Tại Sao Nên đi Kiểm Tra Và Xét Nghiệm Nội Tiết Tố Nữ?
Có thể bạn quan tâm
Bạn nên nhớ nội tiết tố trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe của chính bản thân bạn. Chỉ cần có bất kì sự thiếu hụt hoặc rối loạn nào thì cuộc sống của chính bạn sẽ bị ảnh hưởng và đảo lộn.
Mục lục
Trường hợp nào cần đi xét nghiệm, kiểm tra nội tiết tố?
Có những trường hợp bạn cần đi xét nghiệm nội tiết tố nữ càng sớm càng tốt, chúng đang cảnh bảo cơ thể bạn rơi vào trạng thái bất thường:
Những trường hợp nào thì nên đi xét nghiệm nội tiết
+ Phụ nữ sau tuổi dậy thì những vẫn vô kinh hay còn gọi là vô kinh nguyên phát (chưa bao giờ có kinh nguyệt) hoặc vô kinh thứ phát (trước đây đã từng có nhưng vì một vài lí do hoặc không hiểu vì sao kinh nguyệt thưa dần, không đều hoặc mất hẳn dù chưa bước qua tuổi 45.
+ Những trường hợp có chu kì kinh không đều, rong kinh, rong huyết kéo dài hoặc chu kì trên 35 ngày, đây cũng biểu thị sự bất ổn của cơ thể bạn
+ Phụ nữ buộc làm xét nghiệm khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.
+ Phụ nữ có tình trạng vô sinh, hiếm muộn, khó thụ thai, hoặc khó giữ thai
+ Phụ nữ bị cắt buồng trứng
+ Phụ nữ có cách triệu chứng thiếu hụt/rối loạn nội tiết nặng
Ngoài những đối tượng trên, việc xét nghiệm nội tiết tố nữ bất cứ để kiểm tra hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể để có thể phòng ngừa sớm tình trạng suy giảm/rối loạn nội tiết tố cũng là một việc làm rất hữu ích.
Thời điểm nào là thời điểm vàng để kiểm tra nội tiết tố nữ?
Không phải ngày nào cũng thực hiện được hết các xét nghiệm nội tiết tố, cần phải dựa trên chu kì của mỗi người để ấn định được ngày xét nghiệm nội tiết. Vậy nên có khi tốn 1 – 2 tuần mới có thể hoàn thành xong các xét nghiệm này.
Thời điểm vàng để kiểm tra nội tiết cho chị em phụ nữ
Cụ thể:
+ Ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 của chu kì: xét nghiệm được FSH và LH
+ Đến ngày thứ 21 của chu kì 28 ngày bạn mới xét nghiệm được PRG, còn nếu chu kì khác 28 ngày thì bạn sẽ được bác sĩ nói rõ ngày nào bạn cần đến làm xét nghiệm.
+ Đối với Estrogen và Tetosterone hay PRL thì bạn chọn ngày nào đến xét nghiệm đều được.
Và từ các xét nghiệm trên, bác sĩ sẽ biết cơ thể bạn đang thiếu hụt hay gặp rắc rối với loại tiết tố nào, từ đó có thể bổ sung hoặc điều trị cho kịp lúc, tránh gây ảnh hưởng đến tâm lí và sức khỏe của chị em.
Quy trình thăm khám nội tiết và xét nghiệm
Để chẩn đoán chính xác tình trạng rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ một cách chính xác nhất, các bác sĩ sẽ thực hiện theo quy trình 2 bước sau:
Bước 1: Thăm khám lâm sàng
Trước tiên bác sĩ sẽ cần tiến hành thăm khám lâm sàng để đánh giá đúng tình trạng rối loạn nội tiết của bệnh nhân. Tại bước này, bác sĩ tiến hành hỏi thăm trực tiếp người bệnh về các vấn đề: bệnh sử bệnh nhân và gia đình, chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, số lần mang thai,…cũng như tiến hành kiểm tra chiều cao, cân nặng, nhịp tim, huyết áp, tình trạng thể lực và tinh thần, vùng âm đạo,…
Bước 2: Xét nghiệm các chỉ số nội tiết
Để đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng hoạt động, khả năng dự trữ noãn của buồng trứng, sự phát triển của noãn,… cũng như quá trình rụng trứng có theo chu kỳ hay không thì những con số từ kết quả xét nghiệm chỉ số nội tiết trong phòng thí nghiệm là vô cùng quan trọng.
