Khám Nghiệm Hiện Trường Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015

Mục lục bài viết

  • 1 1. Khám nghiệm hiện trường là gì?
  • 2 2. Nhiệm vụ của công tác khám nghiệm hiện trường:
  • 3 3. Phương pháp khám nghiệm hiện trường:
  • 4 4. Phương pháp khám nghiệm hiện trường dựa vào phương thức gây án đã được nhận định:
  • 5 5. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo hình xoáy ốc:
  • 6 6. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu:
  • 7 7. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo đường song song:

1. Khám nghiệm hiện trường là gì?

Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện trường nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính chất hình sự đã xảy ra.

Khám nghiệm hiện trường là một biện pháp điều tra tố tụng và thẩm quyền, thủ tục, nội dung của nó được quy định trong điều 150 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Điều 150. Khám nghiệm hiện trường

1. Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

2. Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

3. Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.

Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra”.

 Khi tiến hành biện pháp điều tra này, cần áp dụng các phương tiện kỹ thuật hình sự phù hợp để phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá các loại dấu vết vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự để lại tại hiện trường.

2. Nhiệm vụ của công tác khám nghiệm hiện trường:

  • Ghi nhận vị trí, trạng thái, quang cảnh chung của hiện trường
  • Phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản các loại dấu vết, vật chứng liên quan đến sự việc đã xảy ra
  • Lập và hoàn chỉnh các văn bản của hồ sơ khám nghiệm hiện trường
  • Phát hiện những sơ hở, thiếu xót của ta mà bọn tội phạm thường lợi dụng và đề phòng các biện pháp phòng ngừa tích cực.

3. Phương pháp khám nghiệm hiện trường:

Phương  pháp khám nghiệm hiện trường là cách thức tiến hành hoạt động phát hiện, thu lượm dấu vết, vật chứng để lại trên hiện trường của các vụ án hình sự. khi lựa chọn những phương pháp cụ thể để khám nghiệm các loại hiện trường khác nhau cần căn cứ vào một số yếu tố sau để xác định:

  • Kết quả của quá trình quan sát hiện trường
  • Đặc điểm cấu trúc của hiện trường
  • Tính chất của việc xảy ra
  • Kinh nghiệm chuyên môn và thực tế khám nghiệm hiện trường của điều tra viên

Khi khám xét hiện trường có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:

  • Phương  pháp khám nghiệm hiện trường theo khu vực
  • Phương pháp khám nghiệm hiện trường  dựa vào phương thức gây án đã được nhận định
  • Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo hình xoáy ốc từ ngoài vào trung tâm hoặc từ trung tâm ra ngoài
  • Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu
  • Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo đường song song

4. Phương pháp khám nghiệm hiện trường dựa vào phương thức gây án đã được nhận định:

Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện trường nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính chất hình sự đã xảy ra.

Khám nghiệm hiện trường là một biện pháp điều tra tố tụng và thẩm quyền, thủ tục, nội dung của nó được quy định trong điều 150 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 Khi tiến hành biện pháp điều tra này, cần áp dụng các phương tiện kỹ thuật hình sự phù hợp để phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá các loại dấu vết vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự để lại tại hiện trường

Phương pháp khám nghiệm hiện trường đã được nhận định áp dụng khi trên hiện trường qua dấu vết, vật chứng để lại đã xác định được lối vào, lối ra của thủ phạm và quá trình hoạt động của chúng ở hiện trường.

Ưu điểm

Thứ nhất, phương pháp này có ưu điểm là sử dụng hợp lý những phương pháp, phương tiện và lực lượng khám nghiệm để đạt được hiệu quả cao. Lần theo những nhận định về phương thức gây án của kẻ phạm tội, có thể nhanh chóng giải quyết vụ án mà không cần phải huy động thêm lực lượng, tốn thời gian hay cần đến  thêm các phương tiện hỗ trợ khác.

Thứ hai, do dựa vào phương thức gây án của thủ phạm và mối quan hệ giữa các dấu vết với nhau, phương pháp khám nghiệm này có cơ sở để phát hiện được những dấu vết ẩn và vi vết.

