Khám Phá Tôm Sú Sống Ở Nhiệt Độ Bao Nhiêu?
Có thể bạn quan tâm
Tôm sú được biết đến là một loại tôm thương phẩm dễ nuôi và đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều bà con nông dân. Tuy nhiên, để tôm đạt được sản lượng cao thì phải đòi hỏi bà con cần phải nắm được các đặc điểm sinh học của tôm sú cũng như điều kiện và môi trường sống của chúng và có thể trả lời được câu hỏi Tôm sú sống ở nhiệt độ bao nhiêu?.
Màu nước, độ trong
Màu nước và độ trong là hai chỉ tiêu dùng để đánh giá tình trạng môi trường sống của tôm nuôi; đồng thời cũng là căn cứ để theo dõi và điều chỉnh chất lượng nước phù hợp tôm giống khi thả. Nếu độ trong quá cao (> 50 cm), ao nuôi sẽ nghèo chất dinh dưỡng, không đủ lượng thức ăn tự nhiên cho tôm. Hơn nữa, chất lượng nước không ổn định, pH thấp, rong và tảo ở đáy phát triển mạnh, tôm giống dễ bị sốc và chậm lớn.
Nếu độ trong quá thấp do mật độ tảo dày dễ làm cho độ pH trong ao nuôi cũng tăng cao (pH > 9) vào buổi trưa và chiều. Khi thả tôm giống, độ trong của nước thấp là do mật độ tảo lớn, chu kỳ nở hoa của tảo trong ao nuôi sẽ xảy ra sau khi phát triển đến đỉnh sau khi nuôi trong một thời gian ngắn. Cần phải có biện phắp khắc phục để giảm mật độ tảo trước khi thả giống.
Cùng với độ trong, màu nước là một yếu tố vật lý người nuôi cần quan tâm trước khi thả giống. Nên thả giống khi thấy nước có màu xanh nõn chuối hay có màu nâu và độ trong 30 – 40 cm.
Nhiệt độ
Tôm sú sống ở nhiệt độ bao nhiêu? Nhiệt độ thích hợp cho tôm là 28 – 320C; nhưng chỉ nên thả khi nhiệt độ dưới 300C, lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tôm sú là loài động vật biến nhiệt (nhiệt độ cơ thể luôn thay đổi theo nhiệt độ môi trường sống), chúng không có khả năng ổn định nhiệt độ bên trong cơ thể; sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bắt mồi, làm mất cân bằng pH trong máu, thay đổi chức năng điều hoà áp suất làm thẩm thấu, làm rối loạn hô hấp và quá trình chuyển hoá vật chất bên trong cơ thể của chúng, sinh lý bị rối loạn biểu hiện bên ngoài là bị cong thân, đục cơ, tôm ít hoạt động, nằm im và tăng cường hô hấp, rất dễ bị nhiễm bệnh, rủi ro sẽ rất lớn.
Khi thả tôm, cần thả cả bao tôm giống xuống ao nuôi khoảng 15 – 20 phút khi nhiệt độ trong bao vận chuyển giống bằng với nhiệt độ ngoài môi trường nuôi. Sau đó bắt đầu mở rộng bao tôm giống ra, tạt nước ngoài môi trường vào bao, rồi từ từ thả tôm giống ra ngoài ao nuôi.
Độ mặn
Độ mặn thích hợp nhất dành cho tôm sú là 8 – 20‰. Độ mặn giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu và giữ nguyên sinh chất của tôm sú và nước. Độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của tôm sẽ gây ra các phản ứng sốc cho cơ thể, làm giảm khả năng kháng lại bệnh của chúng. Độ mặn còn ảnh hưởng đến độ kiềm và độ pH cũng như khả năng sinh trưởng của tôm.
Đối với những vùng có độ mặn cao hơn 25‰ thì không phù hợp cho phát triển của tôm nuôi và dễ xảy ra dịch bệnh, cần chủ động bổ sung nguồn nước ngọt để có được độ mặn phù hợp trước khi thả tôm giống. Vùng không có điều kiện thì hạn chế thả tôm hoặc thả vào thời điểm đón mùa mưa.
Trong ao nuôi tôm, độ mặn có thể tăng nhanh do có hiện tượng bốc hơi nước (thường vào mùa khô) hoặc có thể giảm cục bộ do mưa (thường vào mùa mưa). Vì vậy trước khi thả tôm cần đo độ mặn để lên kế hoạch thuần tôm cho phù hợp.
Ôxy hòa tan
Hàm lượng ôxy hòa tan ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống của tôm nuôi ngay trong 10 ngày đầu. Sau khi đã thả giống, tôm thường bị yếu hơn do vận chuyển và phải thích nghi môi trường sống mới. Vì vậy, cần phải chạy máy quạt nước trước khi thả tôm giống khoảng 8 giờ, đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan được bão hòa, và tắt quạt nước trước khi thả tôm 1 giờ mà hàm lượng ôxy hòa tan vào lúc thả tối thiểu đạt 4 mg/lít.
Hàm lượng khí độc
Trước khi thả tôm giống cần phải đo hàm lượng khí độc trong ao nuôi. Chỉ thả tôm khi hàm lượng H2S < 0,01 mg/lít và NH3 < 0,1 mg/lít. Khi hàm lượng khí độc cao quá mức cho phép, dễ gây sốc dành cho tôm giống, thậm chí có thể gây chết hàng loạt.
Để có được các yếu tố môi trường thích hợp nhất cho tôm sú, cần thả giống đúng mùa vụ, thiết kế, cải tạo và chuẩn bị nước đúng kỹ thuật. Nếu không làm tốt những khâu này, sẽ rất khó cho việc quản lý ao nuôi khi đã thả giống.
Xem thêm:
- Hướng dẫn chế biến các món ngon từ tôm sú
- Tôm sú biển làm món gì là ngon nhất?
- Hướng dẫn chế biến món tôm tít cháy tỏi đúng cách
Từ khóa » Tôm Sú Sống ở Nước Gì
-
KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ THƯƠNG PHẨM
-
Tôm Sú Sống ở đâu? Giá Bao Nhiêu Tiền 1Kg? Nấu Món Gì Ngon
-
Có Nên Nuôi Tôm Sú Nước Ngọt Hay Không - Chuyên Gia Giải đáp
-
Tôm Sống Trong Môi Trường Nước Ngọt | Farmvina Nông Nghiệp
-
Tôm Sú Là Gì? Giá Bao Nhiêu? Các Loại Tôm Sú, Gợi ý Món ăn Và Cách ...
-
Phân Biệt Tôm Sú Nước Ngọt... - Hải Sản Côn Đảo - Dương Thủy
-
KỸ THUẬT NUÔI TÔM SÚ ( MÔI TRƯỜNG SỐNG )
-
Tôm Sống Trong Môi Trường Nước Ngọt - Cẩm Nang Hải Phòng
-
Tôm Càng Xanh Sống ở đâu?
-
Tôm Sú Là Gì? Tất Tần Tật Những Thông Tin Về Tôm Sú Bạn Nên Biết
-
Có Bao Nhiêu Loại Tôm Phổ Biến? Mẹo Phân Biệt Các Loại Tôm
-
Bí Quyết Nuôi Tôm Sú Nước Ngọt Thành Công - ️ BÌNH MINH
-
Những điều Cần Lưu ý Khi Nuôi Tôm Sú
-
Phân Biệt Tôm Sú Biển Và Tôm Thẻ | Crab Seafood