NHẠC ĐÁM MA VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG PHẢI AI ...
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt nội dung [Hiển thị]
- TÌM HIỂU VỀ NHẠC ĐÁM MA VIỆT NAM
- Nhạc đám ma Việt Nam là gì?
- NGUỒN GỐC CỦA NHẠC ĐÁM MA VIỆT NAM
- Ban nhạc đám ma tại Việt Nam
- PHÂN LOẠI NHẠC ĐÁM MA VIỆT NAM
- Nhạc lễ đám ma Nam Bộ
- Nhạc Tây
- Nhạc lễ đám ma Bắc Bộ
Từ ngàn xưa, ông bà ta có câu “sống dầu đèn, chết kèn trống”. Bởi lẽ đây được xem là một trong những nghi thức không thể thiếu để thể hiện lòng biết ơn, chữ hiếu cũng như tưởng niệm về người đã khuất. Chính vì lẽ đó mà hiện nay dịch vụ liên quan đến hình thức này cũng đã ra đời để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Vậy hôm nay hãy cùng Tang lễ trọng gói Martino tìm hiểu về Nhạc đám ma Việt Nam hiện nay qua bài viết sau.
TÌM HIỂU VỀ NHẠC ĐÁM MA VIỆT NAM
Nhạc đám ma Việt Nam là gì?
Nhạc đám ma Việt Nam được biết đến là một trong những hình thức, tập tục của người Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ công lao người đã khuất khi sinh thời. Hiện nay không khó để bắt gặp hình thức nhạc này ở những buổi đám ma ở khu vực nông thôn cũng như thành thị. Hầu hết mỗi miền đều có những đặc trưng và phong tục tập quán khác nhau nên thể loại, cách trình bày cũng từ đó mà khác nhau.
Ngoài ra đối với nhạc đám ma hầu hết đều được thể hiện trong những buổi tang lễ của những người có công với đất nước, có chức vụ cao khi còn sống. Điều này hoàn toàn hợp lý theo như ý nghĩa của thể loại nhạc này. Đây chính là một phần ghi nhận và biết ơn sâu sắc công lao của họ. Có thể lựa chọn nhiều thể loại nhạc trong buổi lễ, tuy nhiên cần lưu ý rằng nhạc phải hợp thời điểm và đúng chủ đề.
Hiện nay trên thị trường, hầu hết những đơn vị mai táng đều cung cấp dịch vụ hát nhạc đám ma để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Việc này cũng giúp cho gia đình gia chủ có thể sắp xếp trọn vẹn đám ma cũng như tiết kiệm thời gian, giảm nỗi đau của họ một cách tốt nhất có thể.
NGUỒN GỐC CỦA NHẠC ĐÁM MA VIỆT NAM
Từ xưa đến nay âm nhạc Việt Nam đã luôn hình thành và phát triển liên tục. Bát âm hay phường bát âm được biết đến là một trong những dàn nhạc được dùng trong đám ma. Tại Việt Nam nhạc đám ma chịu ảnh hưởng bởi Hán hóa trong một giai đoạn. Với Thạch, Thổ, Kim, Mộc, Trúc, Bào, Ti, Cách là tám loại ở trong đó.
Ban nhạc đám ma tại Việt Nam
Việc đánh trống, thổi kèn được xem như một nghĩa cử thể hiện sự hiếu nghĩa với người đã khuất. Như vậy có thể hiểu được rằng danh từ bát âm này là hình thức để phân loại nhạc khí theo như chất liệu.
Theo quá trình hình thành và phát triển nhạc khí của nhạc đám ma Việt Nam thì bát âm đã không còn đúng một cách chính xác như quan niệm xưa nữa. Chính vì vậy có thể nhận thấy rằng khi đàn gảy lên, nhạc điệu, âm thanh của nó hiện tại đã và đang mang trong mình sự tổng hợp của rất nhiều nguyên liệu.
PHÂN LOẠI NHẠC ĐÁM MA VIỆT NAM
Đám ma hay còn gọi là đám tang là một trong những phong tục tập quán của người Việt ta. Đây chính là một trong những nghi lễ lớn nhằm thể hiện sự tưởng niệm và biết ơn dành cho người đã khuất. Nhạc đám ma ở Việt Nam ta thường có âm hưởng rất buồn, thể hiện tâm lý và tâm trạng của gia đình có người mất.
