KHÁM PHÁ VỀ NHẠC LỄ ĐÁM MA CÓ NHỮNG THỂ LOẠI NÀO
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt nội dung [Ẩn]
- NHẠC LỄ ĐÁM MA TẠI KHU VỰC NAM BỘ
- Khám phá nhạc lễ đám ma tại các vùng miền trên cả nước
- NHẠC LỄ ĐÁM MA BẮC BỘ
- Nhạc lễ đám ma Bắc Bộ
- NHẠC TÂY - NHẠC LỄ ĐÁM MA ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT HIỆN NAY
- Ban nhạc lễ nhạc Tây phục vụ trong thời gian ngắn
- NHẠC LỄ ĐÁM MA VỚI NHẠC HOA
- Nhạc lễ đám ma với ban nhạc hoa
Ông bà ta có câu: “Sống dầu đèn, chết kèn trống”. Vì vậy nhạc lễ đám ma là một phần không thể thiếu trong một đám tang. Nhiều người còn quan niệm rằng, ông bà, cha mẹ qua đời mà con cháu không mời được ban nhạc thì xem như không tỏ được sự hiếu thảo. Cho nên hiện nay nhạc lễ vẫn đang là nhu cầu phổ biến trong tang lễ của người Việt.
Vậy hãy cùng khám phá nhạc lễ đám ma tại các vùng miền trên cả nước hiện nay có gì khác biệt.
NHẠC LỄ ĐÁM MA TẠI KHU VỰC NAM BỘ
Nhạc lễ đám ma đóng vai trò quan trọng trong các đám tang của người Việt. Tuy nhiên tùy theo phong tục vùng miền – Dân Tộc hoặc theo mong muốn của gia đình sẽ có những dịch vụ âm nhạc khác nhau. Đây chính là lý do nhạc lễ đám tang tại khu vực Nam Bộ khác với các vùng khác.
Khám phá nhạc lễ đám ma tại các vùng miền trên cả nước
Nhạc lễ Nam Bộ thường xuất hiện trong các đám tang của người miền Nam. Trong đó một ban nhạc lễ sẽ có khoảng 4 đến 5 người. Sau khi lễ nhập quan được thực hiện xong xuôi thì ban nhạc sẽ có mặt để phục vụ đám tang. Ban nhạc lễ sẽ đồng hành cùng gia quyến tới ngày động quan.
Ban nhạc Nam sẽ có nhiệm vụ đánh trống giữ nhịp cho khách lạy. Nếu không có khách tới viếng, bạn nhạc sẽ thực hiện các bản hòa tấu với những bài tân nhạc. Hoặc phục vụ nhạc cổ theo đúng phong cách Nam Bộ.
Nhạc cụ của ban nhạc lễ Nam Bộ thường khá đa dạng. Đầu tiên phải kể đến đó là trống. Đây là loại nhạc cụ quan trọng không thể thiếu trong các đám ma dù cho là vùng miền nào. Nhạc cụ thứ 2 là kèn, mõ. Bên cạnh đó còn có thể một số nhạc cụ khác như ghi ta, đàn bầu, đàn tranh,…Ban nhạc lễ sẽ tính theo “Ngọ”. 1 ngày là 1 “Ngọ” và được tính từ lúc nhập quan đến lúc động quan. Đây chính là nét đặc sắc của nhạc lễ đám ma Nam Bộ.
NHẠC LỄ ĐÁM MA BẮC BỘ
Nhạc lễ đám ma Bắc Bộ chỉ áp dụng cho những đám tang của người miền Bắc. Về cơ cấu ban nhạc thì cũng giống như ban nhạc Nam Bộ. Tuy nhiên nhạc lễ Bắc Bộ sẽ chơi những điệu nhạc, bản nhạc mang âm hưởng Bắc Bộ. Đặc biệt phổ biến nhất chính là những điệu lý hay câu bi ai. Những điệu nhạc này chính là nét đặc trưng của nhạc lễ Bắc Bộ.
Nhạc lễ đám ma Bắc Bộ
Ban nhạc đám ma Bắc Bộ có thời gian phục vụ riêng. Không giống như ban nhạc lễ Nam Bộ là phục vụ cả ngày lẫn đêm. Nhạc lễ Bắc Bộ chỉ phục vụ từ 7 giờ sáng đến 20 giờ đêm. Sau đó ban nhạc sẽ về nhà nghỉ ngơi đến hôm sau thì quay lại nhà đám tiếp tục phục vụ thời gian tương tự.
