Quy Trình Sản Xuất Thủy Tinh Cao Cấp Bậc Nhất Hiện Nay - Pha Lê ...

Nguyên liệu sản xuất thủy tinh

Thủy tinh (có tên gọi khác là kính hoặc gương) là một khối rắn có tính đồng nhất và vô định hình. Khi được nung chảy dưới nhiệt độ cao, thủy tinh có thể tồn tại ở nhiều hình dáng khác nhau phụ thuộc vào khuôn mà người sản xuất lựa chọn.

Phân loại thủy tinh

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại thủy tinh được phân loại dựa trên những đặc điểm khác nhau về cấu tạo, thành phần và đặc tính giữa chúng.

Thủy tinh thông thường 

Đây là loại thủy tinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, thường xuất hiện trong các vật dụng gia đình như bình nước, cốc, bát hay kính,… Thành phần chính của thủy tinh thông thường là silicic acid, soda oxidation,…

Ưu điểm:

– Không bám mùi, dễ dàng lau chùi.

– Có tỉ lệ giãn nở vì nhiệt cao và nhanh nên không dễ vỡ nếu có tác động của nước nóng.

– Có độ sáng đẹp nhất định nên phù hợp với thẩm mỹ trang trí của nhiều gia đình.

Nhược điểm:

– Dễ vỡ nếu có va đập mạnh.

– Tuy tỷ lệ giãn nở vì nhiệt tốt, nhưng khả năng chịu nhiệt lại thấp (từ 50ºC ~ 60 ºC), nên không thể sử dụng trong việc đun nấu hay cho vào lò nướng và lò vi sóng.

Các đồ gia dụng trong gia đình thường được làm từ thủy tinh thông thường. Ảnh: Internet.

Các đồ gia dụng trong gia đình thường được làm từ thủy tinh thông thường. Ảnh: Internet.

Thủy tinh cường lực

Thành phần chính của thủy tinh cường lực bao gồm silicic acid, soda oxidation,…

Nhưng thủy tinh cường lực sẽ có độ rắn chắc hơn thủy tinh thông thường. Bởi khi sản xuất, thủy tinh cường lực sẽ được đun nóng đến 630ºC, sau đó làm lạnh đột ngột để đảm bảo độ bền chắc.

Ưu điểm:

– Có độ rắn chắc nên người ta hay sử dụng thủy tinh cường lực để sản xuất tấm kính, bồn tắm,… cho các công trình trang trí.

– Chịu nhiệt ở mức độ tương đối (khoảng 280ºC).

– Bảo đảm về tính thẩm mỹ.

Nhược điểm:

– Không sử dụng được trong lò nướng. Mặc dù vậy, sản phẩm làm từ thủy tinh cường lực vẫn có thể cho vào lò vi sóng (nếu như có sự khuyến cáo của nhà sản xuất).

– Một số trường hợp có thể tự vỡ dù không có sự tác động.

Bồn tắm được sản xuất bằng thủy tinh cường lực. Ảnh: Internet.

Bồn tắm được sản xuất bằng thủy tinh cường lực. Ảnh: Internet.

Thủy tinh chịu nhiệt

Thành phần chính của thủy tinh chịu nhiệt là silicic acid, borosilicate,…

Khi sản xuất, thủy tinh sẽ được đun nóng lên đến 1000ºC, sau đó làm lạnh từ từ, Trong quá trình này, nhà sản xuất sẽ cho thêm một chất chịu nhiệt có tên gọi là Borosilicate để tạo ra thủy tinh chịu nhiệt.

Ưu điểm:

– Có khả năng chịu nhiệt cao (trên 400ºC), sử dụng được trong đun nấu, lò nướng và lò vi sóng nên được sử dụng trong để sản xuất nồi thủy tinh, chảo thủy tinh,…

– Có tính nghệ thuật cao, cũng như tạo ra sự an toàn về việc sử dụng, vệ sinh.

– Có sức chịu sốc nhiệt tốt, nhiệt độ chuyển đột ngột từ nóng sang lạnh cũng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Nhược điểm:

– Dễ vỡ, người sử dụng nên cẩn thận, tránh những va đập quá mạnh ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

– Sản phẩm sử dụng lâu ngày có thể bị mất đi vẻ đẹp ban đầu.

Nồi thủy tinh mang lại giá trị sử dụng cũng như đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Ảnh: Internet.

Nồi thủy tinh mang lại giá trị sử dụng cũng như đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Ảnh: Internet.

Nguyên liệu sản xuất

Cát silica (SiO2), có tên gọi khác là cát thạch anh

Đây là nguyên liệu chính quan trọng trong sản xuất thủy tinh.

Cát silica là cát sạch, không lẫn sắt. Điều này đảm bảo độ trong và sáng của thủy tinh. Không những vậy, còn giúp người sản xuất dễ dàng điều chỉnh, thay đổi màu sắc của thủy tinh bằng cách cho thêm chất Mangan dioxit (MnO2).

