Khảo Sát Thiên địch Và Sâu Hại Rau ở Một Số Vườn Rau Canh Tác An ...

Skip to Main Content -- Trang nhất > 9 (1) 2014 >

9 (1) 2014

Khảo sát thiên địch và sâu hại rau ở một số vườn rau canh tác an toàn huyện Hóc Môn và đánh giá khả năng ký sinh của ong ký sinh Cotesia plutellae kurdjumov

Tác giả - Nơi làm việc: Cao Hoàng Yến Nhi - Trường Đại học Mở TP.HCM , Việt Nam Lê Thị Bích Liên - Trường Đại học Mở TP.HCM , Việt Nam Đặng Thị Kim Chi - Trường Đại học Mở TP.HCM , Việt Nam Trương Thành Đạt - Trường Đại học Mở TP.HCM , Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Thảo - Trường Đại học Mở TP.HCM , Việt Nam Trịnh Đức Thịnh - Trường Đại học Mở TP.HCM , Việt Nam Đặng Thị Tình - Trường Đại học Mở TP.HCM , Việt Nam Nguyễn Thanh Bạch - Trường Đại học Mở TP.HCM , Việt Nam Trần Hậu Toàn - Trường Đại học Mở TP.HCM , Việt Nam Nguyễn Đức Nam - Trường Đại học Mở TP.HCM , Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo Châu - Trường Đại học Mở TP.HCM , Việt Nam Tác giả liên hệ, Email: Nguyễn Ngọc Bảo Châu - nnbchau@gmail.com
Tóm tắt
Duy trì nguồn thiên địch trên đồng ruộng nhằm kiểm soát sâu hại là một trong những mục tiêu phát triển nền nông nghiệp bền vững. Trên sinh quần của một số vùng rau canh tác an toàn huyện Hóc Môn đã xác định được 34 loài chân khớp trên sinh quần rau cải xanh và cải ngọt, rau dền, mồng tơ. Có 17 loài sâu hại thuộc 5 bộ, 11 họ côn trùng và 17 loài, 13 họ thiên địch thuộc 7 bộ côn trùng và 1 bộ nhện lớn. Đã xác định được 17 loài côn trùng gây hại trên các loại rau ăn trái (bầu, bí, dưa leo) từ 7 bộ và 12 họ côn trùng. Thành phần thiên địch trên rau ăn quả chủ yếu là các loài thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera) với 4 loài và bộ nhện lớn (Araneida) có số lượng loài là 3 loài. Bộ cánh màng (Hymenoptera) đặc trưng với họ ong Kén nhỏ (Braconidae) và loài Cotesia plutellae Kurdj phổ biến nhất trên ruộng rau. Bên cạnh đó ong ký sinh Cotesia plutellae đạt tỉ lệ ký sinh, hóa nhộng đạt 6,67 ± 2,68 đối với sâu tuổi 2 và có sự khác biệt có ý nghĩa so với các tuổi sâu khác, tỉ lệ vũ hóa đạt 65,08% ở nhiệt độ 28 ± 2ºC.
Từ khóa
thiên địch; sâu hại; Cotesia plutellae
Toàn văn:
PDF
Tài liệu tham khảo

Grzywacz D., A. Rossbach, A. Rauf, D.A. Russell, R. Srinivasan, A.M. Shelton 2010, Current control methods for diamondback moth and other brassica insect pests and the prospects for improved management with lepidopteran-resistant Bt vegetable brassicas in Asia and Africa, Crop protection, 29: 68-79.

Hồ Thị Thu Giang 2002, Nghiên cứu thiên địch sâu hại rau họ hoa thập tự; Đặc điểm sinh học, sinh thái của hai loài ong Cotesia plutellae (Kurdjumov) và Diadromus collaris gravenhorst ký sinh trên sâu tơ Plutella xylostella (Linnaeus) ở ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sĩ nông nghiệp - Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội.

Khuất Đăng Long 2011, Các loại ong kí sinh họ Braconidae (Hymenoptera) và khả năng sử dụng chúng trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam, NXB. Khoa học Tự nhiên & Công Nghệ, 368 trang.

Nguyễn Đức Khiêm 2005, Giáo trình Côn trùng Nông nghiệp, Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

Phạm Thị Thùy 2010, Giáo trình Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật, NXB Giáo dục Việt Nam, 155 trang.

Trần Đình Chiến, Nguyễn Thị Kim Oanh, Hà Quang Hùng, Lê Ngọc Anh, Nguyễn Minh Màu 2008, ‘Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm Metavina 10DP và bọ xít bắt mồi Orius sauteri Poppius trong phòng trừ sâu tơ, bọ nhảy hại rau họ hoa thập tự tại Gia Lâm, Hà Nội’, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trang 33-36.

Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh 2007, Rau an toàn – cơ sở khoa học và kĩ thuật canh tác, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

Vũ Thị Chi, Mai Phú Quý, Nguyễn Thành Mạnh 2007, Báo cáo khoa học về Sinh thái tài nguyên sinh vật, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ hai, Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật, trang 339-342.

Creative Commons LicenseThis work is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License.

Xem bài viết

  • Số/Tập
  • Tác giả
  • Tựa bài viết

Thông tin

  • Bạn đọc
  • Tác giả
  • Thủ thư

Từ khóa » đặc điểm Côn Trùng Ký Sinh Sâu Hại