Thông thường, việc xét nghiệm nội tiết tố sẽ bao gồm 7 xét nghiệm chính, gồm các chỉ số: FSH, LH, testosterone, estrogen, prolactin, progesterone và AMH.
-
Xét nghiệm LH
LH là hormone được tiết ra ở thùy trước của tuyến yên có vai trò kích thích các nang trứng sản xuất estradiol, tăng cường bài tiết estrogen và điều khiển quá trình rụng trứng. Xét nghiệm LH giúp đánh giá khả năng sinh sản của người phụ nữ. Trong trường hợp LH vượt ngưỡng bình thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, nguy cơ cao mắc buồng trứng đa nang.
-
Xét nghiệm FSH
FSH cũng là hormone được tiết ra từ thùy trước của tuyến yên với tác dụng kích thích noãn bào phát triển và kích thích bao noãn tiết estrogen. Bởi vậy, xét nghiệm FSH giúp kiểm tra khả năng dự trữ và kích thích sản xuất trứng. Nồng độ FSH cao liên quan đến một số bệnh lý về hệ sinh dục như hội chứng buồng trứng đa nang, vô kinh nguyên phát, suy giảm chức năng buồng trứng…
-
Xét nghiệm AMH
Xét nghiệm AMH có mục đích đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Trong trường hợp AMH quá thấp thì khi thụ tinh trong ống nghiệm, cơ thể sẽ khó đáp ứng với thuốc. Còn nếu AMH quá cao thì phụ nữ có thể mắc chứng quá kích buồng trứng và gây vô sinh.
-
Xét nghiệm prolactin
Prolactin được tiết ra từ tuyến yên với vai trò quan trọng trong quá trình tiết sữa sau khi sinh, cũng như cần thiết cho việc duy trì khả năng sinh sản ở phụ nữ. Xét nghiệm hormone nội tiết này cho biết khả năng phát triển của trứng và kích thích trứng rụng. Nếu cơ thể có nồng độ prolactin cao sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và có nguy cơ vô sinh.
-
Xét nghiệm testosterone
Testosterone là hormone nam giới, tuy nhiên ở phụ nữ, nó cũng tồn tại 1 lượng nhất định giúp phát triển hệ cơ, tăng cảm xúc, tăng ham muốn tình dục,… Nếu nồng độ testosterone quá cao thì rất có khả năng người phụ nữ đã bị buồng trứng đa nang hoặc một số dạng u hiếm gặp khác
-
Xét nghiệm progesterone
Progesterone được sản xuất từ nhau thai, tuyến thượng thận , buồng trứng với chức năng kích thích phát triển của niêm mạc tử cung, tuyến vú. Vì vậy, mục đích của xét nghiệm này là để đánh giá xem buồng trứng có sự phóng noãn hay không. Ngoài trường hợp thai phụ có nồng độ progesterone cao để bảo vệ thai nhi thì ở những phụ nữ bình thường khi có chỉ số progesterone quá cao sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực như khô hạn, giảm ham muốn, giảm khả năng thụ thai…
-
Xét nghiệm E2 (Estradiol)
Estradiol là estrogen hoạt lực mạnh nhất trong 3 loại Estriol, Estradiol và Estron. Là loại hormone hoạt động theo cơ chế: ức chế sản xuất FSH (hormone kích thích nang trứng) và kích thích sản xuất LH (hormone tạo hoàng thể). Trong trường hợp xét nghiệm Estradiol quá cao, thì người phụ nữ có thể gặp các bất thường như rụng tóc, rối loạn cảm xúc, chu kỳ kinh nguyệt bất thường và đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao.
