Khám Dạ Dày được Thực Hiện Như Thế Nào? - Gastimunhp
Có thể bạn quan tâm
Khám dạ dày, nội soi dạ dày thường được áp dụng để chẩn đoán và điều trị những bệnh lý liên quan đến thực quản, dạ dày và tá tràng. Khám dạ dày được thực hiện như thế nào, quy trình ra sao và cần lưu ý gì?
Nội dung chính
- 1 Khi nào cần đi khám dạ dày?
- 2 Khám dạ dày như thế nào?
- 3 Nội soi dạ dày chia làm 2 loại
- 3.1 Nội soi thường
- 3.2 Nội soi có gây mê
- 4 Quy trình nội soi
- 5 Nội soi dạ dày mất bao lâu?
- 6 Một số lưu ý khi khám dạ dày
- 7 Biến chứng của nội soi dạ dày
- 8 Các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi
- 8.1 X-quang
- 8.2 Test vi khuẩn HP
- 8.3 Xét nghiệm pepsinogenI, II trong huyết thanh
- 8.4 Xét nghiệm Gastrin
Khi nào cần đi khám dạ dày?
Bạn nên đi khám dạ dày khi có những triệu chứng như:
- Đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi, nôn/buồn nôn, chán ăn, trướng bụng, khó tiêu, vv. Đây là những triệu chứng của bệnh lý dạ dày
- Nuốt nghẹn, nuốt đau, nuốt vướng, vv. Đây là những biểu hiện của bệnh lý liên quan tới thực quản.
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:
- Những người có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP
- Những người có chế đô dinh dưỡng nghèo nàn, thường xuyên dùng đồ chế biến sẵn, đồ ăn nhanh
- Những người nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia
- Trong gia đình có người từng bị ung thư đường tiêu hóa
- Những người béo phì, thừa cân
Khám dạ dày như thế nào?
Khám dạ dày sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Trong quá trình khám, đầu tiên các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng; tìm hiểu tiểu sử bệnh của gia đình, của cá nhân; môi trường sống và các triệu chứng bệnh nhân gặp phải để đánh giá nguyên nhân ban đầu gây nên bệnh.
Sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi dạ dày để tìm kiếm các bất thường trong dạ dày. Nếu phát hiện những bất thường sẽ cần kiểm tra chuyên sâu, thậm chí là làm sinh thiết nếu có nghi ngờ mắc ung thư.
Nội soi dạ dày là bước khám dạ dày cần thiết, giúp cung cấp những hình ảnh rõ nét và chính xác trong dạ dày.
Nội soi dạ dày chia làm 2 loại
Nội soi thường
Là kỹ thuật nội soi thăm khám mà không dùng tới thuốc gây mê, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình nội soi. Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế phản ứng của thuốc gây mê nhưng bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn, nôn nao khi nội soi.
Nội soi có gây mê
Là kỹ thuật nội soi mà bệnh nhân được gây mê trong quá trình khám. Bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau hay khó chịu trong quá trình nội soi. Tuy nhiên, sau nội soi do phản ứng của thuốc mê, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc chưa tỉnh táo hoàn toàn dưới tác dụng của thuốc gây mê. Sau nội soi bằng thuốc gây mê, bệnh nhân cần nghỉ ngơi một giờ tại bệnh viện sau đó ra về cùng người thân, tuyệt đối không được về nhà một mình.
Trước khi nội soi gây mê, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bệnh nhân.
Quy trình nội soi
- Bước 1: Bác sĩ thăm khám, chỉ định nội sôi
- Bước 2: Xét nghiệm máu, chụp X.Quang tim phổi, siêu âm bụng và điện tâm đồ
- Bước 3: Làm sạch đại tràng (nếu là nội soi dạ dày thì không cần)
- Bước 4: Tiến hành nội soi
- Bước 5: Bác sĩ xem kết quả, kết luận và chỉ định điều trị
Nội soi dạ dày mất bao lâu?
Với nội soi không gây mê nếu có sự phối hợp nhịp nhàng giữa bệnh nhân và bác sĩ thì thời gian thực hiện xong một ca không quá 30 phút. Với nội soi gây mê, thời gian thực hiện nhanh hơn, chỉ khoảng 15-20 phút là xong toàn bộ các bước.
Một số lưu ý khi khám dạ dày
- Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ, nhịn uống ít nhất 2 giờ trước khi nội soi
- Cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đã dùng, các bệnh đã mắc và có dị ứng thuốc hay không
- Sau khi nội soi bệnh nhân không được khạc nhổ, ăn uống trong vòng 30 phút
- Sau 30 phút – 1 giờ bệnh nhân có thể ăn một số đồ dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh, vv.
Biến chứng của nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày là là một thủ thuật an toàn nhưng vẫn có thể có những biến chứng xảy ra (dù tỉ lệ rất thấp):
- Sặc thức ăn hoặc dạ dày vào phổi (vậy nên việc nhịn thức ăn và nhịn uống được khuyến cáo để hạn chế rủi ro này).
- Bệnh nhân phản ứng với thuốc trong quá trình nội soi (vì thế bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng và những loại thuốc hay chất mà bản thân bị dị ứng).
- Xuất huyết. Rủi ro này có thể tăng lên nếu bác sĩ thực hiện lấy mẫu sinh thiết hay điều trị bệnh lý trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên rủi ro này có thể kiểm soát được.
- Nhiễm trùng. Nguy cơ này thấp và chỉ tăng lên khi có những thủ thuật khác được thực hiện trong quá trình nội soi. Tình trạng nhiễm trùng thường nhẹ và có thể điều trị bằng kháng sinh.