Cát lẫn sắt sẽ gây ảnh hưởng đến màu sắc của thủy tinh. Thủy tinh sẽ thường chuyển sang màu xanh lục và khó điều chỉnh độ sáng.

Natri cacbonat (NaHCO3) và Canxi oxit (CaO)

Các chất này chiếm khoảng 26% đến 30% trong hợp chất để sản xuất thủy tinh.

Natri cacbonat (NaHCO3)  giúp làm giảm nhiệt độ nóng chảy, tiết kiệm điện năng, năng lượng và chi phí. Nhưng Natri cacbonat lại có tính chất là dễ hút nước.

Canxi oxit (CaO) giúp hạn chế việc thấm hút nước của Natri cacbonat, làm cho hợp chất thủy tinh được sản xuất đúng yêu cầu và tiêu chuẩn.

Thủy tinh là vật liệu phổ biến dùng để sản xuất nhiều đồ dùng trong cuộc sống. Ảnh: Internet.

Thủy tinh là vật liệu phổ biến dùng để sản xuất nhiều đồ dùng trong cuộc sống. Ảnh: Internet.

Một số thành phần hóa học lưu ý khác

– Chì oxit làm tăng tính mềm dẻo giúp dễ dàng cho việc cắt gọn, giúp tăng độ sáng đẹp và trong suốt cho thủy tinh. Thường khi cho thêm chì oxit, thủy tinh sẽ tồn tại ở dạng cao cấp hơn và có tên gọi mới là pha lê.

Lantan oxit được cho thêm vào hợp chất thủy tinh khi sản xuất mắt kính. Chất này sẽ giúp thủy tinh có tính khúc xạ, tăng khả năng hấp thụ nhiệt, nâng cao giá trị chất lượng của sản phẩm.

– Hợp chất lưu huỳnh tạo cho thủy tinh có những màu như: màu nâu nhạt, màu hổ phách, màu đen,… hay Oxit đồng hoặc Oxit sắt sẽ giúp thủy tinh có màu xanh.

Một số chất hóa học phù hợp sẽ giúp thủy tinh có nhiều màu sắc. Ảnh: Internet.

Một số chất hóa học phù hợp sẽ giúp thủy tinh có nhiều màu sắc. Ảnh: Internet.

Quy trình sản xuất thủy tinh

Thủy tinh thủ công

Đối với thủy tinh thủ công dường như vẫn giữ được đúng với tên gọi khi nó được sản xuất bởi các gia đình, làng nghề có truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Chính vì vậy trong quá trình làm, sự cẩn thận và tỉ mỉ được đặt lên hàng đầu. Đó là lý do vì sao sản phẩm làm từ thủy tinh thủ công lại công phu và mất nhiều thời gian nên được sản xuất với số lượng ít.

Quy trình gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Sàng lọc cát silica.

+ Yêu cầu cát phải sạch, không chứa sắt hoặc các tạp chất khác.

+ Cát sạch sẽ giúp thủy tinh có chất lượng tốt và màu đẹp.

– Bước 2: Nung chảy thủy tinh. Thủy tinh sẽ được nung chảy trong lò nung dưới nhiệt độ 2000ºC.

– Bước 3: Làm nguội và xoay ống thủy tinh.

+ Thủy tinh sẽ được làm nguội bằng nước lạnh.

+ Sau đó thủy tinh sẽ được xoay ống để tạo thành hình tròn đẹp mắt. Bởi vì việc xoay ống và thổi hao tổn khá nhiều sức lực, cho nên những người làm cần yêu cầu phải có nguồn thể lực dồi dào. 

– Bước 4: Hoàn thành sản phẩm. Thủy tinh sẽ được đưa vào khuôn, hình dáng, kích cỡ làm chuẩn theo yêu cầu của khách hàng và để nguội hoàn toàn.

Thủy tinh thủ công được tạo ra một cách tỉ mỉ và công phu. Ảnh: Internet.

Thủy tinh thủ công được tạo ra một cách tỉ mỉ và công phu. Ảnh: Internet.

Thủy tinh hiện đại

Thủy tinh hiện nay đa số được sản xuất băng máy móc hiện đại với số lượng lớn tại các nhà máy. Điều này giúp cho sản phẩm thủy tinh có mẫu mã đồng đều, đẹp mắt, phục vụ đầy đủ cả về chất lượng và số lượng cho các ngành công nghiệp.

Để làm ra sản phẩm thủy tinh bằng các máy móc hiện đại, chúng ta trải qua 8 bước.

– Bước 1: Các nguyên liệu cần có.

+ Cát silica sẽ là thành phần chính. Yêu cầu phải loại bỏ hoàn toàn các tạp chất như sắt,… trong cát để đảm bảo độ trong suốt của thủy tinh.

+ Một số các chất hóa học khác: Natri cacbonat, Canxi oxit, Chì oxit, Lantan oxit,…

– Bước 2: Gia công nguyên liệu.