Chỉ số nội tiết bình thường
Chỉ số bình thường FSH | (mlU/ml) |
Pha nang noãn sớm | 0.2 – 10 |
Kỳ rụng trứng | 10 – 23 |
Pha hoàng thể | 1.5 – 9 |
Thời Mãn kinh | 30 – 140 |
Chỉ số bình thường LH | (mIU/ ml) |
Pha nang noãn: | 1 – 18 |
Giữa chu kỳ: | 24 – 105 |
Pha hoàng thể: | 0,4 – 20 |
Mãn kinh: | 15 – 62 |
Chỉ số bình thường E2 | (pg/ ml) |
Pha nang noãn. | 39 – 189 |
Giữa chu kỳ. | 94 – 508 |
Pha hoàng thể. | 48 – 309 |
Mãn kinh. | < 50 |
Xét nghiệm nội tiết tố nữ nhằm bổ sung nội tiết tố cho cơ thể kịp lúc
Kết quả xét nghiệm kiểm tra sẽ cho chị em biết tình trạng nội tiết của mình giúp chị em có thể tìm giải pháp bổ sung/cân bằng cho phù hợp. Hiện nay có 2 phương pháp bổ sung chị em có thể tham khảo như:
- Bổ sung bằng liệu pháp hormone thay thế HTR: phương pháp này bổ sung khá nhanh, có thể dễ dàng nhận biết sự thay đổi thường áp dụng với những trường hợp thiếu hụt hoặc rối loạn nội tiết tố nặng. Do sử dụng estrogen có nguồn gốc từ động vật nên sản phẩm này không có khả năng đào thải khi dư thừa. Chính vì vậy khi sử dụng chị em cần có sự tư vấn và theo dõi kỹ càng từ các bác sĩ. Đặc biệt không được sử dụng cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú, phụ nữ trên 65 tuổi, các bệnh nhân mắc bệnh gan, các bệnh tim mạch, Liệu pháp này chống chỉ định với các trường hợp có khối u phụ thuộc estrogen như u vú, u xơ tử cung, v.v.
- Bổ sung bằng estrogen thảo dược: Do là estrogen thảo dược nên có 1 ưu điểm vượt trội hơn phương pháp bổ sung bằng thuốc đó là “có khả năng bổ sung estrogen cho cơ thể khi thiếu và đào thải estrogen khi dư thừa không gây ứ đọng trong cơ thể” nên chị em hoàn toàn yên tâm sự dụng mà không cần sự giám sát của bác sĩ. Có thể sử dụng cho phụ nữ sau sinh đang cho con bú an toàn không ảnh hưởng đến chất lượng sữa và bé. Estrogen thảo dược có nhiều trong thực phẩm, nhưng dồi dào dễ hấp thụ nhất với cơ địa của người Việt Nam là từ mầm đậu nành. Tuy nhiên, những chế phẩm từ đậu nành như: giá đậu nành, đậu phụ, sữa mầm đậu nành, bột mầm đậu nành… vẫn ở dạng thô nên hàm lượng estrogen thấp, khó hấp thụ vậy nên để bổ sung được đủ lượng estrogen cho cơ thể cần nạp 1 lượng khá lớn thực phẩm. Ngày nay, các nhà sản xuất đã tìm ra phương pháp chiết xuất cô đặc thành tinh chất mầm đậu nành để có được hàm lượng cao và dễ hấp thụ, giúp chị em bổ sung estrogen 1 cách dễ dàng hơn.
Xem thêm: Thực phẩm chức năng bổ sung nội tiết tố nữ – hiểu đúng tránh “TIỀN MẤT – TẬT MANG”
Xét nghiệm nội tiết sau bao lâu thì có kết quả?
