Khám Phá Quy Trình Sản Xuất Thủy Tinh Từ A Tới Z

Để có được đồ gia dụng thủy tinh mà chúng ta dùng ngày nay, phải trải qua quy trình sản xuất thủy tinh với từng công đoạn chi tiết và cụ thể. Làm thế nào để làm ra thủy tinh? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết hôm nay.

Chúng ta phải công nhận rằng thủy tinh là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Có những thứ nếu không phải là thủy tinh thì không thể sử dụng được như kính, chai, lọ bảo quản,…Là vật liệu quan trọng trong đời sống và sản xuất của con người. 

1. Nguyên liệu sản xuất thủy tinh

Bạn có thấy thủy tinh rất đẹp mắt, lung linh và sang trọng khi bạn sử dụng làm đồ trang trí hay vật dụng gia đình không? Có thể bạn chưa biết. Để đến tay người tiêu dùng những thành phẩm có giá trị như thế. Khâu chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất thủy tinh được lựa chọn kỹ lưỡng ngay từ những bước ban đầu. Cách chế tạo thủy tinh từ hỗn hợp các nguyên liệu gồm:

– cát silica (SiO2)

– oxit natri (Na2O) từ tro soda 

– oxit canxi (CaO) từ đá vôi 

– dolomit (MgO)

– fenspat (Al2O3)

Các thành phần này được trộn theo một tỉ lệ nhất định và sau đó sẽ dùng để thực hiện các công đoạn tiếp theo.

Bạn có nhận thấy rằng có nhiều loại thủy tinh trên thị trường có màu sắc đa dạng, độ dày mỏng khác nhau? Đó là do trong quá trình trộn nguyên liệu, những công nhân đã điều chỉnh tỉ lệ để cho ra nhiều sản phẩm phong phú.

2. Quy trình sản xuất thủy tinh thủ công

chế tạo, sản xuất thủy tinh

Cách làm thủy tinh thủ công

Ngày nay, sản xuất thủy tinh thủ công chỉ được thực hiện và lưu truyền trong các làng nghề hoặc hộ gia đình lâu năm. Cách làm thủy tinh thủ công khá cầu kì, đòi hỏi người làm phải tỉ mỉ và tay nghề giỏi. Do vậy thường mất nhiều thời gian và số lượng ít. Cụ thể qua các giai đoạn như sau:

– Bước quan trọng đầu tiên là sàng lọc nguyên liệu. Thành phần chủ yếu là cát trắng.  Quá trình này phải được làm cẩn thận mới cho ra đời sản phẩm đẹp mắt.

– Nấu thủy tinh bằng lò đun than trong khoảng 10 tiếng với nhiệt độ 2.000 độ C.

– Dùng nước để làm nguội và xoay ống tạo hình tròn đều cho thủy tinh. Công đoạn này yêu cầu người thợ phải có sức khỏe tốt vì cần liên tục xoay ống thổi.

– Lúc này thủy tinh vẫn còn rất nóng và mềm, nhanh chóng tạo hình một cách khéo léo. 

– Làm nguội sản phẩm sau khi đã hoàn thành mẫu thủy tinh như ý muốn.

– Kiểm tra sản phẩm lần cuối, đem đi đóng gói và hoàn thiện.

Xã hội đang không ngừng phát triển, con người ngày một thông minh hơn. Những kỹ thuật chế tạo thủy tinh thô sơ không còn bắt kịp xu hướng hiện đại hóa. Hơn nữa, nhu cầu sử dụng đồ vật thủy tinh ngày càng tăng cao. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật tân tiến vào công nghệ sản xuất thủy tinh là điều tất yếu.

>>> Tìm hiểu thêm: Quy trình sản xuất ly thuỷ tinh hàng loạt

3. Các công đoạn chính để sản xuất thủy tinh theo phương pháp hiện đại

quy trình sản xuất thủy tinh

Các công đoạn chính để sản xuất thủy tinh

Có một điều không thể chối bỏ rằng việc vận dụng máy móc hiện đại sẽ cho ra hàng loạt sản phẩm đồng nhất, chất lượng cao. Lúc này, sản xuất thủy tinh đòi hỏi công nhân, kỹ sư phải hiểu rõ bộ máy vận hành. Theo dõi và kiểm tra kĩ những công đoạn trong suốt quá trình sản xuất.

Giai đoạn 1: Hình thành thủy tinh lỏng 

Khoan đã…

Trước khi đọc tiếp, bạn có còn nhớ những thành phần nguyên liệu đã đề cập trước đó chưa?

Không sao, chúng tôi sẽ nhắc lại tại đây thêm một lần nữa. Để làm những sản phẩm thủy tinh trong suốt, phải đảm bảo đầy đủ và chính xác nguyên liệu làm thủy tinh là điều rất quan trọng. Bao gồm cát silica (SiO2), oxit natri (Na2O) từ tro soda, oxit canxi (CaO) từ đá vôi, dolomit (MgO) và fenspat (Al2O3). Các thành phần này sẽ được nghiền nhỏ và trộn theo tỷ lệ đã định sẵn. 

