Khám Phá Từ A đến Z Môn Võ Thuật đường Lang Quyền

Đường lang quyền
Đường lang quyền

1. Khái niệm Đường lang quyền

Đường lang quyền có tên tiếng Anh là Praying Mantis Form hoặc Praying Mantis Fist có nghĩa là thế võ con bọ ngựa đang cầu nguyện. 

Đây là môn võ thuật mà người tập sẽ bắt chước hình thái động tác của bọ ngựa đang thực hiện giơ hai càng và chân ra phía trước nên môn quyền thuật này có tên là phái võ con bọ ngựa cầu nguyện và hay được gọi với cái tên là Đường lang quyền

Võ thuật Đường lang quyền thuộc bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm, bắt nguồn từ phái Đường Lang cả hai miền Nam Bắc Trung Hoa. 

Đặc trưng của môn võ thuật này là ra đòn chớp lẹ, phòng thủ chặt chẽ. Điều này sẽ đạt được khi đả quán..

2. Nguồn gốc Đường lang quyền

Theo lời người xưa kể lại, Tống đầu Nguyên ở huyện Tức Mặc tỉnh Sơn Đông thuộc Trung Quốc có người tên là Vương Long, sau khi thi đấu võ thuật thất bại, đi đường qua ngẫu nhiên thấy cảnh con bọ ngựa đang thực hiện động tác vồ bắt ve sầu.

Sau đó ông liền nảy ra ý tưởng sáng tạo ra các kỹ pháp võ thuật như móc, nhấc, ngắt, gác, lừa, quấn, bổ, trượt… rồi dần dần sau đó trở thành môn quyền này.

Đó chính là nguồn gốc của phái Đường Lang của Bắc Thiếu Lâm đã được truyền bá một cách rộng rãi suốt một dải Sơn Đông, Sơn Tây Giao Châu, Giao Chỉ. 

Nguồn gốc của Đường lang quyền
Nguồn gốc của Đường lang quyền

Qua trường kỳ tu chí rèn luyện mà hình thành nên các lưu phái. Hai lưu phái Sơn Tây Đường Lang Quyền và Sơn Đông Đường Lang Quyền có sự khác nhau cơ bản đó là:

Sơn Tây Đường Lang Quyền có đặc trưng là dùng nhu chế cương, các tư thế luôn được tiến hành luân phiên dựa trên nội công và ngoại công để áp đảo và tấn công kẻ thù nên còn gọi là Nhuyễn Đường Lang Công

Sơn Đông Đường Lang Quyền với đặc trưng chủ yếu là rất nhanh, khỏe và dữ dội, ra đòn tấn công rất mạnh mẽ nên còn được gọi là Mãnh Đường Lang Quyền.

Sau này, còn hai môn Đường Lang quyền ra đời nữa là của Chu Á Nam sáng tạo ra gọi là Chu Gia Đường Lang quyền, nó là là hậu duệ của Minh Thái Tổ Châu Nguyên Chương, môn phái thứ hai là Châu gia Đường Lang quyền bắt nguồn từ Nam Thiếu Lâm sau này ở Phúc Kiến.

>> Xem thêm: Võ đang - môn võ thuật Trung hoa vô cùng nổi tiếng

3. Đặc trưng kỹ pháp của Đường lang quyền

Trong Đường Lang Quyền có Thất Tinh Đường lang (hay còn được gọi là La Hán Đường Lang), Lục Hợp Đường Lang (hay còn được gọi là Mã Hầu).

Các bài quyền trong võ thuật Đường lang quyền đa số có kết cấu nghiêm ngặt, quyền cước rất phong phú và đầy biến ảo, sự nối tiếp giữa các chưởng khéo léo, sẵn có cương nhu cùng nặng, cương mà không gây cảm giác cứng đờ, nhu mà không thể hiện sự mềm xéo, kết hợp ngắn dài... 

Về kỹ pháp của môn võ thuật này thì nổi bật "năm nhanh" là nhanh tay, nhanh chân, nhanh bước, nhanh thân, chiêu thức nhanh khó lường, biến hóa xuất thần.

Ngoài ra thì đặc trưng của môn võ này còn có thuyết "bảy dài", "tám ngắn", "tám đánh và tám không đánh". 

Đặc trưng kỹ pháp Đường lang quyền
Đặc trưng kỹ pháp Đường lang quyền

Dài ở đây có ý nghĩa là ý đánh dài, khí dài, kình dài, tay dài, hông dài, bước dài, gân dài (tức vươn dẻo được). Ngắn được hiểu là có đốt ngắn (tiết ngắn), thế ngắn, tâm ngắn... 

Đặc trưng nổi bật nhất của môn võ Đường lang quyền là cao đánh thấp không đánh, nội đánh ngoại không đánh, gần đánh xa không đánh, vươn đánh thu (về) không đánh, mở đánh đòng không đánh, hư đánh thực không đánh.

Đồng thời người luyện tập còn phải cường điệu tượng hình giữ ý, để có hình tượng và đấu kình giống của bọ ngựa.

Còn có Nam phái Đường Lang tương truyền đời nhà Thanh ở Quảng Đông Trung Quốc, có một người tên là Châu Á Nam sáng tác ra. Bộ môn võ thuật này nhiều đòn ngắn, ít khi xuất hiện các chiêu đánh dài, một bước một đòn, vẫn giữ hình tay bọ ngựa, thực phát ra kình lực của Nam quyền. 

4. Các lưu phái Đường lang quyền

Đường lang quyền bao gồm 3 lưu phái chính trong lịch sử phát triển của nó:

Thất tinh Đường lang quyền (hay còn được gọi là La Hán Đường Lang): Đây là loại võ thuật  thuộc loại ngạnh (cứng) đường lang. Các chiêu cơ bản dựa trên thất tinh bộ làm cơ sở. Kình lực cứng gãy gọn, quấn ngang và đâm thẳng. 

Việc tiến hành luyện công chia ra làm ba phần: 

  • Thứ nhất là các công phu cơ bản, bao gồm hông, chân, vai, công, trạm trang, bá đả công v.v.. 
  • Thứ hai là thực hiện theo các kỹ thuật cơ bản của bài múa bao gồm các tổ hợp nhỏ các động tác múa Cơ bản của phần này có sáp chùy (cắm gõ), phiên xa(lật xe), bảng bộ (bước nhảy), lan tiệt (nhăn cắt), trích khôi (lấy mũ), song sáp hoa (mai hoa cắm), thập bát hoa (18 thoi), tỏa cương (đục thép), nhu linh, trích yếu, đường lang cửu chuyển thập bát diệt (9 lần chuyển, 18 lần ngã), bạch viên xuất động (vượn trắng rời hang), thâu đào (lấy trộm đào), hiến quả (dâng quả), nhập động (vào hang), sách thủ phách án (dang tay vỗ án) v.v... 
  • Thứ ba là quá trình sách luyện (luyện rộng) bao gồm tạp trang (dậm tấn), thích đả đại (đánh bao cát), báy luyện toàn thân 12 lượt gõ, tán đả.
Thất tinh Đường lang quyền
Thất tinh Đường lang quyền

Mai Hoa Đường Lang Quyền: Đây là lưu phái thuộc loại ngạnh đường lang, bao gồm các công phu cứng rắn dương cương. 

Loại quyền này lấy tam hoa thủ làm đặc trưng riêng, tức là khi luyện tập ra tay thì ba, năm đòn ra liền một thể giống như một đóa hoa mai năm cánh nên thành tên. 

Về kình pháp của lưu phái này thì tập trung thuận kình, xảo kình, nhu công. Các bài múa đặc trưng bởi phiên xa (lật xe), băng bộ (bước nhảy), lan tiết (ngăn cắt), mai hoa lộ, bạch viên thâu đào (vượn tráng trộm đào), bát trửu (khuỷu), truyền kỹ, trích yếu v.v...

Lục Hợp Đường Lang: Hay còn được gọi Mã Hầu Đường Lang thuộc môn phái nhuyễn đường lang, công phu mềm uốn lượn theo đường âm nhu. 

Loại quyền thuật này có khả năng hấp thu lý luận về quyền: nội tam hợp (tức tâm hợp ý, ý hợp khí, khí hợp lực) và ngoại tam hợp (tay và chân hợp, khuỷu và gối hợp, vai và háng hợp) làm đặc trưng cơ bản.

Môn phái này nhấn mạnh việc nội ngoại kết hợp, động tác thì chủ yếu là nhu, kình lực thì dài có chia ra cương nhu, minh, ám, hoạt (tức cứng mềm, rõ ràng, ngầm, trơn) năm loại kình lực.

Về bộ pháp của lưu phái này có trước nâng sau kéo. Về bài bản có đoản chùy, song phong, thiết thích, tiên thủ bôn, chiếu diện đăng, tiệt thủ quyển đên lục hợp trích yếu 93 thủ v.v...

5. Lợi ích của việc học Đường lang quyền

Phối hợp tốt hơn

Đặc trưng của môn võ thuật này là sự kết hợp nhuần nhuyễn các động tác khác nhau. Do đó, khi luyện tập môn này người tập sẽ cải thiện sự phối hợp và nhận thức của cơ thể.

Kỹ năng tự vệ

Điều này là chắc chắn với những ai tiến hành luyện võ.

Đối với những người luyện tập môn võ thuật này, họ có thể dễ dàng bảo vệ bản thân trước sự tấn công của kẻ thù hoặc những người gây ra những ảnh hưởng xấu với họ.

Khi xuất hiện các trường hợp nguy hiểm đe dọa đến mình, những người luyện tập môn võ này sẽ có những kỹ năng để phòng thủ và phản công.

Kỹ thuật tự vệ
Kỹ thuật tự vệ

Tăng cường sự dẻo dai

Luyện tập Đường lang quyền sẽ thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong người tập, cải thiện tính đàn hồi cho các khớp xương, kích thích cơ bắp trở nên dẻo dai hơn.

Nâng cao sức khỏe

Khi tập luyện Đường lang quyền, bạn sẽ thường xuyên phải di chuyển, thực hiện các quyền cước. Nhờ đó giúp máu được lưu thông tốt hơn, tay chân nhanh nhẹn hơn và giúp cho thân thể người tập trở nên khỏe khoắn hơn rất nhiều.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về môn võ Đường lang quyền cần thiết cho người bắt đầu tiếp cận môn võ này. Hy vọng qua bài viết này Bảo vệ Việt Anh đã giúp quý độc giả có được những thông tin tốt về môn võ thuật này. 

Việc luyện tập môn võ này tạo lợi thế rất nhiều cho những ngành nghề cần đến sức khỏe, chẳng hạn như nghề bảo vệ, an ninh,... Nó vừa cung cấp những chức năng cần thiết cho người bảo vệ vừa giúp người bảo vệ có thể bảo vệ được bản thân trong các trường hợp nguy hiểm.

Đội ngũ Bảo vệ Việt Anh được đào tạo đầy đủ và bài bản các kỹ năng, kỹ thuật cần thiết cho một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu thuê nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp hoặc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ bảo vệ, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

Từ khóa » Học Võ Bọ Ngựa