Thông thường sau khoảng 2h kể từ khi mẫu máu được đưa vào phân tích, bạn sẽ có kết quả về các chỉ số nội tiết tố của mình.
Tuy nhiên ở các bệnh viện công, do số lượng bệnh nhân đến khám đông, nên để nhận được kết quả xét nghiệm trong ngày, bạn nên đến thăm khám, xét nghiệm vào buổi sáng. Những trường hợp xét nghiệm sau 15h có thể nhận kết quả vào sáng hôm sau.
Nên đi xét nghiệm nội tiết tố ở bệnh viện nào?
Để đảm bảo độ chính xác và hiệu quả, bạn nên ưu tiên thăm khám ở các bệnh viện lớn, đi đầu về bác sĩ chuyên khoa và cơ sở vật chất như:
Tại Hà Nội
-
Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
Bệnh viện nội tiết Trung Ương là bệnh viện tuyến cuối về điều trị các bệnh nội tiết, trong đó có khoa Nội tiết sinh sản, chuyên chẩn đoán và điều trị các bệnh rối loạn nội tiết cho chị em.
Hiện tại, bệnh viện có 2 cơ sở, bạn có thể đến trực tiếp 1 trong 2 địa chỉ để được các bác sĩ ở đây thăm khám và tư vấn:
Cơ sở 1: Ngõ 215 đường Ngọc Hồi, Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.
Cơ sở 2: Số 80 ngách 26 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội.
Hotline: 0243.934.6744.
-
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
Là bệnh viện với đội ngũ bác sĩ có thâm niên, chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm tại Hà Nội, nơi đây đã giúp nhiều chị em chữa thành công rối loạn nội tiết.
Địa chỉ: 43 Tràng Thi – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Hotline: 0243.934.6744.
-
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Cùng với bệnh viện Phụ Sản TW, bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là một trong những trung tâm sản phụ khoa lớn của Hà Nội. Để được thăm khám và điều trị rối loạn nội tiết, chị em có thể đến địa chỉ 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội, tìm đến khoa tự nguyện 1 của bệnh viện.
Ngoài 3 cơ sở kể trên, chị em cũng có thể tham khảo: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, bệnh viện đại học Y Hà Nội, bệnh viện Thanh Nhàn,… cũng là những cơ sở uy tín.
Tại thành phố Hồ Chí Minh
-
Bệnh viện Từ Dũ
Ngoài nổi tiếng thăm khám vô sinh – hiếm muộn chính xác, nơi đây còn là địa chỉ đáng tin cậy cho những ai muốn xét nghiệm, thăm khám nội tiết tố nữ.
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh – Phạm Ngũ Lão – Quận 1 – Tp Hồ Chí Minh.
Hotline: 028.5404.2829.
-
Bệnh viện Y dược Tp Hồ Chí Minh
Là bệnh viện lâu đời ở Thành phố Hồ Chí Minh, hội tụ nhiều bác sĩ giỏi nhất thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng – Phường 11 – Quận 5 – TP HCM.
Hotline: 028.3855.4269.
Ứng dụng Test nội tiết tố nữ chính xác và hiệu quả năm 2020
Ngày 15/10/2020 Hội sản phụ khoa Việt Nam vừa ra mắt app test nội tiết tố nữ với sự chứng kiến của các chuyên gia đầu ngành sản phụ và đông đảo giới truyền thông.
Mục đích khi xây dựng app test nội tiết tố nữ
App Test nội tiết tố nữ này giúp chị em có thể chủ động trong việc kiểm tra nội tiết của cơ thể và bổ sung kịp thời, từ đó gìn giữ sức khỏe, sắc đẹp và đời sống vợ chồng viên mãn. Đây chính là 1 bước phát triển mới trong thời đại 4.0 khi đưa dữ liệu thăm khám vào số hóa. Nhờ có ứng dụng test nội tiết tố nữ này ra đời sẽ giúp các bệnh viện giảm tải được áp lực. Đồng thời giúp chị em tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian.