Ở nước ta, mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, tập quán riêng, thể hiện được con người và đặc trưng riêng của vùng đất nơi đó đem lại. Chính vì vậy mà nhạc dành cho đám ma cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vùng miền, mỗi khu vực sẽ được định hình và có nét đặc trưng riêng biệt.
-
Nhạc lễ đám ma Nam Bộ
Đối với cùng đất Nam Bộ thì sẽ thường có khoảng 4 đến 5 người trong một ban nhạc lễ. Thông thường ban nhạc sẽ hiện diện và hòa tấu từ ngay sau khi làm lễ nhập quan đến sau khi động quan. Hầu hết dịch vụ sẽ phục vụ cả ngày, ngay cả khi vào ban đêm, khi có khách đến thăm viếng.
Nhiệm vụ của họ là đánh trống để giữ nhịp cho khách đến viếng. Và đến một thời gian nhất định hoặc khi đông khách, ban sẽ thường sẽ dành một bản tân nhạc, bản cổ nhạc theo phong cách Nam Bộ. Những bản nhạc này có ý nghĩa tưởng niệm người đã khuất cũng như thể hiện lòng biết ơn đối với công lao, cống hiến của họ khi sinh thời.
Một bộ nhạc lễ đám ma theo phong cách Nam Bộ sẽ thường có trống, kèn, đàn bầu, mỏ, đành tranh hoặc guitar,...
-
Nhạc Tây
Được biết đến là một trong những hình thức nhạc đám ma Việt Nam du nhập hoàn toàn từ nước ngoài. Nhạc Tây thường có khoảng 8 đến 10 người trong một ban nhạc. Họ sẽ sử dụng hầu hết các nhạc cụ phương Tây như trumpet, trống hoặc trombone.
Tuy nhiên với hình thức này thì chỉ phục vụ trong một thời gian ngắn. Một suất nhạc thông thường sẽ có thời gian trong khoảng từ 45 đến 60 phút tùy vào yêu cầu của khách hàng. Bản nhạc Tây thường sẽ được trình bày vào lúc động quan, nhập quan.
Nhạc Tây là hình thức du nhập hoàn toàn từ nước ngoài
-
Nhạc lễ đám ma Bắc Bộ
Nhạc lễ đám ma theo phong cách Bắc Bộ cũng truyền tải ý nghĩa và thông điệp tương tự với miền Nam. Ngoài ra xét về mặt cơ cấu cũng tương tư như nhau. Hầu như ban nhạc miền Bắc sẽ thể hiện những điệu lý, những câu bi ai mang nét đặc trưng riêng biệt của vùng miền nơi đây.
Nhạc đám ma Việt Nam là hình thức nhạc cổ truyền, mang đầy ý nghĩa, phong tục tập quán của nước ta. Hy vọng với những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hình thức này. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc câu hỏi liên quan hãy liên hệ với Tang Lễ Martino chúng tôi, những yêu cầu của bạn sẽ được giải đáp nhanh nhất có thể.
=> Có thể gia đình quan tâm: Giá thuê kèn tây phúng điếu
Từ khóa » Nhạc đám Ma Gọi Là Gì
-
Bát âm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Nhạc Lễ Trong Đám Tang
-
KHÁM PHÁ VỀ NHẠC LỄ ĐÁM MA CÓ NHỮNG THỂ LOẠI NÀO
-
Dạy Chơi Nhạc Đám Hiếu ( Nhạc Đám Ma ) Phần 1
-
Nhạc Hiếu Cổ Truyền
-
Bát âm - Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam
-
Ban Nhạc Trong Lễ Tang Có Cần Thiết Không? - Trại Hòm
-
Kèn đám Ma | Hội Nhạc Sĩ Việt Nam
-
Nhạc Kèn Trống đám Ma
-
Nghề… Thổi Kèn đám Tang | .vn
-
Nghi Lễ đám Tang - Báo Thanh Niên
-
Bình Luận Về Cách Cư Xử Của Các Nghi Lễ (đám Tang Và đám Cưới)
-
Âm Nhạc Cổ Truyền Việt Nam GS Nguyễn Kỳ Hưng
-
Tìm Hiểu Phong Tục đám Tang Của Người Việt