Khám Và điều Trị Bệnh Dị ứng - Miễn Dịch ở đâu Tốt Hà Nội

Người bệnh bị dị ứng
Người bệnh bị dị ứng

Khi nào bạn cần đi khám chuyên khoa dị ứng - miễn dịch

Khó có thể hướng dẫn người bệnh nên đi khám trong trường hợp cụ thể nào, thông thường bạn sẽ cần gặp bác sĩ chuyên khoa dị ứng – miễn dịch khi có dấu hiệu mắc phải các bệnh sau:

Dị ứng

  • Dị ứng thuốc
  • Hen phế quản
  • Mày đay
  • Dị ứng thức ăn
  • Viêm mũi dị ứng
  • Viêm kết mạc dị ứng
  • Viêm da cơ địa
  • Phản ứng quá mẫn với Vacxin
  • Dị ứng do côn trùng đốt

Miễn dịch

  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Xơ cứng bì hệ thống
  • Viêm da cơ, viêm đa cơ
  • Hội chứng kháng Phospholipid
  • Viêm mạch Schoenlein-Henoch
  • Viêm gan tự miễn
  • Bệnh mô liên kết hỗn hợp

Khám và điều trị bệnh Dị ứng - Miễn dịch ở đâu tốt

Nếu bạn đang gặp phải một trong những bệnh trên, cần tìm hiểu về địa chỉ khám chữa bệnh thật sự hiệu quả, có thể tham khảo nội dung dưới đây.

Cách 1: Khám chữa bệnh Dị ứng miễn dịch tại bệnh viện công lập

Ưu điểm:

  • Chi phí điều trị thấp hơn, đặc biệt khi có BHYT đúng tuyến. Phù hợp với bệnh nhân nặng, bệnh nhân cần điều trị nội trú (hoặc ngoại trú) lâu dài.
  • Đội ngũ bác sĩ đông đảo với thế mạnh và chuyên môn khác nhau, bên cạnh đó có thể có những chuyên gia đầu ngành về dị ứng miễn dịch lâm sàng.
  • Vì là bệnh viện tuyến trung ương sâu nên được đầu tư nhiều máy móc, thiết bị phù hợp với nhiều mặt bệnh khác nhau, đặc biệt khi đặc thù của khoa dị ứng miễn dịch là gồm rất nhiều bệnh khác nhau.

Nhược điểm

  • Người bệnh gặp phải tình trạng chờ đợi, xếp hàng vì lượng bệnh nhân dồn về những bệnh viện này thường đông.
  • Quy trình thăm khám chưa thực sự thuận tiện cho người bệnh.
  • Vào thời điểm quá tải, bệnh nhân điều trị nội trú có thể phải ghép giường, gây bất tiện cho cả bệnh nhân và người nhà chăm sóc.

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: Nhà A2, A4 tầng 2 khu A - số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Cho đến thời điểm hiện tại, trung tâm có vị trí đầu ngành Dị ứng - Miễn dịch trong một bệnh viện lớn và lâu đời hàng đầu của cả nước.

Hàng ngày Trung tâm có 70-100 bệnh nhân điều trị nội trú. Hàng ngàn bệnh nhân mỗi năm đến khám và điều tri nội trú, hàng trăm bệnh nhân nặng do dị ứng thuốc (sốc phản vệ, AGEP, DRESS, h/c Stevens-Jonhson, h/c Lyell…),hen phế quản nặng, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh mô liên kết hỗn hợp, xơ cứng bì hệ thống… được chuữa khỏi. Nhiều phương pháp điều trị mới được áp dụng (giảm mẫn cảm nhanh, pulse therapy glucocorticoid và cyclophosphamid).

Trung tâm là nơi đã và đang công tác của những chuyên gia hàng đầu về chuyên khoa Dị ứng miễn dịch lâm sàng như:

  • GS. TS Nguyễn Năng An
  • GS. TS. Đào Văn Chinh
  • PGS. TS Nguyễn Văn Đoàn
  • TS Phạm Huy Thông

Khoa Miễn dịch - Dị ứng - Khớp - Bệnh viện Nhi Trung ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Nhi Trung ương có nhiệm vụ khám chữa bệnh có bệnh nhân dưới 15 tuổi. Đây cũng là một địa chỉ có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực dị ứng miễn dịch ở nước ta.

