Khám Phá điển Cố Là Gì Và Những đặc điểm Trong Văn Học Truyền Thống
Có thể bạn quan tâm
1. Giải thích điển cố là gì cực chi tiết
Trong nền văn học Việt Nam có đến vô vàn khái niệm khác nhau và mỗi khái niệm sẽ có những ý nghĩa riêng biệt góp phần làm cho nền văn học đó được phát triển và phong phú hơn. Trong đó điển cố cũng là một trong những khái niệm của văn học mà chúng ta cần phải biết. Vậy, khái niệm của điển cố là gì?
Điển cố chính là một dạng từ Hán Việt, được hiểu là những câu chuyện cổ xưa. Điển cố đôi khi còn được gọi là điển tích. Điển cố là những câu chuyện kể về những anh hùng liệt sĩ, các tấm gương có đạo đức tốt hoặc những người hiếu thảo…Ngoài ra thì điển cố còn là những câu chuyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử thời xưa có nguồn gốc từ đất nước Trung Quốc.
Nền văn học truyền thống từ xưa đã có quan niệm rằng việc nhìn người khác chính là một trong những cách để tự soi xét chỉnh bản thân mình. Và điều này sẽ dựa vào những điển cố trong lịch sử để làm lý luận, tham chiếu các ý muốn biểu đạt. Chính vì điều này cho nên điển cố được sử dụng trong các bài thơ, bài văn trong nền văn học và được coi là một chuẩn mực của xã hội từ ngàn xưa cho đến tận bây giờ.
Đối với nền giáo dục ngày nay, điển cố thường được nhắc đến và sử dụng cho mục đích là để nhắc nhở con người qua những tấm gương tốt. Việc lấy những điển cố để dựng xây lên các câu văn thơ để phân tích những hàm ý sâu xa, ý nghĩa của tác giả đó và góp phần tạo nên được sự tượng trưng, cổ kính và trang nhã cho thơ văn.
Thường thì điển cố sẽ là một trong những biện pháp tu từ và được vận dụng trong nền văn học Trung Đại. Chẳng hạn như trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. Các điển cố xuất hiện rất nhiều và nếu không hiểu được ý nghĩa của các điển cố đó thì bạn sẽ khó lòng mà hiểu được ý nghĩa của bài thơ cũng như là giá trị mà tác giả muốn hướng đến cho người đọc.
2. Khám phá chi tiết về những ý nghĩa của điển cố
2.1. Ý nghĩa của điển cố chuẩn nhất
Điển cố hiện nay được hiểu theo hai nghĩa cơ bản là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đối với nghĩa đen thì điển cố là điển ngữ sẽ ghi lại về một hình ảnh cụ thể và sinh động về một sự vật nào đó. Còn đối với nghĩa bóng thì điển cố sẽ có một tính khái quát và mang tính trừu tượng để ám chỉ về một sự vật hay bất cứ một tính chất hành động nào đó.
Để có thể hiểu hết được ý nghĩa của điển cố thì mỗi chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu về hàm ý của nó thông qua những câu chuyện hoặc những tác phẩm văn học xưa. Từ đó mới có thể hiểu được ý nghĩa ẩn dụ mà các tác giả muốn truyền tải cho người đọc. Việc khai thác điển cố đôi khi sẽ khó phân biệt và chúng ta đôi khi sẽ không nhận biết được đó là điển cố.
2.2. Những đặc điểm của điển cố cần biết dành cho bạn
Trong văn học truyền thống thì điển cố sẽ không chỉ có duy nhất một đặc điểm mà sẽ có rất nhiều ý nghĩa và đặc điểm khác nhau. Sau khi đã tìm hiểu một cách chi tiết về điển cố là gì thì nội dung sau đây sẽ là những đặc điểm vô cùng chi tiết mà bạn cần phải nắm rõ:
2.2.1. Tính liên tưởng của điển cố
Với đặc điểm về tính liên tưởng thì sẽ được thể hiện qua các mối liên hệ về hiện thực văn cạnh và nghĩa trực tiếp của điển cố. Nó thường được gắn với những câu chuyện thời xưa nên sẽ cần phải có tri thức và sự hiểu biết thì mới có thể hiểu được toàn vẹn ý nghĩa và liên tưởng một cách chuẩn xác nhất.
2.2.2. Điển cố mang tính hình tượng và hàm súc
Nhiều khi điển cố sẽ chỉ tồn tại trong hai câu từ hoặc có hình thức ngắn gọn nhưng những ý nghĩa của nó lại vô cùng giàu cảm xúc và chứa nhiều hàm ý diễn giải khác nhau. Với những câu văn, câu thơ ngắn gọn đó tuy rằng khi đọc sơ qua chúng ta sẽ không nghĩ rằng nó thực sự có ý nghĩa nhưng thực chất lại mang cả một hàm ý bao quát bên trong.
Chẳng hạn như là trong bài thơ “Bạch Đằng giang phú” của tác giả Trương Hán Siêu thì có câu là “Những tưởng gieo roi một lần, quét sạch Nam bang bốn cõi" trong câu “gieo roi” dùng để chỉ sự hung hăng, tàn bạo và đầy sự tham vọng của quân xâm lược.
