Khám Phá Chùa Quán Sứ - Có Gì Trong Trụ Sở Phật Giáo Việt Nam?
Có thể bạn quan tâm
Chùa Quán Sứ là một địa điểm tâm linh cổ kính nằm giữa lòng Hà Nội, tổng bộ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đây không chỉ là ngôi chùa thiêng liêng không thể bỏ qua của Phật tử mỗi khi ghé thăm thủ đô mà còn là điểm đến tham quan du lịch được nhiều du khách thập phương lựa chọn.
Hãy cùng bài viết dạo qua một vòng chùa Quán Sứ, một trong những ngôi chùa lâu đời bậc nhất Hà Nội. Ngôi chùa có vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành của Giáo hội Phật giáo và địa điểm mang kiến trúc tâm linh được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm mỗi khi đến thủ đô.
Giới thiệu chùa Quán Sứ
Lịch sử hình thành
Chạy theo dòng lịch sử, chùa được xây dựng vào khoảng thời gian giữa thế kỷ 14, dưới thời nhà Trần. Mục đích xây dựng đầu tiên của ngôi chùa này là để làm nơi tiếp đón các sứ thần từ nước ngoài đến kinh thành Thăng Long, điều này cũng giải thích cho cái tên của chùa Quán Sứ.
Do đa phần các sứ thần tới từ các nước theo đạo Phật thời đấy như Chiêm Thành, Nam Chưởng, Vạn Tượng,… để tiện cho việc cúng tế của họ trước khi yết kiến vua nên một ngôi chùa đã được xây dựng ngay trong công quán. Ngày nay dù công quán không còn nữa nhưng ngôi chùa vẫn còn tồn tại với cái tên vẫn giữ nguyên như lúc ban đầu.
Năm 1934, tổng hội Phật giáo Bắc kỳ được thành lập, lấy trụ sở đặt tại chùa. Đến năm 1942, chùa được xây dựng lại theo bản thiết kế của 2 kiến trúc sư Nguyên Xuân Tùng và Nguyễn Ngọc Ngoạn dưới sự phê duyệt của sư Tổ Vĩnh Nghiêm.
Chùa Quán Sứ ở đâu?
Chùa tọa lạc ở số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Đạo thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm, quận trung tâm của thủ đô Hà Nội.
Chùa Quán Sứ mở cửa đến mấy giờ?
Hiện tại để phục vụ cho việc tham quan, phúng viếng của Phật tử cũng như du khách, chùa mở cửa từ 6h – 19h hàng ngày cho khách tham quan, lễ bái.
Do nằm ở ngay trung tâm thành phố nên việc di chuyển đến chùa từ các điểm đến khác của Hà Nội vô cùng đơn giản, các phương tiện di chuyển thông dụng tại trung tâm thủ đô như xe máy, xe ô tô hay thuê taxi, xe ôm công nghệ.
Một số xe taxi tại Hà Nội:
- Taxi Mai Linh: 024. 38.333.333 – 024.38.222.666 – 024.38.222.555 – 0438.616161.
- Taxi Hà Nội: 024.38.53.53.53.
- Vic Taxi: 024.38.230.230
Nếu lựa chọn di chuyển đến chùa Quán Sứ bằng phương tiện công cộng, bạn có thể tham khảo các tuyến xe bus đi qua điểm dừng gần chùa sau: Tuyến bus 01 (Bx Gia Lâm – Bx Yên Nghĩa), tuyến bus 45 (Times City – Nam Thăng Long), tuyến xe 49 (Trần Khánh Dư – Nhổn), xe bus 86CT (Ga Hà Nội – Sân bay Nội Bài), chi tiết xem thêm tại: https://map.busmap.vn/hn
Chùa Quán Sứ thờ ai?
Chùa thuộc sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tương tự các ngôi chùa khác trên thế giới, trong chùa có thờ Tam Thế Phật, Phật A di đà, Phật Quan Thế Âm, Phật Đại Thế Chí, Phật Thích Ca, A- nan – đà, Ca – diếp,…
Ngoài ra tại chùa còn có những khu vực đặc biệt thờ những bậc vĩ nhân có công trong việc xây dựng Phật giáo cũng như đất nước Việt Nam như Lịch Đại Tổ Sư hay Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không),…
Trụ trì chùa Quán Sứ hiện nay là hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, hiện ông đang là một trong những lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo, phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngoài Quán Sứ ra, thầy Nhiễu còn trụ trì các ngôi chùa nổi tiếng khác là chùa Tam Chúc và chùa Bái Đính.
Khám phá chùa Quán Sứ
Kiến trúc chùa Quán Sứ
Chùa được xây dựng với lối kiến trúc kết hợp giữa nhiều tinh hoa của các ngôi chùa lớn ở miền Bắc. Tất cả các công trình đều có mặt bằng tuân theo phong cách truyền thống “nội Công ngoại Quốc”.
Đầu tiên là Cổng Tam quan dẫn vào chùa với 3 tầng mái, ở trên cổng giữa là lầu chuông. Cổng khác biệt các công trình khác ở điểm từ tên chùa cho đến các câu đối đều được viết bằng chữ Quốc ngữ.
Bước qua cổng Tam quan sẽ vào khu vực sân trước của chùa, qua khoảng sân rộng là 11 bậc thềm dẫn lên Chính điện.