- Rách, thủng đường tiêu hóa trên. Biến chứng này xảy ra với tỉ lệ 3-5/10.000 ca nội soi. Nếu gặp trường hợp này, bệnh nhân sẽ được nhập viện và đóng lại lỗ thủng bằng kẹp kim loại qua nội soi hoặc phẫu thuật để khâu lỗ thủng.
Những dấu hiệu khi gặp biến chứng:
- Sốt
- Khó thở
- Khó nuốt
- Nôn mửa
- Đau bụng nhiều
- Phân đen hoặc sậm màu
- Đau ngực
Các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi
Mặc dù nội soi dạ dày là phương pháp khám dạ dày không có đối tượng chống chỉ định nhưng bác sĩ cũng có thể hoãn nội soi ở một số bệnh nhân. Nếu nằm trong trường hợp này, bạn vẫn có thể yên tâm làm theo phương pháp chẩn đoán khác mà bác sĩ chỉ định để được chẩn đoán bệnh. Một số phương pháp khám dạ dày không cần nội soi đó là:
X-quang
Chụp X-quang giúp phát hiện các ổ loét và đặc biệt hữu ích để phát hiện u trong dạ dày. Phương pháp này có thể quan sát trực tiếp kích thước, chức năng và vị trí của niêm mạc dạ dày, từ đó có thể xác định chính xác xem có mắc bệnh hay không, tình trạng bệnh như thế nào.
Test vi khuẩn HP
Test thở. Bác sĩ so cho bệnh nhân uống 1 viên thuốc hoặc dung dịch có chứa đồng vị của carbon là C13 hoặc C14. Sau 20 phút sẽ đo lường lượng phân tử C13 và C14 thoát ra trong khí carbonic, từ đó giúp xác định xem vi khuẩn HP có hoạt động trong dạ dày hay không.
Xét nghiệm phân: Một lượng nhỏ phân sẽ được cho và ống nghiệm cùng hóa chất tạo màu đặc biệt. Sau khi kết thúc thí nghiệm, nếu ống nghiệm có màu xanh dương tức là có khuẩn HP trong mẫu.
Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu cũng có thể giúp tìm vi khuẩn HP trong dạ dày. Nhưng phương pháp này chỉ hiệu quả trước khi điều trị, còn các trường hợp sau điều trị muốn kiểm tra xem còn vi khuẩn HP không thì phương pháp này không còn khả quan.
Điều trị bệnh dạ dày có vi khuẩn HP trong tình hình hiện này rất khó khăn do tỉ lệ HP kháng thuốc tăng cao, đọc thêm bài viết Điều trị vi khuẩn HP để tìm hiểu thêm về phác đồ điều trị bệnh đau dạ dày dương tính với HP.
Xét nghiệm pepsinogenI, II trong huyết thanh
Nếu bệnh nhân có các triệu chứng sớm của ung thư dạ dày (như ợ hơi, nhanh no, mệt mỏi, khó tiêu kéo dài, vv) thì xét nghiệm pepsinogen I, II và tỷ lệ PGI/II được sử dụng để sàng lọc và chẩn đoán ung thư dạ dày.
Xét nghiệm Gastrin
Trong hội chứng Hội chứng Zollinger-Ellison, sự tăng sản xuất Gastrin làm dạ dày dư thừa acid HCl, gây loét dạ dày. Nguyên nhân thường do khối u ở tá tràng hay tụy làm tăng sản xuất Gastrin.
Nồng độ Gastrin cao còn gặp trong một số bệnh khác như:
- Suy giảm tiết axit dạ dày
- Tắc nghẽn môn vị kèm trướng hang vị
- Một số bệnh viêm loét đường tiêu hóa thông thường
- Sau khi cắt thần kinh phế vị.
Trước khi làm xét nghiệm Gastrin, người bệnh phải nhịn ăn qua đêm, tối thiểu là 12 giờ.
Tham khảo chi tiết: Các phương pháp chẩn đoán bệnh dạ dày không cần nội soi
Follow up. cialis south africa Confirm contact tracing procedures have been undertaken or offer more contact tracing support.
Viết bình luậnTừ khóa » đi Khám Dạ Dày Như Thế Nào
-
Khám Dạ Dày Là Khám Những Gì - Vinmec
-
Giải đáp Băn Khoăn: Khám Dạ Dày Là Khám Những Gì? - Medlatec
-
Đau Dạ Dày Nên Siêu âm Hay Nội Soi? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
14 Lý Do "Đau Dạ Dày" Cần đi Khám Bác Sĩ
-
Khám Dạ Dày ở đâu, Phát Hiện Những Bệnh Lý Gì, Giá Bao Nhiêu?
-
Nội Soi Dạ Dày: Gây Mê, Có đau Không, Quy Trình Nội Soi Bao Tử
-
Khám Dạ Dày Không Cần Nội Soi – Bằng Cách Nào, Có Ra Bệnh Chính ...
-
Nội Soi Dạ Dày Có đau Không? Bao Nhiêu Tiền? 7 Lưu ý Khi Thăm Khám
-
Khi Nào Cần Nội Soi Dạ Dày? - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Khám Tiêu Hóa Là Khám Những Gì Và Khi Nào Cần Thực Hiện?
-
Những điều Cần Lưu ý Khi đi Khám Dạ Dày - ISofHcare
-
KHÁM DẠ DÀY THUỘC KHOA NÀO? - Tổ Hợp Y Tế MEDIPLUS
-
7 Bệnh Viện, Phòng Khám Chữa Đau Dạ Dày Uy Tín ở Hà Nội
-
Bệnh Loét Dạ Dày