KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Tư liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.71 KB, 27 trang )
BỘ CÔNG THƯƠNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨMKHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM----oo0oo-----BÀI TIỂU LUẬN MÔNTHỰC PHẨM CHỨC NĂNGĐỀ TÀIKHẢO SÁT THỰC TRẠNG KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG ĐACẤP VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ THỰC PHẨM CHỨCNĂNGGVHD: Nguyễn Thủy HàNHÓM: 1BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤSTT HỌ VÀ TÊNMÃ SỐ SINH VIÊN1Võ Tú Phụng20051404222Nguyễn Thị Mai Phương3Đặng Quế Dung4Phan Thị Hoàng Xuân5Trần Xuân Tảo Mai6Nguyễn Thị Thủy Tiên2NHIỆM VỤMỤC LỤCMỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 5I.KHÁI QUÁT VỀ HÌNH THỨC KINH DOANH ĐA CẤP: ................................... 61.1Khái niệm: ................................................................................................................ 61.2Đặc điểm: .................................................................................................................. 61.3Vai trò: ...................................................................................................................... 7II. THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG ........................................................ 72.1 Tổng quan thị trường TPCN tại Việt Nam ............................................................... 72.2 Nguyên nhân khiến thị trường bùng phát: ............................................................... 82.3Hiện trạng kinh doanh TPCN trên Thế giới ......................................................... 9III. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI, TIÊU CỰC TRONG PHƯƠNG THỨC KINHDOANH ĐA CẤP TPCN .................................................................................................. 93.1Một số vấn đề còn tồn tại ........................................................................................ 93.2 Tác động tiêu cực của hành vi kinh doanh đa cấp TPCN ................................. 113.2.1 Đối với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp ............................................................ 113.2.2 Đối với người tham gia, tiêu dùng ....................................................................... 113.2.3 Đối với xã hội....................................................................................................... 12IV.KHẢO SÁT CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ TPVN ......................................... 134.1Nhu cầu tiêu dùng TPCN ...................................................................................... 134.2Các yếu tố tác động đến người mua TPCN ......................................................... 14V. CÁC HÌNH THỨC KINH DOANH TPCN HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ QUYĐỊNH KHI KINH DOANH TPCN ................................................................................ 175.1 Các hình thức kinh doanh TPCN hiện nay ............................................................. 1735.2 Những quy định cần thiết trước khi kinh doanh TPCN ........................................ 175.3 Hoạt động quản lý và những vấn đề bất cập trong quản lí thực phẩm chức năng:........................................................................................................................................... 185.3.1 Hoạt động quản lý ................................................................................................. 185.2.3 Bất cập trong quản lí: ........................................................................................... 195.2.3.1 Xem quảng cáo, không biết là thuốc hay thực phẩm" .................................... 195.2.3.2"Thần dược" hỗ trợ đắt hơn cả giá thuốc ......................................................... 20VI.VÍ DỤ VỀ SAI PHẠM TRONG KINH DOANH ĐA CẤP TPCN: .................. 226.1Amway .................................................................................................................... 226.2Công ty Thiên Ngọc Minh Uy ............................................................................... 23KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 26TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 264MỞ ĐẦUỞ Việt Nam thực phẩm chức năng tuy mới xuất hiện gần đây trong sự đón nhận dèdặt của dân chúng nhưng nó cũng đã lan dần như một làn sóng ngầm rộng khắp. Tâm lýđám đông của người Việt cũng làm cho Việt Nam trở thành "miền đất hứa" cho kiểu bánhàng đa cấp. Những vấn nạn về xã hội và môi trường, ám ảnh về vệ sinh an toàn thựcphẩm và nỗi lo về sức khoẻ bệnh tật khiến cho thực phẩm chức năng trở thành niềm hyvọng, là cứu cánh cho mỗi người và mỗi gia đình. Tuy nhiên, cần có sự hiểu biết đúngđắn về thực phẩm chức năng để có thái độ hành xử đúng đắn, không bài xích và cũngkhông mê muội.5I. Khái quát về hình thức kinh doanh đa cấp:1.1 Khái niệm:Kinh doanh đa cấp (tiếng anh là Multi-level Marketing) hoặc kinh doanh theomạng (Network Marketing) hay bán hàng đa cấp (tên gọi thông dụng ở Việt Nam) làthuật ngữ chung dùng để chỉ một phương thức marketing sản phẩm kinh doanh/ bán hàngtrực tiếp đến tay người tiêu dùng, họ có thể trực tiếp đến mua hàng tại công ty (hoặc quamột nhà phân phối duy nhất) mà không phải thông qua các đại lý hay cửa hàng bán lẻ.Nhờ vậy mà có thể tiết kiệm được nhiều chi phí từ sân bãi, kho chứa, vận chuyển hànghóa, khuyến mãi, quảng cáo và các chương trình tiếp thị khác. Số tiền này thay vào đó,được trả thưởng cho nhà phân phối và nâng cấp, cải tiến sản phẩm. đây là phương thứctiếp thị tận dụng chính thói quen của người tiêu dùng: khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ tốtthường chia sẻ cho người thân và bạn bè.Hình 1.1.Sơ đồ mạng lưới phân phối của kinh doanh đa cấp1.2 Đặc điểm:6 Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa. Người tham gia tiếp thị hàng hóa tại nơi ở, nơi làm việc của người tiêu dùng Người tham gia được hưởng lợi ích từ việc bán hàng và tạo lập mạng lưới bán hàng1.3 Vai trò:Đối với người tiêu dùng Mua hàng trực tiếp từ người sản xuất Tránh nạn hàng giả Tạo ra nhiều việc làm cho xã hội.Đối với doanh nghiệp Tiết kiệm được chi phí quảng cáo Cắt giảm các chi phí bán hàng: chi phí thuê mặt bằng trưng bày, chi phí vận chuyển Một hình thức PR sản phẩm hữu hiệuII. Thị trường thực phẩm chức năng2.1 Tổng quan thị trường TPCN tại Việt NamTheo Hiệp hội Thực Phẩm Chức Năng,thực phẩm chức năng là sản phẩm hỗ trợ cácchức năng của các bộ phận trong cơ thể, cóphẩm chức năng (TPCN) là sản phẩm hỗ trợhoặc không có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơthể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng,giảm nguy cơ và tác hại bệnh tật. Tác dụng củaTPCN là có khả năng cải thiện sức khỏe và làmgiảm thiểu nguy cơ và tác hại bệnh tật, baogồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sứcHình2.1. Thực phẩm chức năng bàybán trong một nhà thuốc tựHình2.1. Thực phẩm chức năng bày bántrong một nhà thuốckhoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học. Nó khôngphải là trị liệu y học nhằm mục đích điều trịhay cứu chữa bệnh tật của con người.7Từ năm 1999, TPCN từ các nước bắt đầu nhậpkhẩu chính thức vào Việt Nam.Đồng thời, do có sẵn nguồn nguyên liệu, có lịch sử lâu đời nền y học cổ truyền, có sẵndây truyền sản xuất thuốc và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp và trào lưu phát triểnTPCN trên thế giới, các công ty dược, các cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền bắt đầuchuyển sang sản xuất TPCN. Tính đến cuối năm 2012, gần như cả ngành dược Việt Namđã lao vào lĩnh vực TPCN, với sự tham gia của 1,781 doanh nghiệp.Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng năm 2000 là 13 cơ sở,đến cuối 2012 là 1,552 cơ sở, với hơn 5,500 sản phẩm. Năm 2013, số cơ sở SXKD TPCNđã tăng lên 3,512 cơ sở (tăng 226% so với 2012), với 6,851 sản phẩm (tăng 124%). Trongđó, 80% sản phẩm TPCN là nhập khẩu – 20% sản phẩm sản xuất trong nước. Sản phẩmxuất khẩu đang gia tăng nhanh chóng, tăng 172% giai đoạn 2012-2013, trong khi sảnphẩm sản xuất trong nước giảm 23% giai đoạn 2012-2013.Số Cơ sở SXKD TPCNSố Sản phẩm TPCNHình 1.2. Số cơ sở kinh doanh TPCN và số lượng sản phẩm TPCN năm 2005 - 2013(Nguồn: Hiệp hội TPCN Việt Nam 2014)2.2 Nguyên nhân khiến thị trường bùng phát: Thứ (1) là sự bùng nổ các bệnh của xã hội công nghiệp và ô nhiễm môi trường. Thứ (2), người tiêu dùng đang hướng về một lối sống lành mạnh, quan tâm hơn đếncác sản phẩm thiên nhiên và các biện pháp phòng bệnh. Thứ (3), công chúng ngày càng quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa thực phẩm, chế8độ dinh dưỡng và sức khỏe. Thứ (4), nguyên nhân quan trọng nhất, nhận thức về tầm quan trọng tự bảo vệ sứckhỏe và phòng chống bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng và lối sống. Thứ (5), những kết quả nghiên cứu khoa học về lợi ích của rau quả, ngũ cốc trongphòng bệnh, các chất chống ô xy hóa và các hợp chất toàn phần của thực vật có tácdụng tốt đối với sức khỏe,(theo PGS- TS Lê Văn Truyền)2.3 Hiện trạng kinh doanh TPCN trên Thế giớiTheo PGS-TS Lê Văn Truyền thì 70% người dân ở Mỹ thường xuyên sử dụngTPCN để phòng bệnh. Theo thống kê, tại Mỹ có khoảng 55.000 loại thực phẩm chứcnăng (TPCN), so với các nước trên thế giới thì Mỹ là quốc gia mà TPCN được ưa chuộngnhất. Mỗi năm người Mỹ chi ra một khoản tiền không nhỏ dành cho TPCN, khoảng 32tỷ USD. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2006), thị trường TPCN ở Mỹ chiếm35%, Châu Âu 32%, Nhật Bản 25% và phần còn lại của các nước trên thế giới là 8%.Thị trường TPCN tại Mỹ năm 2007 là 27 tỉ USD và năm 2013 được dự đoán tăng lên 90tỉ USD. Xu thế phát triển TPCN trên thế giới và khu vực ASEAN cũng tác động mạnhmẽ vào thị trường Việt Nam lẽ đương nhiên. Tính đến 2013 thì có 39 quốc gia xuất khẩu5,518 sản phẩm thực phẩm chức năng vào thị trường Việt Nam. Trong đó các sản phẩmthực phẩm chức năng của Mỹ chiếm 18.15% thị phần TPCN ở Việt Nam, sau đó là HànQuốc, Úc, Trung Quốc, Pháp, Malaysia, Thái Lan, Canada, Đức…III. Các vấn đề tồn tại, tiêu cực trong phương thức kinh doanh đa cấp TPCN3.1 Một số vấn đề còn tồn tạiĐầu tiên là nhận thức chưa đầy đủ về TPCN: từ định nghĩa, phân loại, phân biệt,tác dụng, quản lý TPCN trên thế giới và ở Việt Nam. Các quy định pháp luật về TPCNcòn thiếu và chưa đầy đủ, đặc biệt là các tiêu chuẩn và quy định quản lí. Cách cung cấpkiểu bán hàng đa cấp với mục đích lôi kéo người mua bằng mọi giá để kiếm lợi dễ mang9đến những thông tin thiếu chính xác và ngộ nhận. Nhất là với những "tiếp thịviên" không có kiến thức y học, thậm chí thiếu kiến thức văn hoá thông thường thì sựtruyền đạt giới thiệu dễ thiên lệch và sai sót.Tiếp đến là các cơ sở, công ty, tổ chức, cá nhân sản xuất còn mang tính riêng lẻ,trước mắt vì lợi ích riêng của mình, chưa có sự liên kết, tổ hợp để tạo ra sức mạnh dâychuyền và bền vững.Người tiêu dùng sử dụng TPCN còn thấp, mục đích sử dụng phần lớn là để hỗ trợchữa bệnh. Kết quả điều tra của Cục ATTP (2011) cho thấy:Người sử dụng TPCN chủ yếu là người trưởng thành đang có bệnh. Tỷ lệ sử dụng TPCNở Hà Nội là 68.1%, ở Tp. Hồ Chí Minh là 43.0%.Thời gian sử dụng mới chỉ từ 1-12 thángQuảng cáo TPCN còn sai phạm: Kết quả điều tra của Cục ATTP (2011) cho thấy:Cứ 10 quảng cáo trên truyền hình thì 2 quảng cáo chưa có giấy phép quảng cáo (20%).Cứ 10 quảng cáo đã có giấy phép nhưng có 5 quảng cáo còn sai về nội dung so với côngbố tiêu chuẩn (50%).Cuối cùng là ở Việt Nam, bác sỹ không được phép kê đơn thực phẩm chức năngtrong đơn thuốc. Chính vì điều này mà lâu nay thực phẩm chức năng được nhiều cá nhân,tổ chức tự hiện quảng cáo trên webste, mạng xã hội,.. và cả kênh phân phối, tư vấn trựctiếp của những người không có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực y tế (thông quamạng lưới bán hàng đa cấp). Cùng với sự bùng phát của các cơ sở, cá nhân kinh doanhTPCN, mức chi tiêu cho quảng cáo trực tuyến các sản phẩm TPCN những năm qua luônđứng đầu trong các sản phẩm thực phẩm nói chung, cao hơn cả mức chi quảng cáo chosản phẩm Sữa và Đồ uống có cồn/không cồn.Một số cơ sở kinh doanh đã tổ chức đi các vùng nông thôn liên kết với hội phụ nữ,hội người cao tuổi tổ chức tuyên truyền, khám bệnh, xét nghiệm rồi bán sản phẩm vớiphương thức “quét” một lần, đi qua không để lại đầu mối để liên hệ. Các hoạt động nàyvi phạm luật khám chữa bệnh và các quy định quản lý của ngành y tế.103.2 Tác động tiêu cực của hành vi kinh doanh đa cấp TPCN3.2.1 Đối với doanh nghiệp kinh doanh đa cấp“Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, chính những doanh nghiệp có hành vi kinhdoanh đa cấp bất chính đã làm vấy bẩn bộ mặt của những doanh nghiệp kinh doanh chânchính. Do ngày càng nhiều người tham gia bị dụ dỗ, bị lửa đảo để rồi trở thành nạn nhâncủa kinh doanh đa cấp bất chính thì tiếng xấu về kinh doanh đa cấp ngày càng tăng.Thêm vào đó là tâm lý e ngại, dè chừng của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp đa cấpvà những sản phẩm của doanh nghiệp, cùng với tâm lý vơ cả nắm không cần phân biệt làdoanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính hay bất chính hiện hữu trong đa số ngườitiêu dùng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hiện nay đã khó khăn trongviệc tạo niềm tin với người tiêu dùng, nay, gặp tiếng xấu này lại càng khó khăn hơn.Không những vậy, hành vi bất chính của những doanh nghiệp này còn làm cho môitrường cạnh tranh trở nên không lành mạnh, trong khi doanh nghiệp kinh doanh chânchính tạo dựng thương hiệu của mình thông qua việc không ngừng tiếp thị rộng rãi vànâng cao chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp bất chính lại phá hủy thành quả đó,không những vậy, còn tạo tiếng xấu, gây những nhầm lẫn hiểu sai về phương thức kinhdoanh chân chính này.luật sư uy tín3.2.2 Đối với người tham gia, tiêu dùngHơn ai hết, người tham gia chính là những người đầu tiên bị thiệt hại trực tiếp,chính người tham gia là người mất không một khoản tiền lớn để có thể trở thành thànhviên của mạng lưới. Đối với mỗi người nông dân, khoản tiền này là từ mồ hôi, nước mắtlà thu nhập lớn lao của họ, nên khi mất đi, họ sẽ cố gắng lấy lại vốn bằng cách lôi kéonhững người khác; nhưng họ đâu có biết rằng, rồi người khác cũng bị lừa. Không nhữngmất đi niềm tin trong mắt