Khám Chữa Bệnh Phổ Biến Kiến Thức Y Khoa

Đau đầu, mệt mỏi khi trời “ẩm ương”, coi chừng dấu hiệu đột quỵ Ngày đăng 29/04/2021 | 08:49 | Lượt xem: 2135

Những ngày thời tiết giao mùa là thời điểm số ca bị đột quỵ tăng cao...

TIN LIÊN QUAN

Thời tiết đang chuyển mùa, khi nóng khi mưa, độ ẩm không khí thất thường, nên nhiều người thấy đau đầu, mệt mỏi.

Những ngày thời tiết giao mùa là thời điểm số ca bị đột quỵ tăng cao do nhiều người chủ quan nhầm lẫn giữa triệu chứng đau đầu, mệt mỏi của đột quỵ với bệnh thông thường.

Mức độ nguy hiểm của các dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi

Giao mùa là kiểu thời tiết chưa có sự ổn định, thay vào đó lại thay đổi thất thường trong ngày. Như vậy, cơ thể sẽ rất khó thích nghi với khí hậu, nên thường thấy mệt mỏi, nhất là với những người có nguy cơ bị đột quỵ.

Tuy nhiên, nhiều người còn khá chủ quan với những dấu hiệu này bởi đau đầu, mệt mỏi dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường. Cho rằng chỉ cần uống thuốc giảm đau hay để như vậy một vài giờ hoặc sang ngày hôm sau sẽ khỏi. Tuy nhiên, đây lại là một trong những dấu hiệu của tai biến mạch máu não.

Hiện nay tỷ lệ người bị đột quỵ ngày càng tăng, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự chủ quan của người bệnh. Đối tượng chủ yếu bị đột quỵ là người cao tuổi.

Nhưng hiện nay bệnh đang có dấu hiệu trẻ hóa. Những người trẻ, làm việc căng thẳng, thức khuya nhiều, chế độ ăn uống không khoa học hay sử dụng nhiều chất kích thích cũng có nguy cơ mắc đột quỵ.

Cách phòng tránh đột quỵ khi giao mùa

Để kiểm soát, phòng tránh đột quỵ, bạn cần lưu ý những điểm dưới đây: Trước tiên cần kiểm tra huyết áp thường xuyên. Mỗi gia đình nên có máy đo huyết áp trong nhà. Khi thấy đau đầu, nên đo huyết áp ngay, bởi có thể huyết áp đột ngột tăng cao mà không biết.

Để kiểm soát huyết áp, nên giảm cân, thực hiện chế độ giảm muối, giảm stress và uống thuốc điều độ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Hơn nữa cần kiểm soát đường huyết ổn định. Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để phát hiện các bất thường sức khỏe sớm nhất có thể.

Lựa chọn thực phẩm an toàn, lối sống lành mạnh là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn nguy cơ đột quỵ, nhất là trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa. Người bệnh nên bổ sung những loại rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu kali. Bên cạnh đó, hạn chế ăn mặn, ngọt, thực phẩm nhiều cholesterol, các loại thịt đỏ.

Việc bổ sung hàng ngày ít nhất 2 lít nước cũng sẽ góp phần giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tránh nguy cơ thiếu nước.

Ngoài ra, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ mỗi ngày để giúp thành mạch máu được co giãn. Hạn chế thức khuya, uống cafe và làm việc căng thẳng.

Đau đầu và mệt mỏi thường là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe, dễ nhầm lẫn với các bệnh thông thường.

Thời điểm dễ bị đột quỵ tuyệt đối không nên tắm

Tắm không đúng thời điểm là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Để phòng tránh đột quỵ, bạn cần biết những thời điểm không nên tắm để phòng đột quỵ.

Không tắm ngay khi vừa thức dậy lúc sáng sớm

Khi vừa ngủ dậy, cơ thể sẽ chưa thể phục hồi hết các chức năng, bao gồm cả khả năng lưu thông máu. Nếu lúc này ngay lập tức đi tắm gội sẽ gây kích thích đột ngột các mạch máu não, tạo ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu.

Sau khi đi nắng về

Sau khi đi nắng về cơ thể thường rất nóng bức khó chịu nên thường muốn đi tắm nước mát ngay. Tuy nhiên, nếu tắm vào thời điểm này rất dễ bị cảm, nặng hơn sẽ nguy hiểm tính mạng, bởi khi cơ thể toát mồ hôi và tỏa nhiệt, tắm sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân nhiệt, dễ gây cảm lạnh. Vì vậy, tốt nhất bạn phải ngồi quạt một lúc để cơ thể khô mồ hôi và thân nhiệt giảm đi mới được tắm.

Tắm gội ngay sau khi ăn no

Sau khi ăn no nếu bạn đi tắm gội ngay sẽ khiến da và mạch máu bị kích thích và mở rộng hơn, từ đó sẽ khiến máu chảy ở các bề mặt cơ thể, gây cản trở quá trình lưu thông máu đến các cơ quan tiêu hóa, vừa hại dạ dày, đường ruột, vừa gây hại đường huyết...

Khi say rượu bia

Tắm gội ngay khi đang vừa uống rượu bia sẽ rất nguy hiểm. Bởi điều này sẽ khiến lượng đường glucose trong cơ thể tiêu hao nhanh, có thể gây chóng mặt, hoa mắt, mất sức, thậm chí dẫn tới hôn mê.

Ngoài ra, nếu như tắm bằng nước nóng sẽ khiến nhiệt độ tích tụ thêm trong cơ thể, làm tăng cảm giác say dẫn đến buồn nôn.

Còn nếu tắm bằng nước lạnh lại làm mạch máu co lại, ảnh hưởng đến lượng đường huyết khiến bạn dễ bị hoa mắt, chóng mặt và cảm lạnh.

Nếu bạn tắm sau 22h đêm sẽ dễ bị đau đầu, mỏi cổ vai gáy đến tai biến, đột quỵ, nhất là với những người say rượu bia, người lớn tuổi, yếu mệt, phụ nữ có thai.

Đặc biệt, việc tắm quá khuya sẽ nguy hiểm với người lớn tuổi, bởi do đặc thù mạch máu bị vôi hóa, tăng huyết áp, nên rất dễ bị đột quỵ.

Ngoài ra, những người có tiền sử bị tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, huyết áp thấp cũng phải cẩn thận.

Phụ nữ trong thời kỳ “đèn đỏ” không tắm muộn

Với những chị em đang trong thời kỳ “đèn đỏ” nhất định phải chú ý không được tắm muộn.

Bởi trong giai đoạn này, khí huyết của nữ giới thường bị mất nhiều, tắm gội quá muộn có thể làm ngưng khí huyết, khiến triệu chứng đau bụng kinh hay đau đầu nghiêm trọng hơn

https://suckhoedoisong.vn/dau-dau-met-moi-khi-troi-am-uong-coi-chung-dau-hieu-dot-quy-n190875.html

Thủy Nguyên (Theo Suckhoedoisong.vn)

Nguyễn Thanh Thủy

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 240 Lượt truy cập trong tuần: 95311 Lượt truy cập trong tháng: 23899 Lượt truy cập trong năm: 23899 Tổng số lượt truy cập: 47318940 Về đầu trang

Từ khóa » Trời Mưa Bị đau đầu