Như vậy chỉ so sánh miền Bắc và miền Nam, nhạc lễ đám ma đã có những điểm khác biệt. Vì vậy tùy thuộc vào vùng miền sẽ có nhạc lễ phù hợp để gia đình cho người thân đã khuất dễ dàng lựa chọn.
NHẠC TÂY - NHẠC LỄ ĐÁM MA ĐƯỢC SỬ DỤNG NHIỀU NHẤT HIỆN NAY
Bên cạnh các loại nhạc lễ đám ma truyền thống thì ngày nay nhiều gia đình còn có nhu cầu sử dụng nhạc Tây. Nhạc Tây gồm có khoảng từ 6 đến 10 người phục vụ trong ban nhạc. Các nhạc cụ sử dụng chủ yếu là sản phẩm phương tây. Trong số đó có thể kể đến như:
-
Trumpet
-
Trombone
-
Trống
-
….
Một điểm khác với ban nhạc lễ truyền thống nữa có thể kể đến đó là thời gian phục vụ. Nhạc Tây chỉ phục vụ trong một khoảng thời gian ngắn. 1 suất nhạc tây kéo dài từ 45 đến 60 phút là kết thúc. Trong khoảng thời gian này tùy thuộc vào yêu cầu của khách mà ban nhạc phục vụ đến 45 hay 60 phút.
Ban nhạc lễ nhạc Tây phục vụ trong thời gian ngắn
Trong đám tang sử dụng nhạc tây, ban nhạc sẽ đánh lúc nhập quan và động quan. Hoặc lúc sui gia phúng tế. Có thể thấy sự khác biệt rõ ràng giữa các ban nhạc lễ truyền thống và nhạc phương tây. Vì vậy một khu vực sẽ phù hợp với phong tục tang lễ của nơi đó. Nhờ vậy đám tang diễn ra thuận lợi mà không có sự khác biệt về phong tục tập quán.
NHẠC LỄ ĐÁM MA VỚI NHẠC HOA
Hiện nay nhạc lễ đám ma còn sử dụng khá nhiều nhạc Hoa. Bạn nhạc này chỉ phục vụ đám tang lúc động quan. Và một lần khác là lúc đưa đến nghĩa trang. Do đó thời gian phục vụ của ban nhạc cực kỳ ngắn. Không có tình trạng ban nhạc ở lại qua đêm tại tang lễ như ban nhạc Nam Bộ.
Nhạc lễ đám tang với nhạc hoa không phải là truyền thống của người Việt. Đây là nghi thức thực hiện theo phong tục người Quảng Đông – Trung Quốc. Tuy nhiên theo thời gian, ban nhạc này vẫn được sử dụng trong một số bộ phận người dân Việt. Vì thế đây cũng được xem là một trong những loại nhạc lễ đám ma tên tuổi trong làng nhạc lễ ma chay.
Nhạc lễ đám ma với ban nhạc hoa
Kết luận
Như vậy bài viết vừa giúp bạn khám phá chi tiết nhạc lễ đám ma tại các vùng miền trên cả nước hiện nay. Hy vọng thông qua bài viết bạn sẽ bỏ túi được nhiều kiến thức hay. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin khác về vấn đề ma chay, an táng thì có thể trao đổi trực tiếp với Trại Hòm Martino tại website: http://traihommartino.com/.
=> Có thể gia đình quan tâm: Cách thiêu người chết ở các quốc gia trên thế giớiTừ khóa » Nhạc đám Ma Gọi Là Gì
-
Bát âm – Wikipedia Tiếng Việt
-
NHẠC ĐÁM MA VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG PHẢI AI ...
-
Tìm Hiểu Về Nhạc Lễ Trong Đám Tang
-
Dạy Chơi Nhạc Đám Hiếu ( Nhạc Đám Ma ) Phần 1
-
Nhạc Hiếu Cổ Truyền
-
Bát âm - Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam
-
Ban Nhạc Trong Lễ Tang Có Cần Thiết Không? - Trại Hòm
-
Kèn đám Ma | Hội Nhạc Sĩ Việt Nam
-
Nhạc Kèn Trống đám Ma
-
Nghề… Thổi Kèn đám Tang | .vn
-
Nghi Lễ đám Tang - Báo Thanh Niên
-
Bình Luận Về Cách Cư Xử Của Các Nghi Lễ (đám Tang Và đám Cưới)
-
Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam GS Nguyễn Kỳ Hưng
-
Tìm Hiểu Phong Tục đám Tang Của Người Việt