Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa - Sở Y Tế Hà Nội

Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sao cho an toàn Ngày đăng 11/04/2019 | 09:23 | Lượt xem: 873

Sốt là một phản ứng của cơ thể, góp phần quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng, nhưng ngược lại có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, đặc biệt nhiều trường hợp sốt rét run, nổi vân tím toàn thân hay thậm chí co giật, do đó phụ huynh cần phải biết được khi nào cần phải dùng đến thuốc hạ sốt.

TIN LIÊN QUAN

Sốt là một phản ứng của cơ thể, góp phần quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng, nhưng ngược lại có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, đặc biệt nhiều trường hợp sốt rét run, nổi vân tím toàn thân hay thậm chí co giật, do đó phụ huynh cần phải biết được khi nào cần phải dùng đến thuốc hạ sốt.

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, các thuốc hạ sốt đều có chung hoạt chất giống nhau, chỉ khác nhau ở dạng bào chế. Hiện nay, có hai loại thuốc hạ sốt cơ bản thông thường là acetaminophen (paracetamol) và axít acetylsalicylic (aspirin). Các loại thuốc khác như bạc hà chỉ tạo ra cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dạng tinh thể ngậm nước (như trong miếng dán lạnh) không phải là thuốc hạ sốt. Các thuốc chỉ khác nhau ở dạng bào chế là thuốc dạng viên nén, viên sủi, dạng viên đạn nhét hậu môn, dạng gel bôi, dạng bột trong gói và dạng cao dán. Việc dùng thuốc hạ sốt thế nào cho đúng để vừa tránh được những tai biến do thuốc gây ra và đạt được hiệu quả là rất cần thiết. Theo PGS Dũng, hiện nay để hạ sốt có hai cách dùng thuốc chủ yếu là đường uống và đặt hậu môn. Với việc hạ sốt bằng đường uống, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt nhưng thông thường nhất là loại chứa acetaminophen (efferalgan, paracetamol, panadol…). Khi sử dụng các loại thuốc này tại nhà, phụ huynh cần lưu ý: Thứ nhất, phải dùng đúng thời điểm: trước khi dùng thuốc phụ huynh cần phải đo nhiệt độ cho trẻ. Nếu nhiệt độ < 38,5 °C chỉ nên nới rộng quần áo, chườm ấm tích cực cho trẻ bằng khăn ấm, lau trán, nách, bẹn để hạ nhiệt độ cho trẻ. Cặp lại nhiệt độ cho trẻ sau khi chườm. Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ có nhiệt độ sốt cao từ 38,5oC trở lên. Thứ hai, phải dùng đúng liều: liều dùng tính theo cân nặng của trẻ, mỗi lần 10mg -15mg/kg. Mối lần uống thuốc cách nhau 4 đến 6 giờ, trong 1 ngày không dùng thuốc hạ sốt quá 6 lần. Thứ ba, phải kết hợp đúng cách: để đạt được hiệu quả cao và hạ sốt nhanh cho trẻ ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nên kết hợp với chườm ấm (nước từ 25oC trở lên), cho trẻ uống thêm nước sôi để nguội, nước hoa quả, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều lần hơn, hoặc uống thêm Oresol theo chỉ dẫn… Phụ huynh cần cho trẻ nằm trong phòng thoáng khí, tăng cường dinh dưỡng và theo dõi nhiệt độ của trẻ 20 phút - 30 phút/1 lần. Tuyệt đối không chườm cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi chườm lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, lỗ chân lông cũng co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được và trẻ sẽ càng sốt cao hơn. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 3 tháng tuổi khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Không nên dùng thuốc quá liều do có thể gây ngộ độc Acetaminophen biểu hiện như đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng, nặng nề hơn trẻ có thể bị tổn thương gan dẫn đến vàng da, vàng mắt, li bì… Không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ bị các bệnh gan, tim, thận… mà chưa có có hướng dẫn của bác sĩ. Đối với thuốc hạ sốt đặt hậu môn, trong loại thuốc này có chứa paracetamol, vì vậy không được cho trẻ dùng đồng thời cả thuốc đặt và thuốc uống cùng chứa paracetamol, dễ bị quá liều, gây hạ nhiệt độ quá nhanh lên thân nhiệt của trẻ và ngộ độc thuốc. Sau khi trẻ uống paracetamol quá liều khoảng vài giờ, thường là dưới 24 giờ, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn. Nếu tiếp tục cho trẻ dùng liều cao vài lần, các biểu hiện ngộ độc của trẻ đã tăng lên nhiều và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Từ 24 giờ - 48 giờ, các triệu chứng về gan ở trẻ nặng lên. Trường hợp nặng, trẻ có thể bị suy thận, bệnh cơ tim với suy tim và rối loạn nhịp tim, thậm chí tử vong. PGS Dũng khuyến cáo, không nên coi việc dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn là giải pháp thường xuyên để hạ sốt cho trẻ. Mỗi ngày không nên dùng thuốc quá 2 lần và nên xen kẽ giữa các lần dùng thuốc uống và thuốc đặt để đảm bảo việc hạ sốt cho trẻ. Thuốc hạ sốt đặt hậu môn chỉ nên dùng khi trẻ không thể uống được thuốc, trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy. Với trẻ bị dị ứng paracetamol, có bệnh nặng ở gan, bị viêm da vùng hậu môn - trực tràng, chảy máu trực tràng, bị tiêu chảy thì không dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Với trẻ thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng hậu môn cũng không nên dùng thuốc, vì lớp niêm dịch ở trực tràng không bình thường sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc, làm giảm tác dụng điều trị. Trên thực tế, phụ huynh còn sử dụng miếng dán lạnh làm giảm thân nhiệt cho trẻ. Tuy nhiên, theo PGS Dũng, không nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ vì tác dụng hạ nhiệt không có. Bên cạnh đó, khi dùng miếng dán che bít kín cả vùng da ở trán trong vòng từ 6 - 8 tiếng đồng hồ có thể khiến vùng da bị mẩn ngứa. Thành phần menthol (bạc hà) trong miếng dán có tính kích ứng mạnh, đôi khi có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh. Việc sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách rất quan trọng đối với trẻ. Phụ huynh cần có kiến thức về cách dùng thuốc hạ sốt tại nhà cho trẻ, đo nhiệt độ cho trẻ trước khi dùng thuốc, dùng thuốc đúng liều để tránh nguy cơ ngộ độc thuốc, hạ thân nhiệt, co giật... Tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc điều trị nào, kể cả thuốc hạ sốt thông thường cho trẻ em cũng phải có chỉ định từ bác sĩ điều trị mới thật sự an toàn cho trẻ. Khi trẻ có các dấu hiệu: sốt cao > 40 °C, sốt liên tục không giảm trong vòng 24h, trẻ bị co giật, mệt li bì, nôn, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, sốt kèm theo chảy mũi, khó thở, tím tái thì phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, tìm nguyên nhân điều trị.

Phương Nga

Sở Y Tế

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 262 Lượt truy cập trong tuần: 7578 Lượt truy cập trong tháng: 60310 Lượt truy cập trong năm: 1195722 Tổng số lượt truy cập: 45263110 Về đầu trang

Từ khóa » Khi Nào Dùng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh