Khám Phá Quy Trình Sản Xuất Rượu San Lùng Của Người Dao Đỏ
Có thể bạn quan tâm
Cùng với rượu táo mèo và rượu ngô Bắc Hà, rượu San Lùng cũng là một danh tửu nức tiếng Lào Cai. Rượu San Lùng mang trong mình những đặc tính quý và vô cùng thơm ngon khiến bao người phài ngây ngất, quyến luyến mỗi khi nếm thử. Thế nhưng, không phải tự nhiên mà rượu San Lùng lại có sức hút mạnh mẽ đến thế. Đó là thành quả của một quá trình vô cùng phức tạp, cẩn thận và tỉ mỉ đến khó tin. Hôm nay, các bạn hãy cùng nồi nấu rượu bằng điện NEWSUN khám phá quy trình sản xuất rượu San Lùng của người Dao Đỏ nhé.
Giới thiệu về rượu San Lùng
Nội dung
- 1 Giới thiệu về rượu San Lùng
- 2 Quy trình sản xuất rượu San Lùng
- 2.1 Chuẩn bị nguyên liệu
- 2.2 Chi tiết quy trình nấu rượu San Lùng
Rượu San Lùng là thứ rượu đặc sản của người Dao Đỏ xuất phát từ thôn San Lùng, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Rượu San Lùng có mùi thơm lạ của men lá rừng, vị đậm đà của thóc nương. Nếu như các loại rượu khác được ủ và lên men từ gạo, ngô, sắn nấu chín thì rượu San Lùng lại được ủ từ thóc và lên men bằng 15 thứ lá rừng.
Nhờ nguồn nước và khí hậu ở vùng núi Tây Bắc, rượu San Lùng có một hương vị vô cùng đặc biệt, không lẫn vào bất kỳ loại rượu nào khác. Rượu có màu trong vắt, hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng, vị ngọt dịu và hơi ngậy.
Theo truyền thuyết dân tộc Dao bản địa thì rượu San Lùng được nấu để cúng thần tiên, trời đất. Vì vậy người ta đã nấu loại rượu này một cách rất công phu, tỉ mỉ và dành trọn cái tâm của mình vào trong đó. Rượu không chỉ mang ý nghĩa ẩm thực, mà còn mang ý nghĩa tâm linh và văn hóa.
Uống rượu San Lùng sẽ thấy như có vị thần sức mạnh hỗ trợ đôi vai, và người dân làm lụng cả ngày không hề cảm thấy mệt mỏi, mới uống một giọt đã mềm môi, làm ta muốn uống thêm giọt nữa.
>>> Xem thêm: Giới thiệu bộ thiết bị nấu rượu mini dành cho các hộ gia đình
Quy trình sản xuất rượu San Lùng
Rượu San Lùng được chế biến rất công phu từ thóc nương, hạt cao lương đỏ và men lá gia truyền của người Dao Đỏ làm nên hương vị đặc trưng.
Rượu được chưng cất cách thủy 2 lần bằng nồi nấu rượu truyền thống. Lần thứ nhất là khử tạp và lọc cột, lần thứ hai là làm lạnh bằng lá thơm của núi rừng và nguồn nước suối Pò Sèn. Theo đó, quy trình nấu rượu San Lùng được thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thóc nương: Thóc được chọn phải là loại thóc mẩy và được gặt về khi thóc đang vào độ sữa.
- Men lá gia truyền của người Dao Đỏ: Là loại men lá, làm từ những hạt gạo nếp thơm nghiền cùng với 15 loại lá trên rừng – 15 loại thuốc từ núi rừng có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe như: chống lạnh, trừ cảm, giảm đau nhức,….
- Nước suối Pò Sèn
Chi tiết quy trình nấu rượu San Lùng
- Thóc nương đem rửa sạch, lọc bỏ hết hạt lép và những tạp chất rồi cho vào luộc trong một chiếc chảo gang to từ 3-4 tiếng. Lúc này những hạt thóc sẽ bung đều, trắng xóa.
- Khi thóc chín, nở bung đều trắng xóa thì tiến hành đổ ra khay để nguội.