Cách làm thủy tinh từ cát thì nguyên liệu cát sẽ được lọc sạch nhiều lần để loại bỏ tạp chất, đặc biệt là sắt. Nếu sắt lẫn trong cát, thủy tinh làm ra sẽ có màu xanh lục. Trường hợp khó phát hiện sắt thì các công nhân sẽ bổ sung thêm Mangan dioxid để điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của thủy tinh.

Sau đó toàn bộ nguyên liệu sản xuất thủy tinh được đưa vào lò nung ở nhiệt độ 1500 độ C cho ra thủy tinh lỏng.

tạo hình thủy tinh

Giai đoạn 2: Đổ khuôn và tạo hình 

Đem hỗn hợp thủy tinh lỏng vừa nung đi làm mát để dễ định hình khuôn. Tuy nhiên lúc này thủy tinh vẫn đang duy trì trạng thái lỏng. 

Thủy tinh lỏng được rót vào khuôn có sẵn với hình dạng nhất định. Và được thổi khí trơ (khí nitro) để tạo hình.

Tùy vào nhu cầu của người sử dụng, nhà máy sản xuất sẽ cho ra đời những sản phẩm thủy tinh như chén, ly, cốc,…với kích thước và màu sắc khác nhau. 

Giai đoạn 3: Ủ, làm nguội

Sau khi thổi thủy tinh sẽ được truyền qua một dây chuyền ủ để làm nguội dần. Di chuyển từ vùng có nhiệt độ cao xuống vùng nhiệt độ thấp. Quá trình này được gọi là tăng cường ủ. Phải làm nguội từ từ cẩn thận vì nếu làm lạnh nhanh đột ngột, thủy tinh sẽ giòn và dễ vỡ.

đổ khuôn và tạo hình thủy tinh

Giai đoạn 4: Kiểm tra là công đoạn quan trọng trong cách làm thủy tinh

Ly dùng cho các loại đồ uống mà bạn dùng hằng ngày đã phải trải qua rất nhiều công đoạn mới có thành phẩm như thế. Những máy móc thiết bị trên phải trải qua hàng triệu lần kiểm tra để có được những sản phẩm thủy tinh tinh khiết, trong suốt nhất. 

Xác định thủy tinh có lẫn bọt khí hay không? Nhiệt độ và hiệu suất đã ổn định trong lúc vận hành hay chưa? 

Bạn có đồng ý với chúng tôi rằng khi nhìn vào mắt thường. Chúng ta hoàn toàn không thể biết được phải trải qua quy trình kỳ công như thế nào, để có được thủy tinh sử dụng như ngày hôm nay.

Giai đoạn 5: Hoàn thành sản phẩm

Thủy tinh khi đã nguột rất cứng và vô cùng khó cắt nếu không sử dụng thép kim cương. Sau khi cắt, thủy tinh thành phẩm sẽ được kiểm tra một lần cuối trước khi đem đi đóng gói và tung ra thị trường. 

4. Có thể bạn chưa biết về sự ra đời của thủy tinh

Trong thời kì đồ đá, cách đây hàng triệu năm, tổ tiên chúng ta đã phát hiện ra loại thủy tinh đen từ núi lửa, chính là obsidian. Trải qua hàng ngàn năm tiến hóa, thủy tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tìm thấy ở Ai Cập và phía Đông Lưỡng Hà. Có niên đại khoảng 3500 trước Công Nguyên. Và bước đột phá trong quy trình sản xuất thủy tinh chính là khám phá ra việc thủy tinh có thể thổi được từ những năm đầu của Thế kỉ 1 trước Công Nguyên.

Cuộc sống con người tiếp tục đổi thay, công nghệ sản xuất thủy tinh dần thay đổi. Quy trình sản xuất hiện đại thay thế những kỹ thuật máy móc lỗi thời. Nhưng chung quy lại, dù lạc hậu hay tân tiến, những sản phẩm thủy tinh đều có mục đích là làm cho cuộc sống chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.  

Thủy tinh không tự sinh ra và mất đi mà phải trải qua một quy trình sản xuất thủy tinh nghiêm ngặt, kỳ công theo từng bước. Hi vọng qua bài viết này của Ly thủy tinh Sài Gòn bạn đã hiểu hơn về những công đoạn chế tạo ra thủy tinh. Bởi vì tốn nhiều thời gian và chi phí để có được thành phẩm, vậy nên bạn hãy giữ gìn và bảo quản thủy tinh hợp lí nhé. 

Từ khóa » Nguyên Liệu Sản Xuất Thủy Tinh