Khi Nào Cần Khám Khoa Dị ứng Và Miễn Dịch Lâm Sàng?
Có thể bạn quan tâm
1. Khoa dị ứng và miễn dịch lâm sàng khám, điều trị gì?
Khoa dị ứng và miễn dịch lâm sàng khám, điều trị các bệnh dị ứng và bệnh tự miễn. Các bệnh lý này đang có xu hướng gia tăng theo thời gian. Đặc biệt là các bệnh dị ứng gia tăng do xuất hiện nhiều các yếu tố gây dị ứng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và ô nhiễm môi trường.
Dị ứng là phản ứng quá mẫn, bất thường, có hại cho người bệnh khi cơ thể sử dụng hoặc tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
Một số tác nhân gây dị ứng đường hô hấp như: mạt bụi nhà, lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, đất. Dị ứng với thực phẩm như: sữa, trứng, lúa mì, hải sản, xoài. Dị ứng với thuốc như aspirin, penicillin. Dị ứng da có thể gặp khi bị côn trùng đốt, tiếp xúc với hóa chất, hợp chất kim loại, chất tẩy rửa, mỹ phẩm, thuốc nhuộm, cây cối.
Dị ứng nhẹ rất phổ biến, có thể gây ra ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi, nổi ban đỏ trên da. Dị ứng nặng gây sốc phản vệ, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Kiểm tra phản ứng dị ứng trên da
Một số bệnh dị ứng thường gặp:
- Viêm da cơ địa
- Mày đay – phù mạch
- Viêm kết mạc dị ứng
- Dị ứng thức ăn
- Hen phế quản
- Dị ứng thuốc
- Dị ứng do côn trùng đốt
Bệnh tự miễn là sự rối loạn của hệ miễn dịch, dẫn đến kháng nguyên thay vì chống lại các virus, vi khuẩn gây hại cho cơ thể thì tấn công nhầm các cơ quan trong cơ thể.
Bệnh tự miễn tiến triển theo thời gian, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số bệnh tự miễn chỉ nhắm vào một cơ quan, như khớp. Trong khi các bệnh khác, như lupus ban đỏ hệ thống gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Một số bệnh tự miễn thường gặp như:
- Lupus ban đỏ hệ thống
- Xơ cứng bì hệ thống
- Viêm da cơ, viêm đa cơ
- Hội chứng kháng phospholipid
- Viêm mạch Henoch - Schoenlein
- Viêm gan tự miễn
- Bệnh mô liên kết hỗn hợp
2. Khi nào cần đi khám dị ứng & miễn dịch lâm sàng
Dị ứng lông động vật khá phổ biến
Triệu chứng của dị ứng rất đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, loại tác nhân gây dị ứng, cơ chế bệnh sinh. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra trên da, các cơ quan hoặc toàn thân.
- Biểu hiện dị ứng thức ăn: nổi mề đay, ngứa; ngứa họng; chảy nước mắt; sưng môi, lưỡi, mắt, mặt; biểu hiện khác của sốc phản vệ (bồn chồn, buồn nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy, khó thở, đánh trống ngực, chóng mặt, cho đến hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, phù mạch, thở rít, tím tái, ngất).
- Biểu hiện dị ứng với vết côn trùng đốt: sưng tại vết côn trùng chích; ngứa, nồi mề đay; ho, tức ngực, khó thở, thở khò khè; các biểu hiện khác của sốc phản vệ.
- Biểu hiện dị ứng thuốc: ngứa, nổi mề đay; sưng mặt; thở khò khè, khó thở; đau bụng, tiêu chảy; biểu hiện khác của sốc phản vệ.
- Biểu hiện dị ứng da: vị trí tiếp xúc ngứa dữ dội; nổi mề đay; sưng, nổi bọng nước, mụn mủ, loét; có thể lan rộng sang vị trí khác.