Thứ ba, phương pháp này giúp xác định mối liên hệ giữa các dấu vết, vật chứng với nhau và giữa chúng với hành động phạm tội. Từ đó còn có cơ sở để xác định giá trị của những dấu vết, vật chứng đã thu được.

Thứ tư, phương pháp này giúp khoanh vùng được đối tượng, tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng vụ án, không để cho kẻ phạm tội có cơ hội tiếp tục phạm tội.

Nhược điểm

Khi áp dụng phương pháp này nhận thấy rằng yếu tố chủ quan của điều tra viên trong quá trình nhận định những khu vực, phương pháp gây án của thủ phạm dẫn đến việc bỏ qua hoặc khám nghiệm thiếu tỉ mỉ, qua loa ở những nơi khác. Như vậy, có thể bỏ qua những dấu vết, vật chứng quan trọng đối với vụ án

Đống thời ở những hiện trường quá rộng hoặc phức tạp sẽ gây khó khăn trong việc nhận định quá trình hành động của thủ phạm trong toàn bộ khu vực hiện trường hoặc chỉ nhận định, đánh giá những khu vực nhất định

5. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo hình xoáy ốc:

Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo hình xoáy ốc là phương pháp được tiến hành khám nghiệm từ ngoài vào trung tâm và từ trung tâm ra ngoài theo hình xoáy ốc, có thể thuận theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ phương pháp này thường áp dụng đối với những hiện trường rộng, ngoài trời.

Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo hình xoáy ốc từ trong ra ngoài được áp dụng khi đã xác định được trung tâm của hiện trường, tức là nơi tập trung nhiều vật chứng, dấu vết. Ví dụ nơi có xác chết đối với hiện trường có tử thi hay nơi bắt đầu cháy nổ đối với hiện trường các vụ cháy, nổ…

Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo hình xoáy ốc từ  ngoài vào trung tâm được áp dụng với hiện trường khó xác định vùng trung tâm hiện trường.

Ưu điểm:

Khi tiến hành khám nghiệm theo hình xoáy ốc, toàn bộ diện tích của hiện trường được khám nghiệm có hệ thống tỉ mỉ, có thể phát hiện được hầu hết những  vật chứng và đặc điểm dễ thấy ở hiện trường nên hạn chế được tình trạng bỏ xót dấu vết, vật chứng.

Nhược điểm:

Khó xác định được bán kính của hiện trường là bao nhiêu rính từ trung tâm hiện trường để có thể tiến hành khám nghiệm mọt cách đầy đủ, toàn diện. đối với những hiện trường vụ án khó xác định được tâm hoặc vùng gây án rộng thì việc xác định bán kính của hiện trường là vô cùng khó khăn và khó chuẩn xác.

Khi tiến hành khám nghiệm phải huy động một lực lượng lớn nguồn nhân lực và phương tiện gây tốn kém. Để đảm bảo được việc khám xét một cách tổng quát nhất, nhanh nhất, đầy đủ nhất, toàn diện nhất thì khi xác định được tâm và bán kình hiện trường, chúng ta phải huy động một nguồn nhân lực đông đảo. Tuy nhiên, số nhân lực được trang bị kiến thức, chuyên sâu về lĩnh vực này của chúng ta còn nhiều hạn chế.

Sử dụng phương pháp này khi tìm thấy dấu vết, vặt chứng cũng chưa chắc đánh giá được quá trình gây án của thủ phạm, chưa thể đánh giá ngay được tình hình ban đầu của dấu vết, vật chứng cũng như mối liên quan giữa chúng với nhau.

6. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu:

Trước khi đi vào phương pháp khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu cần hiểu thế nào là khám nghiệm hiện trường?

Khám nghiệm hiện trường là biện pháp điều tra được tiến hành tại hiện trường nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết, vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính chất hình sự đã xảy ra.

Khám nghiệm hiện trường là một biện pháp điều tra tố tụng và thẩm quyền, thủ tục, nội dung của nó được quy định trong điều 150 của Bộ luật tố tụng hình sự Khi tiến hành biện pháp điều tra này, cần áp dụng các phương tiện kỹ thuật hình sự phù hợp để phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá các loại dấu vết vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự để lại tại hiện trường.

Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo cách cuốn chiếu được áp dụng để khám nghiệm những hiện trường tương đối bằng phẳng, có chiều ngang nhỏ có thể tiến hành khám nghiệm dàn hết mặt bằng từ đầu này đến đầu kia.