bạn bè, người thân, những người đã bị dụ dỗ vào hình thức bấtchính này mà còn bị mang tiếng là lừa đảo, lừa đảo vì đã dụ dỗ lôi kéo ngay chính ngườithân quen của mình và gian dối về những thông tin sai lầm về công dụng của sản phẩmdo người tham gia bị doanh nghiệp cung cấp một cách không chính xác. Tiền mất, tật11mang là những gì mà người tham gia trong các công ty kinh doanh đa cấp bất chính phảihứng chịu, họ chỉ có thể trách do bản thân quá cả tin, hám lợi hay do các doanh nghiệpnày quá tinh vi, xảo quyệt.Với người tiêu dùng, những doanh nghiệp bất chính thường tập trung vào việc dụdỗ người tham gia hơn là việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy cho nên, việc xuấthiện các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bất chính này làm cho người tiêu dùng hoangmang về chất lượng sản phẩm mình đang dùng, thêm vào đó hàng kém chất lượng, khôngđúng với những gì được tiếp thị sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, việc người tiêu dùng bỏ rahàng trăm, hàng triệu hàng chục triệu để mua hàng nhưng không tương xứng với mứctiền ấy là cũng chuyện thường tình. Việc doanh nghiệp đưa ra những thông tin gian dốiđể ngưởi tiêu dùng mua sản phẩm là hành vi lừa đảo, nhưng hành vi này ngày càng tinhvi với nhiều chiêu thức, vì vậy, không phải người tiêu dùng nào cũng đủ thông minh, đủkiến thức và trình độ để phân biệt và không trở thành nạn nhân của hành vi kinh doanh đacấp bất chính.3.2.3 Đối với xã hộiBất cứ hiện tượng tiêu cực nào xuất hiện thì dần dần toàn xã hội cũng phải gánhchịu hậu quả của nó. Kinh doanh đa cấp bất chính cũng vậy, hành vi này làm phá vỡ cácmối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, vì kinh doanh đa cấp bất chính mà bạn bè, người quenthậm chí là những người thân trong gia đình có khi không thèm nhìn mặt nhau. Conngười luôn trong trạng thái hoài nghi, mất niềm tin với mọi người xung quanh, gây tâm lýlo sợ khi tham gia vào các mối quan hệ trong xã hội. Không những thế, bằng nhiều cáchthức khác nhau, cùng với những thủ đoạn lừa dối tinh vi trong kinh doanh đa cấp bấtchính làm gia tăng số nạn nhân, số thiệt hại và cũng gia một số tội phạm như lừa đảochiếm đoạt tài sản, quảng cáo gian dối…làm cho xã hội vốn bất ổn nay càng nhiều bất ổnhơn.luat sư bao chuaTóm lại, kinh doanh đa cấp bất chính là một hành vi tiêu cực ảnh hưởng xấu đếncuộc sống của con người, từ cá nhân, tổ chức đến toàn xã hội. Hành vi này đã và đangxuất hiện ngày càng nhiều, xâm lấn môi trường kinh doanh của các nước trên thế giới nói12chung và Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy việc ngăn chặn và xử lý kịp thời hành vi bấtchính này là vô cùng thiết yếu, để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp, người tiêudùng và toàn xã hội.IV. Khảo sát của người tiêu dùng về TPVNBáo cáo về người tiêu dùng Việt Nam 2013 cho thấy, sau những lo ngại về nềnkinh tế chưa ổn định và việc làm, sức khỏe là mối quan tâm thứ ba của người tiêu dùngViệt Nam. Năm 2005, mức chi tiêu cho dược phẩm của người dân Việt Nam chỉ 10USD/người/năm, 10 năm sau, mức chi tiêu cho sức khỏe đã tăng gần gấp 4 lần lên 38USD/người/năm, dự báo mức chi tiêu sẽ đạt 85 USD/người/năm vào năm 2020.4.1 Nhu cầu tiêu dùng TPCNCác bệnh mãn tính chưa lây phổ biến gồm: tiểu đường, tim mạch, ung thư, xươngkhớp, dị ứng, tiêu hóa, thần kinh, tăng cân béo phì, bệnh về da, hô hấp, rối loạn chuyểnhóa, rối loạn thị lực ... chưa thể phòng bệnh bằng vắc xin mà cần thực hiện bổ sung thôngqua các vitamin, các vi chất dinh dưỡng, khoáng chất, các chất chống ôxy hóa . Thựcphẩm chức năng không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản mà còn có chức năng phòngchống bệnh tật và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống ôxy hóa (beta-caroten,lycopen, lutein, vitamin C, vitamin E...), chất xơ và một số thành phần khác.Từ nguồn gốc bệnh mãn tính và lợi ích của TPCN có thể thấy, nhu cầu tiêu thụTPCN ngày càng tăng cao theo sự phát triển của xã hội, những người dân thành thị cónhu cầu tiêu thụ cao hơn người dân nông thôn, những người lao động trí óc (như buônbán kinh doanh, quản lý trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị) sẽ có nhu cầu cao hơnngười lao động chân tay, những người lớn tuổi hơn sẽ có nhu cầu tiêu thụ cao hơn ngườitrẻ tuổi, nữ giới sẽ có nhu cầu cao hơn nam giới (do quan tâm về làm đẹp, sức khỏe bảnthân và gia đình cao hơn).13Thực phẩmchức năngPhòngchốngbệnh tậtTăngcườngsức khỏeHTPCN4.2 Các yếu tố tác động đến người mua TPCNSố người sử dụng TPCN ngày càng tăng. Chỉ tính những người sử dụng TPCN qua kênhbán hàng đa cấp cho thấy: Năm 2005 có khoảng 1 triệu người ở 23 tỉnh (1.1% dân số)sử dụng TPCN. Năm 2010 đã tăng lên 5,700,000 người ở khắp 63 tỉnh, thành phố (chiếm6.6% dân số) sử dụng TPCN. Cục An toàn thực phẩm đã điều tra (năm 