Biểu hiện của bệnh tự miễn cũng khác nhau ở mỗi bệnh nhân, một số triệu chứng thường gặp như:
- Mệt mỏi kéo dài
- Sốt tái phát
- Đau mỏi toàn thân
- Đau cơ bắp, đau khớp xương
- Sưng nóng, tấy đỏ khớp
- Tê và ngứa ran ở bàn tay, bàn chân
- Phát ban trên da.
Bệnh tự miễn rất phức tạp. Mỗi bệnh có các triệu chứng riêng biệt. Tùy vào từng bệnh lý khác nhau mà khoa dị ứng & miễn dịch lâm sàng có thể phối hợp cùng các chuyên khoa khác như xương khớp, da liễu, nội tiết hoặc tiêu hóa.
3. Các xét nghiệm khi khám dị ứng & miễn dịch lâm sàng
Một số xét nghiệm chẩn đoán dị ứng như:
- Kiểm tra phản ứng dị ứng trên da (test lẩy da, test áp da)
- Test huyết thanh
Có hơn 80 bệnh tự miễn khác nhau. Không có một xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán được hết các bệnh tự miễn, mà cần kết hợp triệu chứng lâm sàng cùng với các xét nghiệm.
Trong đó, xét nghiệm định lượng các kháng thể kháng nhân thường là một trong những xét nghiệm đầu tiên được sử dụng khi bác sĩ nghi ngờ một bệnh tự miễn nào đó. Các xét nghiệm khác tìm kiếm kháng thể tự miễn cho từng bệnh tự miễn nhất định.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng tùy thuộc vào từng bệnh lý cụ thể.
4. Khoa dị ứng & miễn dịch lâm sàng Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1
Đơn vị Dị ứng & miễn dịch lâm sàng của Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1 điều trị ngoại trú một số bệnh dị ứng và tự miễn dịch thường gặp. Ưu điểm cộng thêm:
- Đội ngũ Y Bác sĩ giàu kinh nghiệm, y đức và tâm lý, luôn giải đáp mọi câu hỏi và thắc mắc của người bệnh.
- Trang thiết bị y tế tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế, hỗ trợ tối ưu cho Bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh.
- Cơ sở vật chất khang trang, rộng rãi, được khử khuẩn thường xuyên, đảm bảo vệ sinh và an toàn y tế.
- Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng nhiệt tình, tận tâm hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng để quá trình thăm khám nhanh chóng hơn.
- Khách hàng có thể nhận được tư vấn và đặt lịch khám dễ dàng qua tổng đài 1900 6923.
Từ khóa » Các Bệnh Dị ứng Miễn Dịch
-
Tổng Quan Các Rối Loạn Dị ứng Và Atopi - Miễn Dịch Học - MSD Manuals
-
Liệu Pháp Miễn Dịch Dị ứng Là Gì? | Vinmec
-
Các Xét Nghiệm Chẩn đoán Dị ứng | Vinmec
-
Dị ứng Miễn Dịch Lâm Sàng - Health Việt Nam
-
Dị ứng - Miễn Dịch - Jio Health
-
Dị ứng Và Các Xét Nghiệm Chẩn đoán Dị ứng | Medlatec
-
KHOA MIỄN DỊCH DỊ ỨNG KHỚP | BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
-
Thế Nào Là Phản ứng Dị ứng Và Các Bệnh Dị ứng Thường Gặp
-
Chuyên Ngành Dị ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng Trên đường Phát Triển
-
Giới Thiệu Hội Hen - Dị ứng - Miễn Dịch Lâm Sàng TP.HCM
-
9 địa Chỉ Khám Và điều Trị Bệnh Dị ứng - Miễn Dịch Uy Tín Tại Hà Nội
-
Khám Và điều Trị Bệnh Dị ứng - Miễn Dịch ở đâu Tốt Hà Nội
-
Xét Nghiệm định Lượng IgE Trong Các Bệnh Dị ứng
-
ĐƠN VỊ DỊ ỨNG – MIỄN DỊCH LÂM SÀNG PHÒNG KHÁM ĐA KHOA ...