2.2.3. Sự linh hoạt và có tính đa dạng
Điều này được thể hiện rõ nhất qua một điển cố nhưng lại có nhiều biểu hiện bằng các hình thức khác biệt nhau. Điều này đã làm nên về tính linh hoạt và sự đa dạng của điển tích thông qua các tác phẩm văn học thời xưa.
Ví dụ như trong tác phẩm “Truyện Kiều" của Nguyễn Du có câu thơ “Dù khi lá thắm chỉ hồng” hay trong “truyện Hoa Tiên” có câu “Những tơ nào thắm những cầu nào xanh” đều có những câu thơ nói về “tơ”, “thắm” đều có ý nghĩa chỉ về sự sự se duyên của các cặp đôi trong truyện dân gian của Trung Quốc.
Hoặc chẳng hạn cũng trong tác phẩm truyện Kiều có câu “bể dâu” trong câu “Trải qua một cuộc bể dâu/Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Ở đây thì bể dâu chính là điển cố để chỉ về sự thay đổi của một cuộc đời của nàng Kiều.
2.2.4. Điển cố có tính khái quát
Với những điển cố thì người đọc sẽ được đến với những thế giới từ ngàn xưa với nhiều hình ảnh khái quát và mang một ý nghĩa rất chung. Nhờ có tính khái quát thì các bạn đọc tác phẩm qua đó sẽ dễ hình dung hơn về thông điệp của tác giả kể đến hoặc gửi gắm. Qua đây những tác phẩm văn học xưa sẽ mang nhiều ý nghĩa hơn và lưu truyền được các ý nghĩa đó lâu dài.
Không những vậy, điển cố còn được mang rất nhiều ý nghĩa cho nhiều tính chất khác nhau hoặc nhiều hình tượng khác nhau có mối quan hệ gần gũi.
2.3. Một số điển cố hay trong văn học Việt Nam
Điển cố được xem như là một chuẩn mực trong các tác phẩm thơ văn nhờ vào các biểu đạt theo ý muốn của các tác giả. Những điển cố sẽ được lồng ghép một cách tinh tế để tạo cho những tác phẩm văn học có một hàm ý, thể hiện tâm tư và tạo bối cảnh và hình tượng cho các nhân vật.
Với câu thành ngữ “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” thì từ “tàu” chính là cả một chuồng hoặc một đàn ngựa. Các tác phẩm dân gian đã thông qua hình ảnh là con ngựa để nói về sự tương thân tương ái giúp đỡ và chia sẻ những hoạn nạn với nhau giữa các con người với nhau.
Cũng như trong nền văn học Việt Nam có câu “Cưỡi ngựa xem hoa” ở đây thì hàm ý của câu văn có nghĩa là chỉ về sự bất cẩn không có sự kỹ lưỡng mà chỉ có sự qua loa.
Trong câu “Đẽo cày giữa đường” thì đây không chỉ đơn thuần là một thành ngữ mà còn chính là điển cố vô cùng quen thuộc nói về những người không có sự chủ ý, làm mọi việc luôn dở dang và luôn thay đổi quan điểm của bản thân.
Do đó, khi đối mặt với các tác phẩm văn học, chúng ta thường xuyên gặp phải những điểm cố định và chúng có nhiều ý nghĩa đa dạng. Không chỉ riêng trong thi ca, văn học mà còn cả trong các câu thành ngữ. Qua đây có thể thấy rằng điển có có một vai trò và ý nghĩa lớn lao giúp cho nền văn học đa dạng hơn và có tính sinh động.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được về điển cố là gì và những ý nghĩa của điển cố. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin thật hữu ích và hiểu được cách dùng của điển cố.
Từ khóa » điển Tích Văn Học Là Gì
-
Điển Tích Là Gì? Điển Cố Là Gì? Đặc điểm Và ý Nghĩa Trong Văn Học
-
Điển Tích điển Cố Là Gì? Ý Nghĩa điển Tích điển Cố Trong Tác Phẩm Văn ...
-
Điển Cố Là Gì? điển Tích Là Gì? Vai Trò Và Cách Sử Dụng
-
Dien-co-dien-tich-la-gi - Máy Rửa Xe Gia đình
-
Điển Cố Điển Tích Là Gì? - Việt Nam Overnight
-
Điển Tích Văn Học Là Gì - Học Tốt
-
Điển Tích Cuộc Sống Và Văn Học - Tạp Chí Sông Hương
-
Điển Cố Là Gì? điển Tích Là Gì? Vai Trò Và Cách Sử Dụng
-
Điển Cố Là Gì? Các điển Cố Trong Văn Học - Thành Cá đù
-
Điển Cố Là Gì? điển Tích Là Gì? Vai Trò Và Cách Dùng - Mạng Rao Vặt
-
Điển Tích điển Cố: Thủ Pháp Nghệ Thuật Thường được Sử Dụng Trong ...
-
Điển Tích Và Giai Thoại Văn Học - Lý Số Việt Nam
-
Điển Cố Là Gì? Điển Tích Là Gì? Đặc điểm, ý Nghĩa Và Ví Dụ