Khám Phá Cấu Tạo Niệu đạo ở Nam Giới Và Nữ Giới, Có Gì Khác Biệt?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Cấu tạo niệu đạo nam
- Niệu đạo nữ
- Chức năng của niệu đạo
- Một số bệnh lý ở niệu đạo
- Những điều cần lưu ý
Niệu đạo là một ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Niệu đạo ở nam giới và nữ giới có sự khác biệt về kích thước cũng như chức năng. Đối với nam giới, niệu đạo còn có chức năng trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài. Vậy cấu tạo của niệu đạo như thế nào để đảm nhận vai trò đặc biệt đó? Những thay đổi hay bệnh lý nào hay gặp ở niệu đạo? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.
Cấu tạo niệu đạo nam
Đường đi
Niệu đạo của nam bắt đầu từ cổ bàng quang, ở lỗ niệu đạo trong đi thẳng xuống dưới xuyên qua tuyến tiền liệt. Sau đó, niệu đạo đi qua hoành chậu và hoành niệu dục, cong ra trước và lên trên ôm lấy bờ dưới khớp mu. Cuối cùng, nó đi vào gốc và thân dương vật tới đỉnh của quy đầu.
Phân đoạn
Ở nam, niệu đạo được chia thành 3 đoạn:
- Niệu đạo tiền liệt
Đây là phần giãn to nhất của niệu đạo, kích thước dài khoảng từ 2,5 đến 3cm. Niệu đạo tiền liệt chạy xuyên qua tuyến tiền liệt, đi từ đáy đến đỉnh nhưng không chạy theo trục của tuyến. Đoạn này niệu đạo chạy thẳng xuống dưới, hơi cong lõm ra trước. Trong khi đó, trục của tuyến chạy chếch xuống dưới và ra trước. Niệu đạo và trục của tuyến tiền liệt bắt chéo ở phía dưới gần đỉnh tuyến nên hầu như niệu đạo ở trước trục tuyến. Có khi chỉ có một phần nhỏ của tuyến ở trước niệu đạo.
- Niệu đạo màng
Tiếp theo chỗ kết thúc của niệu đạo tiền liệt, niệu đạo màng đi từ đỉnh tuyến tiền liệt tới hành dương vật, qua cả hoành chậu và hoành niệu dục. Trong hoành niệu dục, niệu đạo được cơ thắt vân niêu đạo bao quanh.
Đây là đoạn hẹp nhất và ngắn nhất, chỉ dài 1,2 cm. Đoạn màng dễ bị tổn thương khi ngã kiểu ngồi ngựa. Ngoài ra vì liên quan với mạc đáy chậu giữa nên liên quan với xương chậu. Do đó, niệu đạo màng có thể đứt khi gãy xương chậu.
- Niệu đạo đoạn xốp
Là đoạn dài nhất của niệu đạo, dài khoảng 12 – 15 cm. Niệu đạo xốp liên quan chủ yếu với hành xốp của dương vật, sau đó ra lỗ niệu đạo ngoài.
Kích thước niệu đạo nam
Khi dương vật mềm, niệu đạo dài khoảng 16 cm. Trong đó, đoạn tiền liệt dài khoảng 2,5 – 3 cm, đoạn màng khoảng 1,2 cm, đoạn xốp khoảng 12 cm.
Lúc không tiểu, niệu đạo chỉ là một khe thẳng dọc ở đoạn dầu dương vật. Có dạng hình chữ T ngược trong thân dương vật, khe ngang ở đoạn màng và cong ra sau ở đoạn tuyến tiền liệt. Lúc đi tiểu, niệu đạo nở thành một ống không đều. Có 3 đoạn phình và bốn đoạn hẹp.
Các đoạn phình gồm:
- Hố thuyền.
- Đoạn niệu đạo ở hành dương vật.
- Xoang tiền liệt ở đoạn tiền liệt.
Các đoạn hẹp gồm:
- Đoạn niệu đạo màng.
- Lỗ niệu đạo ngoài.
- Đoạn niệu đạo trong vật xốp.
- Đoạn niệu đạo ở cổ bàng quang.
Tuy nhiên, niệu đạo có thể được nong to và kéo dài thành một ống thẳng khi thông bằng ống thông.
Cấu trúc của thành niệu đạo
Thành niệu đạo được cấu tạo bởi hai lớp.
- Lớp niêm mạc
Đây là lớp rất chun giãn có thể căng ra khi đi tiểu hay nong niệu đạo. Tuy nhiên, cũng vì đặc tính này mà niệu đạo khi bị đứt, hai đầu bị tách ra xa nhau làm nước tiểu dễ bị ngấm vào mô xung quanh. Đống thời, phẫu thuật viên khó tìm thấy hai đầu đứt để nối lại.