- Men lá giã thành bột mịn rồi trộn đều vào thóc theo liều lượng tiêu chuẩn.
- Cho hỗn hợp trên vào thúng để ủ, dưới thúng có lót lá chuối và bên trên miệng thúng cũng được bao phủ bởi lá chuối.
- Sau 2 đêm kể từ khi thóc được ủ cùng men thì mở ra kiểm tra, nếu thấy cả thúng bốc hơi ngùn ngụt thì chuyển thóc sang chum để ủ tiếp. Thời gian ủ cho mùa đông là 5 đến 7 ngày, ủ mùa hè ngắn hơn chỉ 4 ngày.
- Sau khi thóc đã đạt độ ngấu thì cho vào nồi chưng cất rượu cách thủy để tiến hành chưng cất rượu.
- Xem thêm thông tin: máy lọc rượu khử độc tố 50l/h
Lưu ý:
– Khi nấu rượu phải canh sao cho ngọn lửa cháy đều, già lửa hay non lửa đều không cho được rượu ngon.
– Nước để ngưng tụ rượu phải luôn là nước lạnh để đảm bảo rượu thành phẩm ngưng tụ được tốt nhất.
– Rượu San Lùng được chưng cách thủy tận 2 lần. Lần một là để khử hết tạp chất cũng như lọc cốt rượu. Lần thứ 2 rượu được làm lạnh với hỗn hợp nước suối Pò Sèn và lá thơm từ rừng. Có như vậy mới cho ra được thứ rượu San Lùng thơm ngon hảo hạng đến vậy.
Qua những công đoạn phức tạp như vậy, cộng thêm sự cẩn thận & tỉ mỉ của người nấu mới có được loại rượu San Lùng đúng chuẩn, đậm đà và thơm ngon, chỉ ngửi thôi đã cảm thấy ngây ngất say đắm lòng người.
Rượu San Lùng nếu uống vào buổi sáng sẽ có cảm giác như được thần hỗ sức, làm việc không biết mệt. Nếu được dùng vào buổi tối, ta có thể mượn rượu San Lùng để nói ra những điều mà lâu nay chẳng thể nói.
Nếu có dịp đặt chân đến Lào Cai, bạn đừng quên mua thứ rượu nức tiếng mang tên San Lùng này về làm quà cho người thân, bạn bè nhé. Chắc chắn đây sẽ là món quà đầy ý nghĩa đó.
Nguồn: https://dienmaynewsun.com
Đánh giá bài viếtTư vấn miễn phí
Tìm đâu xa hỏi ngay chuyên gia tư vấn
Đinh Văn NamĐinh Văn Nam là chuyên gia kỹ thuật của Newsun. Là người có chuyên môn, đam mê tìm hiểu và phát triển các sản phẩm thiết bị chế biến thực phẩm.
Từ khóa » Cách Nấu Rượu San Lùng
-
Rượu San Lùng, Tuyệt đỉnh Rượu Ngon Bản Xèo, Bát Xát, Lào Cai
-
QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU SAN LÙNG CHÍNH... - فيسبوك
-
Rượu San Lùng Món đặc Sản Lào Cai - Thế Giới Ẩm Thực
-
RƯỢU SAN LÙNG - MỸ TỬU NỨC TIẾNG CỦA LÀO CAI
-
QUY TRÌNH SẢN XUẤT RƯỢU SAN LÙNG CHÍNH HIỆU
-
Rượu San Lùng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đến Sapa Thưởng Thức Rượu San Lùng Nổi Tiếng Thơm Ngon
-
Rượu Sán Lùng - VnExpress Đời Sống
-
Rượu San Lùng - Uống Vào Thấy Tiên, đặc Sản Bát Xát, Lào Cai!
-
Giữ Gìn “Giọt Say San Lùng” | Đài Phát Thanh - Truyền Hình Lào Cai
-
Rượu San Lùng Món đặc Sản Lào Cai - Chả Lụa Hai Lúa
-
Đắm Mình Trong Hương Rượu San Lùng Sapa
-
Rượu San Lùng - Đặc Sản Lào Cai
-
Rượu San Lùng Sapa