Khám Dạ Dày Không Cần Nội Soi – Bằng Cách Nào, Có Ra Bệnh Chính ...
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Xét nghiệm hơi thở, chụp X quang, xét nghiệm máu, siêu âm… là các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi. Vậy các phương pháp này được thực hiện như thế nào? Kiểm tra dạ dày không cần nội soi có chính xác không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.
Các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi
Nắm rõ thông tin về phương pháp khám dạ dày không cần nội soi dưới đây sẽ giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong việc xác định phương pháp chẩn đoán và thăm khám bệnh cho bản thân:
1. Chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng
Khi bị các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày mức độ nhẹ, bệnh nhân thường thấy xuất hiện các triệu chứng như đau thượng vị, buồn nôn và nôn, ợ nóng, ợ chua… Do đó, trong nhiều trường hợp đi khám không cần nội soi.
Các bác sĩ có thể dựa vào những triệu chứng lâm sàng và căn cứ vào tiền sử bệnh lý, vị trí đau để chỉ định phương pháp điều trị nội khoa cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khám lâm sàng ít khi đưa ra được kết quả chẩn đoán chính xác. Nó cần phải kết hợp với các phương pháp khác để có thể đưa ra kết quả tốt hơn.
2. Xét nghiệm qua hơi thở
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được kiểm tra hơi thở rồi cho uống một viên thuốc là UBIT. Sau khi dùng thuốc khoảng 20 phút, bệnh nhân sẽ được kiểm tra hơi thở lần 2 để phát hiện xem có vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không.
Nếu kết quả trả ra cho thấy nồng độ CO2 trong hơi thở sau khi uống thuốc cao hơn nồng độ CO2 trong hơi thở khi chưa uống thuốc, có khả năng là chứa nhiều vi khuẩn Hp trong dạ dày. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể đã bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày…
→Xem thêm: Thực Đơn Tốt Cho Người Đau Dạ Dày – Ăn Ngon, Ngủ Khỏe
3. Chụp X quang
Chụp X quang hay chụp khung đại tràng cản quang cũng là một phương pháp khám dạ dày không cần nội soi có thể được chỉ định.
Phương pháp này giúp phát hiện một số vấn đề như: Rối loạn vận động (xoắn dạ dày, đại tràng, co thắt), hình dạng của dạ dày hoặc đại tràng bị thay đổi, phát hiện được các khối u dạ dày, hành tá tràng biến dạng…
Tuy nhiên, chụp X quang không thể xác định được một cách chính xác về tình trạng loét, mức độ tổn thương của dạ dày, đại tràng.
4. Xét nghiệm phân
Thông thường, bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày thường có sự thay đổi về lượng phân mà cơ thể đào thải ra bên ngoài. Do đó, xét nghiệm phân cũng sẽ giúp đưa ra được các nhận định về bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải.
Tuy nhiên, phương pháp khám dạ dày không cần nội soi này thường chỉ được dùng để kiểm tra xem bệnh nhân có dương tính với vi khuẩn Hp hay không. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng tầm soát bệnh ung thư đại tràng cho bệnh nhân.
5. Xét nghiệm máu tìm kháng thể
Kiểm tra dạ dày không cần nội soi bằng xét nghiệm máu được áp dụng để tìm vi khuẩn Hp trong dạ dày. Khi xuất hiện vi khuẩn Hp, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể tương ứng với loại vi khuẩn này. Do đó, nếu xét nghiệm máu mà phát hiện thấy sự tồn tại của loại kháng thể này thì có nghĩa trong dạ dày đang có vi khuẩn Hp.
Tuy nhiên, xét nghiệm máu tìm kháng thể chỉ được áp dụng đối với các trường hợp trước khi được điều trị. Những đối tượng sau khi đã được điều trị mà muốn xác nhận xem có còn tồn tại vi khuẩn Hp nữa hay không sẽ được chỉ định các phương pháp khác.