Niêm mạc có nhiều tuyến niệu đạo, tiết ra một chất làm trơn lòng niệu đạo.
- Lớp cơ
Lớp cơ gồm các thớ cơ dọc ở trong và cơ vòng ở ngoài. Còn lớp cơ dọc đoạn tiền liệt và đoạn màng là sự tiếp nối với lớp cơ ở bàng quang ở phía trên. Lớp cơ vòng ở cổ bàng quang dày lên và tạo nên một vùng có chức năng như cơ thắt. Giúp cho nước tiểu được giữ trong bàng quang giữa hai lần đi tiểu. Ngoài ra, cấu trúc này nằm ở phía trên lỗ của ống phóng tinh. Nên khi giao hợp, tinh dịch không trào ngược lên bàng quang mà chỉ có thể xuống dương vật và được phóng ra ngoài.
Niệu đạo nữ
Niệu đạo nữ đi từ lỗ niệu đạo trong ở cổ bàng quang tới lỗ niệu đạo ngoài ở âm hộ. Nó tương ứng với niệu đạo đoạn tiền liệt và đoạn màng ở nam.
Kích thước của niệu đạo nữ khá khiêm tốn, chỉ khoảng 3 – 4 cm. Như vậy, Niệu đạo của nam dài gấp 6 lần của nữ.
Tương tự niệu đọa nam, của nữ cũng rất đàn hồi và có thể dãn ra đến 1 cm. Lỗ niệu đạo ngoài là chỗ hẹp nhất của niệu đạo. Nó nằm sau âm vật trước lỗ âm đạo và nằm giữa hai môi bé.
Chức năng của niệu đạo
Các thành phần trong hệ tiết niệu liên quan mật thiết với nhau về cả giải phẫu và hoạt động chức năng. Niệu đạo cũng giữ một vai trò thiết yếu trong đó.
Chức năng dẫn nước tiểu
Chức năng chính của niệu đạo ở cả nam giới và nữ giới là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Dòng nước tiểu có vai trò rất quan trọng trong việc đưa vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo ra khỏi cơ thể.
Chức năng là đường xuất tinh ở nam
Niệu đạo nam không chỉ có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài mà còn có vai trò trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài (xuất tinh). Vì vậy, việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý ở niệu đạo. Đó có thể là viêm niệu đạo ở nam giới và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Điểm G của nam và nữ có giống nhau không? Khám phá ngay video dưới đây bật mí bí quyết kích thích điểm G giúp bạn tình lên đỉnh.
Một số bệnh lý ở niệu đạo
Viêm niệu đạo
Hầu hết nguyên nhân viêm niệu đạo đều là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo từ da xung quanh lỗ niệu đạo ở phía đầu dương vật hay âm đạo. Vi khuẩn gây viêm niệu đạo có thể là E.coli và các vi khuẩn khác có trong phân, một số tác nhân lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như lậu và chlamydia thường bị giới hạn ở niệu đạo. Nhưng chúng có thể lan tới cơ quan sinh sản của phụ nữ, gây ra bệnh viêm vùng chậu, gây đau đớn và có thể dẫn đến vô sinh.
Ở nam giới, lậu và chlamydia đôi khi gây ra viêm mào tinh hoàn, nhiễm trùng mào tinh hoàn, viêm vùng chậu và có nguy cơ có thể dẫn đến vô sinh.
Triệu chứng chính của viêm niệu đạo là đau khi đi tiểu (khó đi tiểu). Ngoài đau, các triệu chứng viêm niệu đạo bao gồm:
- Tiểu gấp, tiểu gắt, tiểu buốt.
- Khó để bắt đầu đi tiểu.
- Viêm niệu đạo cũng có thể gây ngứa, đau hoặc khó chịu khi một người người không đi tiểu được.
- Đau khi quan hệ tình dục.
- Có thể bị đỏ hoặc bị sưng ở đầu dương vật.
Có thể điều trị khỏi viêm niệu đạo do vi khuẩn bằng nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau. Bác sĩ có thể kê toa một hoặc nhiều loại kháng sinh kết hợp. Nếu nhiễm trùng lây qua đường sinh dục thì những người bạn tình nên được kiểm tra và điều trị.
Xem thêm: Viêm niệu đạo: Nguyên nhân thật sự là gì?