Hàng năm, khoa sẽ phối hợp với bệnh viện, trung tâm dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai, cùng các bác sĩ, chuyên gia từ Hội Hen Dị ứng Miễn dịch nhi khoa Châu Á Thái Bình Dương (APAPARI) tổ chức Hội thảo cập nhật các vấn đề dị ứng miễn dịch trong nhi khoa.

Đội ngũ bác sĩ của Khoa hiện có 19 người, trong đó có những bác sĩ giỏi, chuyên gia dị ứng, miễn dịch hàng đầu như: PGS. TS Lê Thị Minh Hương, PGS. TS Nguyễn Thị Diệu Thúy.

Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

  • Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội

Phòng khám số 1 còn gọi là Trung tâm Y khoa số 1, Phòng khám chuyên gia bệnh viện đại học Y Hà Nội. Hoạt động giống như các phòng khám theo yêu cầu tại bệnh viện Nhi trung ương, Bạch Mai… Các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành được mời từ Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, viện Nhi hàng tuần sẽ có lịch khám vào một số ngày nhất định tại đây.

Nhóm bệnh dị ứng, miễn dịch lâm sàng tại phòng khám cũng đang được đẩy mạnh, bệnh nhân tìm đến ngày càng đông nhờ sự uy tín của các bác sĩ. Điển hình có:

  • PGS. TS Nguyễn Thị Vân - Nguyên Phó khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng - Bệnh viện Bạch Mai
  • PGS. TS Hoàng Thị Lâm - Phó trưởng bộ môn Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng - Đại học Y Hà Nội

Cách 2: Khám và điều trị bệnh Dị ứng - Miễn dịch tại bệnh viện, phòng khám tư

Ưu điểm

  • Cơ sở hạ tầng khang trang, rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ.
  • Quy trình thăm khám nhanh chóng, linh hoạt cho người bệnh.
  • Máy móc, thiết bị sử dụng trong điều trị luôn được cập nhật, cải tiến cho phù hợp với nhu cầu khám chữa bệnh, cũng như phù hợp với sự phát triển của y học thế giới.
  • Người bệnh không mất quá nhiều thời gian thăm khám, chờ đợi.
  • Lựa chọn bác sĩ khám bệnh theo nguyện vọng, có thể đặt lịch khám trước tại nhà.

Nhược điểm

  • Chi phí khám chữa bệnh cao hơn so với bệnh viện nhà nước.
  • Việc sử dụng theo bảo hiểm y tế phải theo quy định của từng bệnh viện.
  • Số lượng phòng bệnh, giường bệnh cho điều trị nội trú số lượng chưa nhiều.
  • Mặt bệnh điều trị còn hạn chế, chưa nhiều như tại các bệnh viện công lập có chuyên khoa chuyên sâu.

Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec

  • Địa chỉ: số 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Vinmec là bệnh viện hoạt đông theo tiêu chuẩn quốc tế: cơ sở hạ tầng khang trang, dịch vụ chuyên nghiệp, máy móc thiết bị chất lượng cao, đội ngũ bác sĩ đầu ngành. Nếu chi phí không phải rào cản quá lớn, bệnh nhân nên lựa chọn Vinmec để thăm khám và điều trị.

Bệnh nhân mắc các bệnh về dị ứng, miễn dịch sẽ được khám và điều trị tại khoa Nội tổng hợp của bệnh viện. Về nhóm bệnh này, điểm mạnh của Vinmec là bác sĩ giỏi. Hiện nay, bác sĩ chịu trách nhiệm khám và điều trị chính tại khoa là PGS. TS Phan Quang Đoàn:

  • Hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị hen, phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh dị ứng tự miễn tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y
  • Công trình nghiên cứu khoa học:
  • Gần 60 bài báo khoa học đã đăng trên các Tạp chí Y học

PGS Đoàn là chủ biên và tác giả các cuốn sách:

  • Dị ứng- Miễn dịch lâm sàng (dùng cho bác sĩ và học viên sau đại học – NXB Giáo dục)
  • Các bệnh dị ứng và tự miễn thường gặp – NXB Y học.

Từ khóa » Các Bệnh Dị ứng Miễn Dịch