Khám Phá Hệ Thống Pháo đài Quân Sự Bí Mật Của Thụy Sĩ Dưới Chân ...

Chú thích ảnh
Bên trong đường hầm của khu pháo đài lịch sử được xây dựng ngầm dưới núi Alps ở Thụy Sĩ. Ảnh: Daily Beast

Khác hẳn với những chuyến tàu du lịch khác ở Thụy Sĩ, tàu điện ngầm Metro del Sasso tuyệt nhiên không có những tấm bưu thiếp phác họa hình ảnh tuyết rơi trên đỉnh Alps. Không khí lạnh, ẩm ướt thổi bạt vào các toa khi tàu chạy xuyên trong bóng tối, ngầm sâu dưới ngọn núi Gotthard ở Ticino – vùng cực nam của Thụy Sĩ. Rời khỏi tàu, thay vì được ngắm những khung cảnh nên thơ, hành khách đối mặt với một trung tâm chỉ huy quân sự.

Mới được giải mật từ năm 2001, Sasso da Pigna là một trong hàng chuỗi những pháo đài bí mật được xây dựng trên dãy Alps ở Thụy Sĩ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sau khi Pháp rơi vào phe Trục (phe phát-xít) năm 1940, Thụy Sĩ mất đi một đồng minh thân cận.

Tư lệnh quân đội Thụy Sĩ, Tướng Henri Guisan, hiểu rằng nỗ lực bảo vệ biên giới đất nước trước quân Đức là vô nghĩa. Thay vào đó, Tướng Guisan cho ra đời kế hoạch bảo vệ quốc gia dựa trên thế trận phòng thủ núi cao. Chiến lược này sẽ rút binh sĩ từ tiền tuyến về và tập trung hỏa lực trong các đường hầm, boong-ke, lô cốt ở trên núi mà đối phương không thể xâm nhập được.

Sasso da Pigna, xây dựng từ năm 1941-1945, cùng với hai pháo đài khác được xây dựng tại Saint-Maurice và Sargans, đóng vai trò trung tâm trong chuỗi đường hầm, pháo đài chạy dọc dãy Alps. Đây là những điểm đóng quân của binh sĩ và tập kết pháo; một số đường hầm, công sự khác là nơi cất trữ máy bay.

Chú thích ảnh
Rất nhiều hệ thống công sự được Thụy Sĩ xây dựng trên dãy Alps trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: Daily Beast

Nằm ở giữa đèo Gotthard, Sasso da Pigna là một pháo đài đặc biệt quan trọng. Đèo này án ngữ cung đường đồi núi chạy từ bắc tới nam, là tuyến giao thương quan trọng chạy qua dãy Alps từ thời Trung Cổ, được hiện đại hóa vào cuối thế kỉ 19 với sự hình thành của tuyến đường sắt Gotthard.

Sau khi được giải mật, pháo đài Sasso da Pigna đã được chuyển đổi công năng và trở thành bảo tàng Sasso San Gottardo, nơi chuyên trưng bày những kỷ vật gắn với sự kiện lịch sử của vùng này. Bảo tàng đường hầm này có chiều dài khoảng 3,2 kilomet chạy ngầm trong lòng núi. Ở tầng một, du khách được chào đón bằng những khu vực trưng bày đương đại về lịch sử và văn hóa trong vùng, như về các chủ đề dự án năng lượng tái tạo và tới đây sẽ là một triển lãm về các tác phẩm của nhà thơ người Đức Goethe.

Rời những phòng trưng bày này, tàu Metro del Sasso sẽ đưa du khách tới trung tâm của pháo đài. Không khó để bắt gặp hình ảnh về những chiếc giường gỗ được phủ lớp mền bằng vải kaki tại những doanh trại kiểu Spartan. Trên các bức tường tại phòng chỉ huy trung tâm treo đẩy những bản đồ chiến lược, với nhiều bộ máy phát vô tuyến được treo trên giá. Đi hết phòng trận địa pháo là lối dẫn lên sân thượng, nơi du khác có thể phóng tầm mắt ngắm những cung đường đá xanh lục chạy qua những dãy núi màu xanh được điểm xuyến bởi tuyết trắng.

Ngày nay Sasso San Gottardo mở cửa đón du khách từ tháng 5 tới tháng 9 hàng năm – quãng thời gian đèo không bị đóng cửa do băng tuyết và gió lạnh buốt. Nhưng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và đến cuối thời Chiến tranh Lạnh, các pháo đài, đường hầm nằm trong hệ thống bố phòng ở dãy Alps này vẫn luôn là điều bí mật.

Dân thường biết về sự tồn tại của pháo đài, nhưng không ai biết địa điểm chính xác, không biết bên trong có gì. Ngay cả quân Đức và quân Ý cũng không nắm được, bởi đây là một phần của chiến lược chống ngăn chặn mà Thụy Sĩ triển khai. Đơn cử, pháo đài lúc đó chỉ chứa được khoảng 400 binh sĩ, nhưng Thụy Sĩ sẽ nói với phía Đức là 4.000.

Từ khóa » Sự Khác Nhau Giữa Lô Cốt Và Pháo đài