2011) cho thấy ởTP. Hồ Chí Minh có 43% số người trưởng thành và ở Hà Nội có 63% số người trưởngthành sử dụng TPCN.14(Nguồn: Nielsen 2013)Hình4.1. Các yếu tố tác động đến hành vi mua sắm sản phẩm dinh dưỡng.Theo nghiên cứu của Nielsen, những yếu tố quan trọng có ảnh hướng đến quyếtđịnh mua sản phẩm dinh dưỡng là “Thành phần đầy đủ dinh dưỡng”, “Giảm nguy cơ mắcbệnh”, “Giá cả phải chăng” và “Được sự chứng nhận bởi các chuyên gia y tế”.Khảo sát thị trường một số sản phẩm TPCN cho thấy, TCPN có giá từ vài trămngàn đồng cho đến vài triệu, khá cao so với thu nhập bình quân hàng năm của người tiêudùng là 24 triệu đồng/năm (2013). Bên cạnh đó, TPCN không giống như thuốc, không cótác dụng tức thì, người tiêu dùng phải sử dùng nhiều lần trong khoảng thời gian nhất dàimới có tác dụng càng khiến chi phí TPCN tăng cao. Với mức giá cao như hiện nay, khảnăng tiêu dùng TPCN ở những hộ gia đình có thu nhập cao sẽ cao hơn những hộ gia đìnhcó thu nhập thấp hơn.15Một số sản phẩm về kinh doanh thực phẩm chức năngBi-JcareGiúp nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhờn, tăng độ bềnvà dẻo dai cho khớp, tăng sức mạnh liên kết cơ gânsụn khớpBi – Q10Tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ điều trị cácbệnh tim mạch, huyết áp, thiểu năng mạch vành, suytim, nhồi máu cơ tim, tăng tuần hoàn não.Super Strengh H3Chống lão hóa, tăng cường sức khỏe. Làm đẹp điềuhòa huyết áp tim mạch, mỡ máu, sa sút trí tuệ, tiểuđường.Extra Gold Super SealBổ thận tráng dương, chống suy giảm sinh lý, chốngphì đại tiền liệt tuyến, hỗ trợ điều trị vô sinh nam , tăngcường chất lượng đời sống tình dục, chống nam hóa,bất lực sinh lý, suy nhược cơ thể.Sữa ong chúa Royal JellyLàm đẹp, chống suy nhược, điều hòa huyết áp, tăngcường sức khỏe.16Vigo A+Phục hồi khả năng sinh lý tự nhiên, suy nhược sinh lý, rốiloạn cường dương, chống lão hóa, giúp kéo dài tuổi thọ, antoàn không có tác dụng phụ.V. Các hình thức kinh doanh TPCN hiện nay và một số quy định khi kinh doanhTPCNTừ ngày 15/1/2015, Thông tư 34 của Bộ Y tế về quản lý TPCN có hiệu lực. Nộidung của thông tư này chú trọng vào việc quy định về quản lý TPCN bao gồm kiểm soáthiệu quả hơn về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm. Trong đó, quy định rõ ràng hơn vềTPCN, phân loại, yêu cầu công bố về công dụng, liều lượng sử dụng, chống chỉ định,bằng chứng khoa học… Đây là những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển củangành TPCN trong những năm qua.5.1 Các hình thức kinh doanh TPCN hiện nay Tổ chức hội nghị, hội thảo giới thiệu sản phẩm Kinh doanh đa cấp Phân phối bán lẻ qua các nhà thuốc5.2 Những quy định cần thiết trước khi kinh doanh TPCN Đăng ký với cục an toàn thực phẩm cấp chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm Đăng ký xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm Đăng ký Giấy tiếp nhận quảng cáo Đăng ký xác nhận nội dung quảng cáoNhững quy định trên giúp các cơ sở yên tâm trong việc kinh doanh và mang lạinhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên có rất ít công ty quảng cáo thực phẩm chứcnăng thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp khi quảng cáođã “phóng đại” công dụng của thực phẩm chức năng hoặc quảng cáo nói quá giá trị của17sản phẩm nên rất dễ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.5.3 Hoạt động quản lý và những vấn đề bất cập trong quản lí thực phẩm chức năng:5.3.1 Hoạt động quản lýĐánh giá về công tác phối hợp trong những năm vừa qua Cục An toàn thực phẩmthấy rằng bước đầu chúng ta đã có những sự phối hợp tuy nhiên hiệu quả và tần suất chưađược cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu quản lý, cụ thể là tình trạng vi phạm quảngcáo TPCN nhất là trên các trang mạng và 1 số cơ quan phát hành quảng cáo vẫn còn diễnbiến rất phức tạp gây ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng và quyềnlợi của các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất TPCN. Cho nên để tăng cường sự phốihợp cũng như ngăn chặn việc quảng cáo TPCN không đúng quy định thì trong thời giantới Cục ATTP đề nghị các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông phốihợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan đơn vị của Bộ Y tế trong đó trực tiếp là Cục ATTPvà Thanh tra Bộ Y tế, cụ thể:- Đề nghị Cục Xuất bản in phát hành, Bộ TTTT có công văn tới các nhà xuất bản,các Sở Thông tin & Truyền thông đề nghị phải thẩm định chặt chẽ nội dung quảng cáocáo TPCN trước khi phát hành các ấn phẩm và thực hiện đúng các quy định của phápluật: chỉ phát hành các ấn phẩm quảng cáo TPCN đã được cơ quan chức năng thẩm địnhnội dung.- Cục ATTP sẽ có buổi cung cấp thông tin tại giao ban báo chí cho Tổng biên tậpcác báo về thực trạng quản lý hoạt động quảng cáo TPCN hiện nay, những nội dung viphạm chủ yếu, nguyên nhân vi phạm, thực trạng xử lý vi phạm, những thuận lợi khó khăntrong xử lý vi phạm và kiến nghị trong thời gian tới.