Khám Phá Nét đẹp ẩm Thực Dân Tộc Mường - TASTY Kitchen

Đối với nhiều người, khi nhắc đến văn hóa ẩm thực dân tộc Mường là không thể không nhắc đến câu nói quen thuộc “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”. Nền ẩm thực được xây dựng trên nét đẹp dân giã, đơn giản và mang đậm hương vị núi rừng do ảnh hưởng của phong tục tập quán, truyền thống canh tác.

Cơm nếp đồ - văn hóa ẩm thực dân tộc Mường

Với tính chất canh tác đặc trưng là nền nông nghiệp lúa nước, cơm nếp đồ như trở thành linh hồn của nền ẩm thực dân tộc Mường. Không chỉ mang giá trị ẩm thực cao, cơm nếp đồ còn là món ăn được người dân nơi đây dùng để bày tỏ lòng biết ơn, cảm tạ với đất trời và cầu mong mưa thuận gió hòa.

Thân cây cọ được khoét rỗng hoặc cây bương (theo tiếng gọi địa phương) thường được người dân tộc Mường chọn làm đồ để nấu cơm nếp. Tùy thuộc vào sở thích, đồ có nhiều kích thước khác nhau, tuy nhiên phải đảm bảo nấu được hai đến ba cân gạo một mẻ. Với cách chế biến này, cơm nếp vẫn giữ lại được giá trị dinh dưỡng, hương vị thơm ngon của gạo.

Sau khi cơm được nấu chín sẽ được cho vào thúng hoặc nia và để cho nguội. Với cách làm độc đáo này, cơm sẽ được độ dẻo, không bị nát và khô đều, ăn có vị đặc trưng. Bằng đôi tay khéo léo của mình, nhiều người Mường còn sử dụng thêm các loại nước ép từ thân cây cỏ để làm món ăn thêm phần đặc sắc.

com-nep
Cơm nếp đồ là món ăn phổ biến của người dân tộc Mường.

Thịt luộc thui trên bếp lửa hồng

Với tính chất đặc trưng vùng miền, người dân tộc Mường thường có thói quen nuôi lợn thả rông. Để thực hiện món ăn này, cần tiến hành theo các bước sau:

  • Lợn thui trên bếp than, thui đến đâu cạo lông đến đó và rửa sạch trước khi tiến hành mổ lấy nội tạng.
  • Thịt không cần rửa lại bằng nước, trực tiếp buộc lạc treo cho ráo máu, luộc trên bếp lửa ở nhiệt độ vừa phải.
  • Sau khi thịt đã chín đều, thái lát mỏng bày trên lá chuối rừng có màu tươi xanh.
  • Thông thường, thịt thui luộc sẽ được ăn kèm với muối rang và hạt dổi đã được xay nhỏ.
  • Sự hòa quyện đặc trưng giữa thịt heo thả rông, lá chuối xanh và hạt dổi sẽ tạo nên hương vị thơm ngon, khó quên trong lòng du khách.

thit-luoc-thui
Thịt luộc thui thường được ăn kèm với nhiều loại rau rừng.

Đặc sắc ẩm thực Mường qua món chả cuốn lá bưởi

Chả là món ăn khá phổ biến tại nhiều nơi trên khắp mọi miền Tổ quốc, tuy nhiên với cách chế biến sáng tạo, chả cuốn lá bưởi của người dân tộc Mường đã trở thành một món ăn đặc sắc, lạ miệng.

  • Thịt ba chỉ lựa miếng tươi ngon, thái lát mỏng nhỏ, ướp thêm nước mắm, là hành.
  • Chọn lá bưởi không quá non hoặc quá già, cuốn đều thịt trong ½ lá (đối với lá to) và một lá (đối với lá nhỏ).
  • Kẹp thịt vào kẹp tre, nướng trên bếp than hồng có lửa vừa phải.

Mỡ lợn gieo xuống bếp than hồng hòa trong mùi thơm dịu nhẹ của lá bưởi khiến mọi vị giác dường như đều được kích thích. Khách du lịch thưởng thức món này sẽ không còn vị ngậy của mỡ lợn mà thay vào đó là lớp lá bưởi giòn thơm và vị ngọt thơm, đậm đà từ thịt. Tất cả như tạo nên một sự hòa quyện hoàn hảo, lưu lại hương vị khó quên.

Thịt muối chua - món ăn của núi rừng

Đây được xem là một trong những món ăn đặc trưng của người dân tộc Mường.

  • Thịt heo sau được rửa sạch đem ướp với men của lá cây rừng và gạo rang giã nhỏ.
  • Lá chuối rừng sau khi hái về, mang rửa sạch, hơ trên bếp lửa và lót vào đáy bồ.
  • Phía trên lá chuối sắp xếp theo tỉ lệ một lớp gạo rang, muối rang và một lớp thịt heo cho đến hết.
  • Sau khi cho hết các nguyên liệu vào bồ, đậy kín bằng lá chuối đã hơ qua lửa và để bên bếp củi hoặc gác trên giàn đun lửa.

Khi thưởng thức món ăn, du khách sẽ cảm nhận được mùi vị ngậy béo từ bì, độ chua của lá cây rừng lên men hòa với độ mặn, thơm của gạo, muối đã rang. Một điều đặc trưng của món ăn này là du khách sẽ được ăn kèm cùng với rất nhiều loại lá rừng khác nhau, tạo nên một nét ẩm thực miền núi đặc sắc.

thit-muoi-chua
Thịt muối chua - nét đặc trưng ẩm thực dân tộc Mường.

Măng chua hầm với thịt gà

Phần lớn ẩm thực dân tộc Mường đều mang đôi nét của hương vị núi rừng đặc trưng. Măng chua hầm thịt gà thường được người nơi đây mời đãi khách quý hoặc bày trong các dịp lễ Tết đặc biệt.

  • Với tập quán canh tác truyền thống, gà được nuôi thả rông trong vườn nhà, sườn núi. Để món ăn có được hương vị thơm ngon nhất, nên lựa gà có trọng lượng từ 0.7 đến 1 kg.
  • Măng rừng được làm sạch, thái lát nhỏ vừa ăn và muối lên men (măng muối càng lâu thì mùi vị món ăn sẽ càng thơm ngon, đặc trưng).
  • Gà được làm sạch lông, loại bỏ phần nội tạng, chặt từng miếng nhỏ và ướp với măng chua, nước mắm, tiêu, ớt, muối,...
  • Sau khi ướp cho thịt gà thấm đều từ 20 đến 30 phút, mang gà nấu trên bếp than (giữ cho than luôn đỏ hồng, không cháy thành lửa) từ 1 đến 2 giờ.
  • Thịt gà sau khi đã chín sẽ được bày trong tô, rắc thêm hạt dổi nướng đã giã nhỏ để giúp món ăn thêm phần thơm ngon.

thit-ga-ham-mang-chua
Thịt gà hầm măng chua là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng.

Nét đẹp ẩm thực dân tộc Mường với những món ăn lạ miệng, đặc sắc đã và đang góp phần làm đa dạng nền ẩm thực Việt Nam. Qua bài viết, Tasty Kitchen hi vọng bạn đọc sẽ tìm được sự thích thú và thông tin cần thiết để khám phá du lịch của vùng đất núi rừng hữu tình này.

Từ khóa » Các Món ăn Dân Tộc Mường