Hẹp niệu đạo
Hẹp niệu đạo là một bệnh lý niệu khoa thường gặp, tuy nhiên thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Tình trạng này nếu kéo dài không điều trị có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn. Nếu tắc nghẽn trong thời gian dài có thể gây suy thận. Bệnh cũng ảnh hưởng chất lượng hoạt động tình dục.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hẹp niệu đạo, như:
- Chấn thương.
- Do phẫu thuật, thủ thuật.
- Nhiễm trùng.
- Hẹp niệu đạo bẩm sinh.
Triệu chứng hẹp niệu đạo có thể dao động từ khó chịu nhẹ và đến bí tiểu. Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp bao gồm: nong, xẻ, đặt stent, phẫu thuật tạo hình cắt nối dùng vạt da hoặc mảnh ghép.
Van niệu đạo sau
Van niệu đạo sau là bệnh lý bẩm sinh xảy ra do có sự rối loạn trong hình thành ống niệu – sinh dục của trẻ ở thời kỳ bào thai.
Niệu đạo sau gồm đoạn tiền liệt và đoạn màng. Van niệu đạo sau là tình trạng xuất hiện một màng ngăn ở niệu đạo sau. Khiến cho nước tiểu lưu khó lưu thông và có thể chảy ngược lại bàng quang thậm chí là chảy ngược lại niệu quản, thận. Việc ứ đọng và chảy ngược nước tiểu sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Triệu chứng của van niệu đạo: trẻ thường có biểu hiện quấy khóc vì không tiểu được, có trường hợp còn kèm theo sốt, khó thở, chướng bụng.
Tùy vào mức độ và tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ có phương án điều trị thích hợp. Nhìn chung gồm có:
- Xông tiểu, dẫn lưu bàng quang.
- Đưa niệu quản ra da.
- Nội soi cắt van niệu đạo.
Những điều cần lưu ý
Rõ ràng, niệu đạo có chức năng dẫn nước tiểu ra ngoài. Vì vậy, nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ dẫn đến viêm niệu đạo, thâm chí gây viêm nhiễm hệ tiết niệu, hệ sinh dục. Đặc biệt ở nữ giới, đường niệu đạo khá ngắn và những giai đoạn sinh lý đặc biệt, nên cần đặc biệt lưu ý. Một số mẹo nhỏ mách bạn như sau:
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày
Dùng nước sạch vệ sinh hằng ngày là đủ. Tránh dùng những hóa chất có thể gây kích thích vùng kín. Không thụt rửa sâu âm đạo. Sử dụng băng vệ sinh và các loại dung dịch vệ sinh đúng cách.
Quan hệ tình dục an toàn
Việc quan hệ tình dục không an toàn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc gây ra bệnh viêm niệu đạo. Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Uống đủ nước hằng ngày
Việc uống đủ nước hằng ngày khiến bạn tạo ra đủ nước tiểu cho cơ thể. Bởi dòng nước tiểu vô khuẩn đi từ trên xuống sẽ giúp cuốn theo những vi khuẩn có thể có trong niệu đạo ra ngoài.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về cấu tạo, chức năng thú vị của niệu đạo ở nam giới cũng như nữ giới. Cũng như điểm qua một số bệnh lý ở cơ quan này. Hy vọng bạn đọc đã có những kiến thức hữu ích từ bài viết. Nếu có bất kỳ thắc mắc về vấn đề sức khỏe đừng ngần ngại chia sẻ cùng chúng tôi. Cảm ơn bạn luôn đồng hành cùng YouMed nhé!
Từ khóa » Giải Phẫu Hệ Tiết Niệu Nam
-
SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU | BS ĐẶNG PHƯỚC ĐẠT
-
Tổng Quan Về Hệ Tiết Niệu Của Cơ Thể
-
Hệ Tiết Niệu Gồm Những Cơ Quan Nào? | Vinmec
-
Đặc điểm Giải Phẫu Thận | Vinmec
-
Hệ Tiết Niệu Và Những Bệnh Lý Thường Gặp Hiện Nay | Medlatec
-
GP Hệ Tiết Niệu - Slideshare
-
GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU - Y Học Lâm Sàng
-
[PDF] CHUYÊN ĐỀ 1 GIẢI PHẪU ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN ỨNG DỤNG ...
-
Giải Phẫu Và Sinh Lý Học Về Hệ Tiết Niệu - YouTube
-
Giải Phẫu Sinh Lý Bàng Quang Hệ Tiết Niệu
-
[PDF] GIẢI PHẪU SINH LÝ THẬN NIỆU
-
Hệ Tiết Niệu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giải Phẫu đại Cương Hệ Tiết Niệu Sinh Sản