Vì Sao Dễ đau đầu Khi Thời Tiết Thay đổi? - VnExpress Sức Khỏe

Triệu chứng của đau đầu khi thay đổi thời tiết thường là đau ở một hoặc hai bên thái dương, từ âm ỉ cho đến cảm giác dữ dội. Một vài người có thể trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng, âm thanh. Cơn đau có thể lan xuống các khu vực lân cận như cổ, vai, gáy. Trong trường hợp đau đầu nặng, người mắc còn có thể xuất hiện thêm cảm giác buồn nôn, rất khó chịu.

Sự chênh lệch giữa áp suất không khí của môi trường bên ngoài và không khí trong hốc xoang là một trong những nguyên nhân gây ra đau đầu. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Khí tượng Sinh học Quốc tế năm 2015 cho thấy mối liên hệ giữa sự gia tăng doanh số bán thuốc giảm đau đầu và sự thay đổi của áp suất khí quyển.

Theo một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Neurology (Viện nghiên cứu Thần kinh Mỹ), khi nhiệt độ chênh lệch 12 độ C thì tỷ lệ người đau đầu phải nhập viện tăng tới 7,5%. Nghiên cứu về "Thời tiết và ô nhiễm không khí gây đau đầu" đăng trên NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ) năm 2009 cho thấy, hiện tượng áp suất không khí giảm cũng dẫn đến sự gia tăng những người mắc chứng đau đầu trong khoảng từ 48h đến 72h sau đó.

Thói quen thức đêm và tình trạng stress cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với chứng bệnh này thường xuyên hơn.

Đau đầu do thay đổi thời tiết gây nhiều cản trở cho nhịp sinh hoạt, làm việc của người mắc bệnh.

Đau đầu do thay đổi thời tiết gây nhiều cản trở cho nhịp sinh hoạt, làm việc của người mắc bệnh.

Đảo lộn sinh hoạt là vấn đề người mắc thường gặp phải khi bị đau đầu do thay đổi thời tiết. Ăn không ngon, ngủ không yên trở thành vòng tròn lẩn quẩn, khiến người mắc càng dễ tái phát chứng đau đầu trong lần tới.

Những cơn đau đầu thường xuyên tái diễn còn tác động tới sức khỏe tinh thần. Khó chịu, mất bình tĩnh, dễ nổi cáu với những người xung quanh là tình trạng khó có thể tránh khỏi. Các mối quan hệ xung quanh và tâm trạng của chính người mắc có thể bị ảnh hưởng. Dù thường không để lại di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng đau đầu do thay đổi thời tiết có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Cách giảm cơn đau đầu do thay đổi thời tiết

Cách phòng ngừa những cơn đau đầu mỗi khi thời tiết "ẩm ương" là duy trì thói quen sinh hoạt điều độ và và chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Bạn nên thiết lập thói quen vận động đều đặn mỗi ngày bằng bất cứ bài tập thể dục ưa thích nào như đi bộ, đạp xe...

Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể tranh thủ tập luyện các động tác giãn cổ hay tư thế yoga đơn giản giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các chất kích thích thì bổ sung nhiều rau xanh, trái cây chứa vitamin C vào thực đơn hằng ngày cũng có ích nhằm ngăn chặn cơn đau đầu quay lại.

Người thường bị đau đầu có thể thường xuyên ăn cá hồi, quả bơ, cải bó xôi... để hỗ trợ kiểm soát cơn đau.

Người thường bị đau đầu có thể thường xuyên ăn cá hồi, quả bơ, cải bó xôi... để hỗ trợ kiểm soát cơn đau.

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày vào một khung giờ đều đặn sẽ có lợi cho hệ thần kinh. Giữ ấm cơ thể, chân tay, tai và cổ trong những ngày thay đổi thời tiết giúp phòng tránh trúng gió hay cảm lạnh gây đau đầu. Trong trường hợp cần cắt nhanh cơn đau đầu để tiếp tục công việc dang dở, một số người sử dụng thuốc giảm đau đầu, thường có chứa thành phần paracetamol.

Paracetamol là một trong những thành phần phổ biến trong các loại thuốc giảm đau trên thị trường hiện nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), paracetamol là thành phần có thể sử dụng cho trẻ. Liều lượng theo khuyến cáo của WHO là 10-15mg/kg cân nặng và tối đa không quá 60 mg/kg thể trọng trong 24 giờ.

Theo PGS.TS Kiều Đình Hùng - Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội; giảng viên Đại học Y Hà Nội - cho biết, thể trạng trung bình người trưởng thành ở Việt Nam sẽ phù hợp với liều paracetamol 500 mg và không vượt quá 3.000 mg/ngày. Uống thiếu liều sẽ khiến giảm tác dụng, còn uống quá liều có thể gây nên những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

PGS.TS Kiều Đình Hùng chia sẻ thêm, tùy định dạng thuốc uống giảm đau đầu mà tốc độ hấp thu thuốc vào cơ thể sẽ nhanh chậm khác nhau. Chẳng hạn, viên nén và viên nang có "lớp áo" bao bên ngoài thường sẽ cần thời gian để hòa tan lớp vỏ viên nang cũng như làm tan viên nén, giúp phóng thích các hoạt chất trong ống tiêu hóa. Dạng viên sủi cho tác động nhanh hơn do đạt nồng độ trong huyết tương sớm hơn, phân bố đồng nhất hơn.

Dạng viên sủi dễ uống nếu bạn có triệu chứng buồn nôn khi đau đầu.

Dạng viên sủi dễ uống nếu bạn có triệu chứng buồn nôn khi đau đầu.

Ngọc An (Ảnh: Efferalgan)

Vì sao dễ đau đầu khi thời tiết thay đổi? - 3

Efferalgan 500 mg dạng viên sủi giúp giảm đau đầu, đau răng, nhức mỏi... Thuốc có thể hấp thu nhanh vào cơ thể trong khoảng 10-60 phút. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Giấy phép quảng cáo số 351/2020/XNQC/QLD do Cục quản lý dược - Bộ Y tế cấp ngày 30/10/2020.

Để tìm hiểu thêm về việc giảm đau hạ sốt, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Từ khóa » Trời Mưa Bị đau đầu