- Cục ATTP, Thanh tra Bộ Y tế sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng của BộThông tin và Truyền thông để thành lập các đoàn thanh tra liên ngành trên diện rộnggồm đại diện Cục ATTP, Thanh tra Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông (Thanh traBộ, cục Báo chí, Cục Xuất bản in phát hành) xuống Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyềnthông để thanh tra việc quảng cáo tại các địa phương.Để bảo vệ quyền lợi và sức khỏe cho người tiêu dùng, Bộ Y tế đã có công văn số7234/QĐ-BYT đề nghị Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo18Sở Y tế, UBND cấp quận, huyện và các cơ quan chức năng trên địa bàn triển khai các nộidung như sau: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩmchức năng về các nội dung như: xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thựcphẩm, ghi nhãn, kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm thực phẩm, cơ sở đủ điều kiện vệsinh an toàn thực phẩm; Kiểm tra, giám sát việc quảng cáo thực phẩm chức năng trên địa bàn, giám sátchặt chẽ việc tổ chức hội thảo giới thiệu TPCN theo quy định của pháp luật. Xử lýnghiêm việc lợi dụng hội thảo giới thiệu sản phẩm để khám chữa bệnh tư vấn tráiphép, bán và giới thiệu TPCN như thuốc chữa bệnh. Phổ biến, hướng dẫn người dân chỉ mua các sản phẩm thực phẩm chức năng khithực sự có nhu cầu và dùng đúng hướng dẫn sử dụng. Không sử dụng sản phẩmtheo cách truyền miệng khi không hiểu rõ về sản phẩm. Công khai tên cơ sở vi phạm, nội dung vi phạm trên các phương tiện thông tin đạichúng theo quy định của pháp luật. Hiện Bộ đã triển khai 02 đoàn thanh tra, kiểm tra về ATTP trong sản xuất, kinhdoanh, nhập khẩu và quảng cáo thực phẩm chức năng tại Hà Nội, Nam Định, HảiDương, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Mình vàtiếp tục chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra antoàn thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năngnhằm từng bước lập tại trật tự kỷ cương trong các hoạt động sản xuất, kinh doanhthực phẩm, góp phần làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.5.2.3 Bất cập trong quản lí:5.2.3.1 Xem quảng cáo, không biết là thuốc hay thực phẩm"Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cho biết, hiệnnay trong quản lý mặt hàng này còn tồn tại nhiều bất cập. Trong đó có vấn đề ghi nhãnthực phẩm chức năng.“Ví dụ như có loại thực phẩm chức năng được ghi nhãn là vitamin C 500 trong khi19đó thành phần vitamin C chỉ là 5gr. Con số 500 được viết to, rõ ràng dễ khiến người tiêudùng nhầm tưởng là loại vitamin C 500gr”, ông Trung dẫn chứng.Ngoài ra mặt hàng này cũng không bắt buộc thử nghiệm lâm sàng và cơ quan quảnlý cũng chưa ban hành được quy định ngưỡng thực phẩm thông thường và thực phẩm bổsung.Trước những bất cập đang tồn tại, tới đây cơ quan quản lý sẽ kiểm soát chặt chẽhơn sản phẩm này, đảm bảo giữ ổn định, đồng thời phát triển nhưng phát triển trong quỹđạo. “Chúng tôi đang đôn đốc ghi nhãn TPCN. Thông tư ghi nhãn sẽ tác động tới toàn bộdoanh nghiệp. Sẽ quản lý chặt hơn”, ông Long nói.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, tình trạng “lạm dụng, coi TPCN là thần dược” là dothiếu những bằng chứng khoa học, nghiên cứu, đánh giá về nó.“Hiện những minh chứng, bằng chứng về mặt khoa học có tính thuyết phục của TPCNcòn rất ít, thậm chí có thể nói chưa có công trình nghiên cứu khoa học thực sự đánh giáđúng bản chất TPCN”, Thứ Trưởng Bộ Y tế nói.Thứ trưởng Long cũng đề cập đến tình trạng quảng cáo vượt quá công dụng củasản phẩm. Trên 50% sai phạm về TPCN liên quan đến quảng cáo. Sai phạm chủ yếu là ởquảng cáo trên các báo đài địa phươngDoanh nghiệp nói quá công dụng của sản phẩm, quảng cáo không đúng với nộidung được cho phép, sử dụng những hình ảnh, thông điệp gây nhầm lẫn giữa thuốc vàthực phẩm chức năng. “Có lần cố ngồi xem quảng cáo một loại sản phẩm, không phânbiệt được đó là thuốc hay thực phẩm chức năng”, ông Nguyễn Thanh Long, chia sẻ.Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoàn toàn biết và hiểu rằng chính tình trạng quảngcáo này khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm là thuốc điều trị chữa bệnh. Nhưngtheo quy định của phát luật, những vi phạm này không bị rút số đăng kí, nên Cục chỉ cóthể gửi công văn đến cơ quan báo chí quảng cáo, yêu cầu doanh nghiệp thu hồi từ rơi, nộidung quảng cáo.5.2.3.2"Thần dược" hỗ trợ đắt hơn cả giá thuốc20Một bất cập nữa phải kể tới, đó là hiện chưa có quy định bắt buộc công bố địnhlượng của sản phẩm. “Ví như một số phảm phẩm như sâm Hàn Quốc, đông trùng hạ thảohiện đang được bán rất nhiều ở Việt Nam nhưng chúng ta không có kiểm tra định lượngmà chỉ dựa vào kết quả định lượng của nước xuất xứ. Còn sản phẩm trong nước