6. Siêu âm dạ dày
Đây là phương pháp dùng đến máy siêu âm để kiểm tra dạ dày. Thông qua đó, bác sĩ có thể phát hiện được những biểu hiện bất thường trong dạ dày. Đồng thời, có thể tầm soát ung thư và phát hiện sớm các dấu hiệu có thể gây bệnh đường ruột.
7. Chụp MRT dạ dày
MRT là kỹ thuật sử dụng các từ trường và sóng radio để tạo nên các hình ảnh thật chi tiết các cơ quan trong cơ thể. Nhưng khi áp dụng cách khám dạ dày không cần nội soi này sẽ khó lòng chẩn đoán được viêm dạ dày. Bởi thành dạ dày thường xuyên thay đổi kết hợp với tình trạng viêm nhiễm sẽ không được thể hiện rõ trên hình ảnh thu được.
8. Chụp CT dạ dày
Đây là phương pháp sử dụng các tia X để tạo nên các hình ảnh lát cắt trong cơ thể. Từ đó thu về các hình ảnh của dạ dày nhằm chẩn đoán về mức độ, các khối u và túi thừa phía bên trong bộ phận này.
Khám dạ dày đại tràng không cần nội soi có chính xác không?
Các phương pháp khám dạ dày không cần nội soi cũng khó phát hiện được các dấu hiệu sớm hoặc mầm mống ung thư. Chính vì những hạn chế trên mà việc kiểm tra dạ dày không cần nội soi sẽ không mang lại kết quả chính xác như mong muốn. Do đó, bệnh nhân nên lựa chọn phương pháp nội soi dạ dày để chẩn đoán bệnh cho bản thân.
Trong đó, nội soi dạ dày được cho là phương pháp ưu việt được áp dụng để chẩn đoán bệnh đường tiêu hóa. Bằng những thiết bị chuyên dụng, các bác sĩ có thể quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày và có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Vì thế, người bệnh nên tham khảo phương pháp này để áp dụng cho bản thân.
Trên đây là các cách kiểm tra dạ dày không cần nội soi mà chúng tôi tổng hợp được. Để bảo đảm đem lại kết quả chính xác và an toàn, bệnh nhân cũng cần tìm đến các địa chỉ khám dạ dày uy tín để được tiến hành thăm khám và chẩn đoán. Điều này sẽ giúp tránh được tình trạng “tiền mất tật mang”. Chúc bạn sớm tìm được cách chữa thích hợp để nhanh khỏi bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Khám bệnh dạ dày ở đâu tốt nhất TPHCM hiện nay?
- Đi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi cho chính xác nhất?
Từ khóa » đi Khám Dạ Dày Như Thế Nào
-
Khám Dạ Dày được Thực Hiện Như Thế Nào? - Gastimunhp
-
Khám Dạ Dày Là Khám Những Gì - Vinmec
-
Giải đáp Băn Khoăn: Khám Dạ Dày Là Khám Những Gì? - Medlatec
-
Đau Dạ Dày Nên Siêu âm Hay Nội Soi? - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
14 Lý Do "Đau Dạ Dày" Cần đi Khám Bác Sĩ
-
Khám Dạ Dày ở đâu, Phát Hiện Những Bệnh Lý Gì, Giá Bao Nhiêu?
-
Nội Soi Dạ Dày: Gây Mê, Có đau Không, Quy Trình Nội Soi Bao Tử
-
Nội Soi Dạ Dày Có đau Không? Bao Nhiêu Tiền? 7 Lưu ý Khi Thăm Khám
-
Khi Nào Cần Nội Soi Dạ Dày? - Bệnh Viện Đa Khoa Bảo Sơn
-
Khám Tiêu Hóa Là Khám Những Gì Và Khi Nào Cần Thực Hiện?
-
Những điều Cần Lưu ý Khi đi Khám Dạ Dày - ISofHcare
-
KHÁM DẠ DÀY THUỘC KHOA NÀO? - Tổ Hợp Y Tế MEDIPLUS
-
7 Bệnh Viện, Phòng Khám Chữa Đau Dạ Dày Uy Tín ở Hà Nội
-
Bệnh Loét Dạ Dày