng phát hiện bệnh lý hoặc theo dõi các rối loạn nội tiết ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Chúng bao gồm: tuyến yên và vùng dưới đồi (gây bệnh u tuyến yên, bệnh to đầu chi, suy tuyến yên, bệnh đái tháo nhạt); tuyến giáp (bệnh cường giáp, suy giáp, bướu giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,…); tuyến thượng thận (suy thượng thận, hội chứng cushing, cường chức năng tủy thượng thận,…); tuyến sinh dục (bệnh suy sinh dục, dậy thì sớm, dậy thì muộn, mãn kinh, rối loạn, suy buồng trứng sớm, buồng trứng đa nang); tuyến tụy (gây bệnh đái tháo đường, bệnh béo phì,…).

Khám lâm sàng

Bác sĩ nội tiết sẽ khai thác những thông tin cần thiết của người bệnh bao gồm: loại thuốc người bệnh đang uống, tiền sử gia đình có hay không vấn đề về nội tiết, tình trạng dị ứng, thói quen ăn uống…

Nồng độ hormone gây ảnh hưởng đến tất cả các hệ thống khác nhau trong cơ thể. Do đó, bác sĩ nội tiết cũng có thể hỏi thêm về các triệu chứng dường như không liên quan đến vấn đề hiện tại của người bệnh. Bởi chỉ cần một thay đổi nhỏ ở một tuyến bất kỳ nào đó cũng có thể tác động đến các bộ phận khác của cơ thể dù chúng ở xa tuyến đó.

Bác sĩ nội tiết cũng sẽ tiến hành kiểm tra nhịp tim, huyết áp, đồng thời xem xét tình trạng da, tóc, răng, miệng của người bệnh. Tất cả những thông tin này giúp bác sĩ xem xét có hay không triệu chứng liên quan đến bệnh nội tiết ở người bệnh.

Các xét nghiệm nội tiết tố cho nam và nữ

Sau bước khám lâm sàng, nhằm xác định kỹ hơn về tình trạng sức khỏe hiện tại và hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm nội tiết.

kham noi tiet

Đối với nam giới, đó là những xét nghiệm liên quan đến các yếu tố quan trọng của nam giới là Testosterone, FSH, LH. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, duy trì hoạt động của “bộ 3” hạ đồi – tuyến yên – tinh hoàn và sự ổn định cho quá trình sinh tinh.

Nếu các yếu tố này rơi vào tình trạng rối loạn, tăng hoặc giảm thất thường, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh tinh và thụ thai. Nguyên nhân thường là do thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích; mắc phải các bệnh lý liên quan đến vùng hạ đồi tuyến yên (do di truyền hoặc bệnh lý mắc phải), bệnh lý về tinh hoàn (tinh hoàn ẩn…), suy tuyến giáp, đái tháo đường,… Do đó, nam giới cần thực hiện các xét nghiệm này khi đi khám bệnh liên quan đến nội tiết. Dựa vào kết quả này, bác sĩ có thể đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe sinh lý hiện tại.

Đối với nữ giới, xét nghiệm nội tiết nhằm đánh giá tình trạng hoạt động của buồng trứng, khả năng dự trữ và sự phát triển của noãn, chu kỳ rụng trứng. Ngoài ra, xét nghiệm nội tiết còn giúp xác định chỉ số hormone sinh sản, xem xét nguy cơ vô sinh ở phụ nữ.

Các xét nghiệm nội tiết nữ bao gồm: Xét nghiệm Prolactin (chỉ số cao dẫn đến nguy cơ sinh sinh dục), xét nghiệm FSH (chỉ số hormone FSH cao hay thấp gây ra các rối loạn về chức năng sinh dục), xét nghiệm LH (hàm lượng LH bất thường sẽ tác động đến quá trình rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ vô sinh,…), nồng độ nội tiết tố nữ Estradiol và một vài xét nghiệm khác khi cần tùy thuộc vào biểu hiện bệnh lý của người bệnh.

Trung tâm Xét nghiệm BVĐK Tâm Anh, TP HCM với hơn 800 mặt hàng xét nghiệm từ các chuyên khoa như Huyết học – Đông máu – Truyền máu, Sinh hóa – Miễn dịch, Vi sinh – Miễn dịch, Sinh học phân tử, đáp ứng các nhu cầu từ khám tổng quát đến khám chuyên khoa bằng các xét nghiệm cao cấp chuyên sâu.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Ngoài ra, khi đi khám nội tiết, người bệnh cần mang theo sổ khám bệnh, bệnh án cũ hay kết quả các xét nghiệm trước đó để bác sĩ có thể đưa ra được kết luận bệnh và hướng điều trị chính xác nhất cho tình trạng sức khỏe nội tiết hiện tại của người bệnh, bác sĩ Dung lưu ý thêm.

Từ khóa » đi Khám Nội Tiết Tố Nữ ở đâu