thì yêucầu nhà sản xuất công bố và chịu trách nhiệm. Nguyên nhân là vì TPCN không bắt buộckiểm nghiệm lâm sàng như thuốc”, ông Trung nói.Ngoài ra, vấn đề công bố công dụng, muốn chứng minh có hiệu quả thực sự nhưthuốc phải tiến hành thử nghiệm lâm sàng. Đã có hiện tượng doanh nghiệp làm kiểm địnhtại cơ sở A không đạt thì sang cơ sở B và có chứng nhận đạt. Cơ quan chức năng yêu cầumột trung tâm kiểm nghiệm của nhà nước thực hiện thì trung tâm này cho biết không cóchức năng đó.Tới đây Bộ Y tế cũng sẽ đặt nặng vấn đề hậu kiểm. Theo đó, dù định lượng khôngđúng với công bố nhưng cũng phải có giới hạn (vì thực phẩm không phải là thuốc) có thểdao động trong hành lang nào đó. Chúng tôi sẽ trao đổi với cơ quan quản lý, nhà khoahọc, hiệp hội để tới đây khi ban hành thông tư hướng dẫn nó đi vào cuộc sống, đi đúng vàquản lý đúng”, Thứ trưởng khẳng định.Ngoài khó khăn trong việc quản lý quảng cáo TPCN, một vấn đề cũng khiến nhàquản lý và người dân đau đầu, đó là giá thành các loại TPCN rất đắt, có những loại dùquảng cáo có tác dụng “hỗ trợ điều trị” chứ không phải thuốc điều trị nhưng giá bán caohơn cả giá thuốc.“Về giá bán, nếu chúng ta coi là TPCN thuốc thì lập tức Bộ Y tế sẽ quản lý theogiá thuốc. Nhưng đây là thực phẩm và thực phẩm thì không do Bộ Y tế quản lý giá.Không thể đòi hỏi Bộ Y tế quản lý giá thực phẩm chức năng”, Thứ trưởng Nguyễn ThanhLong bày tỏ.Và cuối cùng, mặc dù luật hiện hành được dựa trên tiêu chuẩn của Codex (Ủy banTiêu chuẩn hoá thực phẩm Quốc tế) nhưng chưa có một chế tài quản lý nào thực sự hữuhiệu.21Hiện các cơ quan quản lý mới đang đệ trình xây dựng đề án phát triển TPCN, đangtham khảo các văn bản pháp luật của các quốc gia khác (tập trung vào công dụng của sảnphẩm, luật ghi nhãn…) để từ đó sẽ có kiến nghị sửa đổi như bắt buộc phải ghi nhãnTPCN trên sản phẩm sao cho “khoa học, chính xác, trung thực” như phát biểu củaPGS.TS Lê Văn Truyền, Chuyên gia cao cấp dược học.Phát biểu tổng kết hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, cho rằng bất cậptrong quản lý TPCN hiện nay có nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân cơ bản,đó là phát triển thị trường TPCN của chúng ta quá nhanh. Trong giai đoạn các cơ quanquản lý chưa theo kịp, nhận thức của cộng đồng, của chính đội ngũ y tế chúng ta chưatheo kịp vấn đề này.VI. Ví dụ về sai phạm trong kinh doanh đa cấp TPCN:6.1 AmwayLà một tập đoàn có trụ sở chính tại bang Michigan, Mỹ, sử dụng marketing trựctiếp MLM - mutil level marketing (tại một số quốc gia, Amway sử dụng hình thức bánhàng trực tiếp hoặc bán hàng đa cấp) để bán nhiều loại hàng khác nhau, chủ yếu là hàngliên quan đến lĩnh vực sức khỏe, thẩm mỹ và hàng tiêu dùng.Được thành lập vào năm 1959 bởi hai doanh nhân người Mỹ Jay VanAndel và Rich DeVos, đến nay Amway đang hoạt động tại hơn 109 quốc gia và vùnglãnh thổ với 21.000 nhân viên trên toàn cầu. Công ty đã đạt mức tăng trưởng bán hàng9,5%, đạt 11,3 tỷ đô la Mỹ trong năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012.Tại Việt Nam, Amway xây dựng chương trình bán hàng theo hướng đa cấp, có2 nhà máy sản xuất tại khu Công nghiệp Amata, Biên Hòa, Đồng Nai và khu Côngnghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) II, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Amway hiệnlà thành viên liên kết của Hiệp hội bán hàng đa cấp Việt Nam.22Hình 6.1. Chân dung “khổng lồ đa cấp” Công ty AmwayHành vi vi phạm của công ty Amway:Tại Công ty TNHH Amway Việt Nam, kết quả kiểm tra cho thấy công ty này đãkhông xuất trình được bằng chứng chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ thông báo tới mộtsố Sở Công Thương đối với các lần sửa đổi bổ sung giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngbán hàng đa cấp lần thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ 6, thứ 7, tại các tỉnh như Cà Mau, Đồng Nai,Khánh Hòa, Bình Định, Bình Dương, Lào Cai, Long An, Hòa Bình, Hưng Yên…Hành vi này có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 17 Nghị định 42 của Chính phủ.Bên cạnh đó, Amway Việt Nam còn thực hiện đào tạo kiến thức cơ bản cho nhàphân phối thông qua hệ thống đào tạo trực tuyến tại website www.welcome2amway.comnhưng chưa có biện pháp chặt chẽ để đảm bảo nhà phân phối theo dõi và nắm bắt toàn bộnội dung đào tạo cơ bản.6.2 Công ty Thiên Ngọc Minh UyĐược thành lập ngày 30/6/2006, đại diện pháp luật là bà Lâm Nữ giữ chức vụGiám đốc. Công ty có trụ sở tại Hà Nội và hai chi nhánh ở TP HCM và Đà Nẵng. Theo23Bộ Công Thương, Thiên Ngọc Minh Uy đã đăng ký kinh doanh 139 sản phẩm và bộ sảnphẩm trong đó có 37 thực phẩm chức năng, 77 mỹ phẩm, 8 sản phẩm may mặc, 17 sảnphẩm kim khí điện máy.Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký kết luận kiểm tra đối với hai công ty đacấp gồm Công ty TNHH Amway Việt Nam và Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy.Hình 6.2.Chính thức công bố kết quả thanh tra Thiên Ngọc Minh UyHành vi vi phạm của Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy:Cụ thể, tại Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Bộ Công Thương phát hiện hàngloạt vi phạm và có dấu hiệu vi phạm như: Một số sản phẩm thực phẩm chức năng tại khocủa công ty có nhãn gốc chưa đúng với nhãn gốc đã đăng ký với Cục An toàn thực phẩm(Bộ Y tế), có dấu hiệu vi phạm quy định về ghi nhãn sản phẩm và lưu thông hàng hóachưa đủ điều kiện trên thị trường.Một số hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp của công ty ký với nhà phân phốikhông ghi đầy đủ thông tin của nhà phân phối theo quy định.24Công ty Thiên Ngọc Minh Uy chưa thực hiện việc đào tạo cơ bản, cấp chứng chỉđào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp và cấp thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp theoquy định cho toàn bộ nhà phân phối đang hoạt động. Ngoài ra, đoàn kiểm tra phát hiệntrường hợp nhà phân phối không có tên trong danh sách đào tạo cơ bản về bán hàng đacấp của công ty nhưng vẫn được công ty cấp chứng chỉ đào tạo cơ bản về bán hàng đacấp.Công ty không xuất trình được bằng chứng chứng minh đã thực hiện nghĩa vụthông báo tới một số Sở Công Thương đối với các lần sửa đổi bổ sung giấy chứng nhậnđăng ký hoạt động bán hàng đa cấp lần thứ 3, thứ 4 và thứ 5 (Hậu Giang, Cần Thơ, PhúThọ, Bắc Ninh...).Năm 2015, công ty đã không giám sát kịp thời, để cho cơ sở Thiên Phúc - Ân Thitại Cốc Ngang, Phạm Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên thực hiện không đúng nghĩa vụhoàn lại tiền khi mua lại hàng hóa từ nhà phân phối.Đối với các sản phẩm mỹ phẩm Kang Yi Dao, công ty cung cấp thêm dịch vụchăm sóc sức khỏe, cụ thể là cử nhân viên hướng dẫn cách sử dụng và sử dụng sản phẩmđể massage cho khách hàng theo các liệu trình tại công ty hoặc một số đại lý của công ty.Mặc dù công ty không thu phí hướng dẫn và massage sản phẩm mà khách đã mua, việccung cấp dịch vụ massage, chăm sóc sức khỏe kèm theo dòng sản phẩm mỹ phẩm KangYi Dao có nhiều khả năng gây hiểu nhầm là công ty kinh doanh dịch vụ chăm sóc sứckhỏe theo phương thức đa cấp, không phù hợp với đối tượng kinh doanh bán hàng đa cấp.Cũng theo kết luận của Bộ trưởng Công Thương, công ty này đã ký một hợp đồng, cấpmột mã số khách hàng cho nhà phân phối nhưng cho phép nhà phân phối có nhiều mã sốđơn hàng và hưởng quyền lợi theo chương trình trả thưởng đối với các mã số đơn hàngđó.Năm 2015, công ty đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mại dưới dạng tặngtiền mặt cho các nhà phân phối theo phương thức đa cấp đối với từng đơn hàng, theo đó,giá trị tiền mặt khuyến mại mà nhà phân phối có thể được hưởng từ từng đơn hàng có thểvượt quá giá trị của đơn hàng đó.25
Tài liệu liên quan
- Đề thi thử - khảo sát và đánh giá kiến thức ôn - thi Đại Học
- 6
- 556
- 11
- Khảo sát thị trường thức ăn nhanh tại các thành phố lớn pptx
- 54
- 2
- 6
- Thí nghiệm quan trắc khảo sát môi trường - Phần 2 - Bài 11 potx
- 23
- 576
- 1
- Thí nghiệm quan trắc khảo sát môi trường - Phần 2 - Bài 10 pptx
- 4
- 334
- 0
- Thí nghiệm quan trắc khảo sát môi trường - Phần 2 - Bài 9 potx
- 4
- 445
- 1
- Thí nghiệm quan trắc khảo sát môi trường - Phần 2 - Bài 8 ppt
- 4
- 488
- 1
- Thí nghiệm quan trắc khảo sát môi trường - Phần 2 - Bài 7 pps
- 4
- 482
- 0
- Thí nghiệm quan trắc khảo sát môi trường - Phần 2 - Bài 6 doc
- 4
- 301
- 0
- Thí nghiệm quan trắc khảo sát môi trường - Phần 2 - Bài 5 pdf
- 5
- 321
- 1
- Thí nghiệm quan trắc khảo sát môi trường - Phần 2 - Bài 4 doc
- 9
- 357
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(941.71 KB - 27 trang) - KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Khảo Sát Thị Trường Thực Phẩm Chức Năng
-
[PDF] THỰC PHẨM CHỨC NĂNG: NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ HOẠT ĐỘNG ...
-
Đề Tài: Phân Tích Hành Vi Mua Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ Tiêu Hóa ...
-
Niềm Tin Của Người Tiêu Dùng Với Thực Phẩm Chức Năng: Nghiên Cứu ...
-
KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG KINH DOANH THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
-
Tổng Quan Thị Trường Thực Phẩm Chức Năng Tại Việt Nam
-
Nghiên Cứu Thị Trường Thực Phẩm Chức Năng Và Dược Mỹ Phẩm Hỗ ...
-
Khảo Sát Sự Hiểu Biết Về Thực Phẩm Chức Năng Của Người Bán ...
-
[PDF] Thực Trạng Kinh Doanh Thực Phẩm Chức Năng Hỗ Trợ điều Trị Bệnh đái ...
-
PHÂN TÍCH HÀNH VI MUA THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA ...
-
Sự Phát Triển “thần Tốc” Của Thị Trường Thực Phẩm Chức Năng
-
Các Nhân Tố ảnh Hưởng đến Quyết định Mua Thực Phẩm Chức Năng ...
-
Khảo Sát Sự Hiểu Biết Về Thực Phẩm Chức Năng Của ... - TaiLieu.VN
-
[PDF] Khảo Sát Người Tiêu Dùng Việt Nam Kiên Cường Trước Khó Khăn