Chức năng của ứng dụng kiểm tra nội tiết tố nữ này là gì?
Sự ra đời của ứng dụng nội tiết tố nữ này sẽ giúp chị em tự đánh giá được tình trạng hormone nội tiết tố của cơ thể mình qua các triệu chứng mà chị em đang gặp phải và đánh giá chị em có thiếu hụt hay không?. Tình trạng thiếu hụt của chị em ở mức độ nào, thiếu nhẹ hay nặng, có cần phải bổ sung không?. Từ đó đánh giá được mức độ thiếu hụt và đưa ra giải pháp phù hợp với từng người.
Cấu trúc app test
Hiện nay app test này gồm có 3 phần cơ bản
- Phần 1: App Test đưa ra những câu hỏi, người tham gia sẽ trả lời lần lượt các câu hỏi đó bằng cách chọn 1 trong những phương án đã có của ứng dụng. Từ đó ứng dụng sẽ đưa ra đáp án cũng như đánh giá chuẩn nhất về tình trạng thiếu hụt của chị em.
- Phần 2: Từ những câu trả lời thu nạp được, app test sẽ đưa ra mức độ thiếu hụt của chị em.
- Phần 3: Từ những đánh giá, sếp loại thu nhận được từ phần 1 và 2 sẽ đưa ra cách điều trị cũng như chế độ ăn uống, tập luyện giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng app test nội tiết tố nữ
Chức năng kiểm tra nội tiết tố nữ của app Test chỉ sử dụng cho phụ nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Bước 1: Điền các thông tin cá nhân lên theo mẫu trên app test
- Bước 2: Trả lời lần lượt các câu hỏi của app test
- Bước 3: Từ các câu trả lời thu nhận được app test sẽ trả về cho người tham gia test tình trạng cũng như đưa gia giải pháp giúp bổ sung và cân bằng nội tiết.
Chị em có thể sử dụng app test nội tiết tố nữ tại link https://noitiettonu.vn/kiem-tra-noi-tiet-nu/
S.T
Từ khóa » đi Khám Nội Tiết Tố Nữ ở đâu
-
Xét Nghiệm Nội Tiết Tố Nữ Là Gì? Chi Phí Bao Nhiêu, Làm ở đâu?
-
Xét Nghiệm Nội Tiết Tố Nữ ở đâu, Bao Gồm Những Gì? - Medlatec
-
Rối Loạn Nội Tiết Tố Nữ: Cần Khám Những Gì? - Vinmec
-
Khám Bệnh Nội Tiết Là Khám Những Gì? Vì Sao Nên Khám Nội Tiết?
-
TOP 4 địa Chỉ Khám Nội Tiết Hàng đầu ở TP.HCM - BookingCare
-
7 Bệnh Viện, Phòng Khám Chữa Bệnh Nội Tiết Tốt Tại Hà Nội
-
Xét Nghiệm & Kiểm Tra Nội Tiết Tố Nữ - CarePlus
-
Khám Nội Tiết Là Gì, Gồm Những Bước Nào? | TCI Hospital
-
Tìm Hiểu Thông Tin Khám Nội Tiết Là Khám Những Gì?
-
Khám Nội Tiết Tố Nữ Khi Nào, Ở Đâu? 7 Địa Chỉ Tốt Nhất
-
Khám Nội Tiết Tố Nữ ở đâu Tốt? Những điều Cần Biết Khi đi Khám Nội Tiết
-
Khi Nào Nên Đi Khám Nội Tiết Tố Nữ, Khám Như Nào, Ở Đâu?
-
Bệnh Viện Nội Tiết Trung ương-Tất Cả Vì Sự Hài Lòng Của Người Bệnh
-
Xét Nghiệm Nội Tiết Tố Nữ: Rất Quan Trọng Cho Phụ Nữ