Trong tòa Chính điện chùa Quán Sứ là điện Phật được bài trí trang nghiêm với nhiều bức tượng Phật với nhiều kích thước khác nhau, đều được thếp vàng, tôn lên sự trang nghiêm và lộng lẫy.
Ở phía trong cùng ở vị trí cao nhất là 3 bức tượng Phật Tam thế, kế tiếp là tượng Phật A di Đà ở ngay chính giữa, 2 bên là 3 vị tôn giả A – nan – đà và tôn giả Ca- diếp của đức Phật. Ở bậc thấp nhất phía ngoài cùng là tòa Cửu Long nơi đặt tượng Phật Bồ Tát Quan Âm và tượng Địa Tạng Vương.
Ở bên phái Chính điện chùa Quán Sứ là điện thờ của thiền sư Thích Minh Không – Lý Quốc Sư cùng 2 thị giả của Ngài, bên trái thờ tượng Đức Ông. Gian Quan Âm có đặt tượng hòa thượng Thích Thanh Tứ với kích cỡ như người thật, ông nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Xung quanh chùa là những hàng hiên thoáng mát, có cột chống đỡ, có trồng những gốc hoa Đại to, hương thơm phảng phất trong gió.
Tông màu chủ đạo tại chùa Quán Sứ là màu vàng và trắng, các tòa nhà chính và nhà phụ đều được xây cao, thoáng mát. Tòa hậu đường cao 3 tầng, gian chính giữa nối liền với Chính điện qua một cầu thang lộ thiên.
Ngoài các kiến trúc chính, chùa còn có các công trình khác như: Thư viện, giảng đường, nhà khách, tăng phòng, văn phòng Phật giáo,… tất cả đều được xây dựng rộng rãi và thoáng mát.
>> Tham quan chùa Tây Phương – Cổ tự lâu đời của Hà Nội
Lễ Phật Đản chùa Quán Sứ
Là nơi đặt tổng bộ Giáo hội Phật giáo Việt nam, Quán Sứ là nơi diễn ra nhiều hoạt động lễ hội, sự kiện quan trọng của Giáo hội Phật giáo.
Một trong số đó là Đại lễ Phật Đản diễn ra vào ngày rằm tháng 4 âm lịch hàng năm, thu hút hàng ngàn Phật tử đến lễ bái, cúng viếng.
Lễ hội Phật đản là một trong 3 đại lễ quan trọng nhất của đạo Phật, kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, trong thời gian diễn ra Đại lễ có nhiều hoạt động ý nghĩa được diễn ra như: Rước xe hoa, cung nghinh Xá lợi Phật, phóng sinh chim bồ câu, thả bóng bay,..
Khám phá một số điểm đến nổi tiếng khác cho hành trình du lịch của bạn như: Nhà tù Hỏa Lò, đền Ngọc Sơn, cột cờ Hà Nội, chùa Trầm.
Kinh nghiệm đi chùa Quán Sứ
Là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nên khi tới tham quan chùa, du khách cần lưu ý:
- Ăn mặc trang phục lịch sự, kín đáo gọn gàng, không hở hang, phản cảm.
- Không gây ồn ào, mất trật tự trong quá trình thăm viếng
- Không ăn đồ mặn tại khu vực Chính điện chùa
- Không đem cúng đồ mặn, các lễ vật phù hợp là hoa quả, đồ chay
Giống như các địa điểm tâm linh khác ở Hà Nội như chùa Một Cột, chùa Trấn Quốc, chùa Hương hay chùa Tây Phương thì Chùa Quán Sứ là một địa điểm tâm linh nơi người người đến viếng lễ, cúng bái và còn là điểm tham quan, du lịch nổi tiếng của thủ đô. Bài viết trên chia sẻ những thông tin về ngôi chùa nằm giữa lòng Hà Nội này, mong rằng bạn và gia đình sẽ có những giờ phút tham quan thú vị và đầy ý nghĩa ở đây.
miền bắcTừ khóa » Chùa Quán Sứ Hà Nội Thờ Ai
-
Chùa Quán Sứ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Review Chùa Quán Sứ Hà Nội 2022: Văn Khấn? Cầu Gì? Thờ Ai ...
-
Đến Chùa Quán Sứ Hà Nội Tìm Chốn Bình Yên - Klook Blog
-
Chùa Quán Sứ – Ngôi Chùa Cổ Linh Thiêng Nổi Tiếng Nhất ở Hà Nội
-
Chùa Quán Sứ ở đâu? Thời Gian Mở Cửa Cùng Kinh Nghiệm đi Lễ Chùa
-
Chùa Quán Sứ - Trụ Sở Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Du Lịch
-
CHÙA QUÁN SỨ
-
Chùa Quán Sứ - Vườn Hoa Phật Giáo
-
Du Xuân Lễ Phật Chùa Quán Sứ - Ngôi Chùa Linh Thiêng ở Hà Nội
-
Review Chùa Quán Sứ Kèm Hình ảnh Mới Nhất Tháng 7/2022
-
Chùa Quán Sứ - Wikiwand
-
Chùa Quán Sứ – Hà Nội
-
Chùa Quán Sứ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - Chốn Thiêng
-
Chùa Quán Sứ ở đâu? Thờ Ai? Mấy Giờ Mở đóng Cửa? Giá Vé Bao ...