+ Gia công cát: gồm 3 bước

  • Làm giàu cát: loại bỏ sắt và các tạp chất khác gây màu trong cát.
  • Làm khô cát: cát sẽ được đưa đi sấy khô nếu khi đạt độ ẩm trên 4.5%. Công đoạn này sẽ giúp tránh được việc cát bị vón cục khi sản xuất 
  • Sàng cát: giúp bỏ hoàn toàn các hạt sạn còn sót lại, đem đến cho cát độ mịn đúng chuẩn trước khi đưa vào sản xuất.

+ Nếu muốn điều chỉnh màu sắc của thủy tinh, nhà sản xuất có thể cho thêm Mangan dioxit.

Thủy tinh sản xuất nhà máy với số lượng lớn. Ảnh: Internet.

Thủy tinh sản xuất nhà máy với số lượng lớn. Ảnh: Internet.

– Bước 3: Phối liệu.

+ Sau khi nguyên liệu được gia công, sẽ được cân và trộn theo tỉ lệ chuẩn, thường các chất phụ gia sẽ chiếm khoảng 26% – 30% trong toàn bộ hỗn hợp thủy tinh.

+ Phối liệu tốt nếu như đáp ứng tỷ lệ phối liệu có sai số trên dưới 1%.

– Bước 4: Nấu thủy tinh.

+ Tạo ra silicat bằng nhiệt độ tăng dần (trong khoảng 600ºC đến 1010ºC).

+ Tạo ra thủy tinh. Từ đầu 900ºC đến 1200ºC, muối silicat sẽ chảy lỏng thành một khối thủy tinh trong suốt. Dung dịch thủy tinh lúc này sẽ còn nhiều bọt khí.

+ Khử bọt ở nhiệt độ từ 1400ºC đến 1500ºC.

+ Đồng nhất thành phần thủy tinh. Sau khi kết thúc giai đoạn khử bọt, nhà sản xuất bảo quản thủy tinh ở nhiệt độ cao trong thời gian nhất định giúp giảm bớt độ nhớt. Nhờ vậy, các thành phần của thủy tinh được khuếch tán và có sự đồng nhất nhất định.

+ Làm lạnh. Phải hạ thấp nhiệt độ xuống 1100ºC đến 1300ºC để đảm bảo chất lượng trong giai đoạn tạo hình.

Thủy tinh được sản xuất với nhiều công đoạn bằng các máy móc hiện đại. Ảnh: Internet.

Thủy tinh được sản xuất với nhiều công đoạn bằng các máy móc hiện đại. Ảnh: Internet.

– Bước 5: Định hình thủy tinh.

+ Thủy tinh sau khi hoàn thành công đoạn nấu thì sẽ đúc khuôn theo yêu cầu của sản phẩm.

+ Có các cách tạo hình thủy tinh như: ép, kéo, ly tâm, thổi cơ khí,…

– Bước 6: Ủ và làm lạnh.

+ Quá trình này mất từ 30 phút đến 2 tiếng để đảm bảo chất lượng vững chắc của sản phẩm thủy tinh.

+ Trước khi cho vào lò ủ và làm lạnh, thủy tinh sẽ được phủ 2 lớp chống xước và bôi trơn nhằm đảm bảo chất lượng và tăng khả năng chống xước của sản phẩm.

– Bước 7: Làm nguội sản phẩm.

+ Trước khi đưa vào đóng gói, sản phẩm sẽ được làm nguội để đưa về nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ bên ngoài không khí.

+ Sau khi làm nguội, nếu thủy tinh vẫn còn điểm tụ thì sẽ được đun nóng một lần nữa để loại bỏ (bước này không bắt buộc).

– Bước 8: Hoàn thành sản phẩm.

+ Sản phẩm thủy tinh sẽ được kiểm tra kỹ càng và đóng gói cẩn thận trước khi đưa ra ngoài thị trường.

Các sản phẩm từ thủy tinh đem đến cho ngôi nhà 1 vẻ đẹp sang trọng. Ảnh: Internet.

Các sản phẩm từ thủy tinh đem đến cho ngôi nhà 1 vẻ đẹp sang trọng. Ảnh: Internet.

Một số cơ sở cung cấp thủy tinh ở Việt Nam

Công ty TNHH Thủy tinh Vina

Cơ sở: Số 15 Đống Đa, quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng.

Điện thoại: 0905315456.

Công ty TNHH Thanh Xuân

Cơ sở: KCN Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam.

Hotline: 0932226800.

Cơ sở Phước Lợi

Cơ sở: Số 345 Bình Trị Đông, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0938787168.

Công ty TNHH Thủy tinh JinHong Sơn Đông Trung Quốc

Cơ sở: Số 16A KCN Tân Đức, Đức Hòa, Long An.

Hotline: 0948599100.

Công ty TNHH Thủy tinh Hà Nội

Cơ sở: Số 15 ngõ 24 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline: 0972492905 – 0964590659.

Công ty Sản xuất Phân phối Ly thủy tinh An Gia

Cơ sở: Số 2 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0919292863 – 0909652495.

Từ khóa » Nguyên Liệu Sản Xuất Thủy Tinh