Ưu điểm

Ưu điểm của phương pháp này là toàn bộ diện tích của hiện trường được khám nghiệm có hệ thống,  tỉ mỉ, có thể phát hiện được hầu hết những dấu vết, vật chứng và đặc điểm dễ thấy ở hiện trường. Song những phản ánh này không nhất thiết phải là dấu vết, vật chứng có liên quan đến hành động phạm tội. Muốn xác định được mối liên quan này phải xem xét chúng trong mối quan hệ với nhau, với dấu vết đã được xác định là của thủ phạm và với lời khai của chủ nhà, nạn nhân hoặc các nhân chứng khác. Từ đó có thể nhận định về diễn biến của sự việc và tìm ra những cơ sở khách quan để đánh giá về quá trình gây án.

Nhược điểm

Sử dụng nhiều lực lượng và phương tiện, đồng thời hiệu quả đạt được không cao. Do thiếu cơ sở để nhận định về quá trình gây án của thủ phạm, nên không thể đánh giá và kết luận ngay tại chỗ về nguyên nhân và quá trình hình thành dấu vết, vật chứng, về mối liên quan giữa các dấu vết, vật chứng với nhau và với lời khai. Từ đó thiếu cơ sở để nhận định về khả năng tồn tại của các dấu vết ẩn, vi vết, vì vậy thường bỏ sót những dấu vết này.

7. Phương pháp khám nghiệm hiện trường theo đường song song:

Phương pháp khám nghiệm hiện trường thường được sử dụng với hiện trường rộng, tương đối bằng phẳng, không có ranh giới tự nhiên để phân chia thành khu vực. Ví dụ như: Hiện trường các vụ tai nạn giao thông, cháy nổ, khẩu hiệu, truyền đơn phản động…Việc khám nghiệm được tiến hành theo các đường song song, lần lượt cho đến hết toàn bộ hiện trường.

Vậy phương pháp khám nghiệm hiện trường có những ưu, nhược điểm như thế nào? 

Thứ nhất: Về ưu điểm:

Phương pháp khám nghiệm hiện trường song song có một số ưu điểm như sau: là dễ thực hiện vì không có ranh giới tự nhiên để phân chia thành khu vực. Vì được thực hiện với những hiện trường rộng và tương đối bằng phẳng nên cách thức thực hiện dễ dàng và khá phổ biến. Việc khám nghiệm cũng được tiến hành theo các đường song song nên đảm bảo tính tuần tự của biện pháp khám nghiệm, từ  đó phát hiện, ghi nhận, thu lượm các dấu vết, vật chứng của vụ phạm tội được đầy đủ, có thứ tự, tránh bỏ sót các các dấu vết (dù nhỏ hay lớn). Như vậy, phương pháp này có những ưu điểm riêng khi tiến hành thực hiện, tuy nhiên cũng như những phương pháp khám nghiệm hiện trường khác, phương pháp khám nghiệm hiện trường theo đường song song cũng sẽ tồn tại những nhược điểm nhất định khi được áp dụng. Sau đây xin đi vào phân tích một số nhược điểm của phương pháp khám nghiệm hiện trường theo đường song song. 

Thứ hai: Về nhược điểm

Kết hợp sơ đồ trên có thể thấy phương pháp này có những nhược điểm như thời gian khám nghiệm dài, cần độ tỉ mỉ cao, gặp rất nhiều khó khăn đối với  địa hình gồ ghề. Do không có ranh giới tự nhiên phân chia thành khu vực nên thường phải sử dụng nhiều lực lượng và phương tiện, đồng thời hiệu quả đạt được không cao. Do thiếu cơ sở để nhận định về quá trình gây án của thủ phạm nên không thể đánh giá và kết luận ngay tại chỗ về nguyên nhân và quá trình hình thành dấu vết, vật chứng, về mối liên quan giữa các dấu vết, vật chứng với nhau và với lời khai. Từ đó thiếu cơ sở để nhận định về khả năng tồn tại của các dấu vết ẩn, vi vết, vì vậy thường bỏ sót những dấu vết này.

Từ khóa » Khái Niệm Dấu Vết Hình Sự