Mối Tương Quan Giữa Các Loài Thiên địch, Côn Trùng Gây Hại Và Con ...

Trong canh tác nông nghiệp, ta luôn phải đối diện với nhiều vấn đề liên quan đến năng suất, chất lượng và đặc biệt là phòng trừ sâu hại. Côn trùng gây hại được hiểu là những con côn trùng phá hoại cây trồng và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển cũng như năng suất của cây. Từ đó, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất và đồng thời gia tăng nhu cầu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (vốn được xem như nguyên nhân cốt lõi của thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay). 

Sau-buom

Hiểu đúng về thiên địch và côn trùng gây hại

Tồn tại song song với các loài sâu hại chính là những loài thiên địch (khắc tinh của những loài sâu hại) có ích cho nông nghiệp, những loài thiên địch này chuyên đi săn và tiêu diệt côn trùng gây hại. Thiên địch rất đa dạng, chúng có thể là các loài ăn thịt, gây bệnh, tuyến trùng, ký sinh, bán ký sinh lên côn trùng gây hại, khiến chúng tê liệt, chết hoặc mất khả năng tấn công cây trồng. 

Tuy nhiên khái niệm về thiên địch hay côn trùng gây hại chỉ là góc độ chủ quan và có thể linh động thay đổi. Điều này có nghĩa là, những loài mà ta cho là có lợi thì cũng sẽ có những phạm vị cụ thể mà nó bị xem như loài gây hại hoặc những loài có hại trong 1 số phạm vi sẽ được xem như loài có lợi. Hiểu cặn kẽ hơn, tùy vào mục đích và phạm vi mà bạn hướng đến là gì thì mới xác định được đâu là hại, đâu là lợi vì thực chất vốn dĩ tất cả những loài hiện diện trong tự nhiên đều có vai trò riêng của chúng trong hệ sinh thái nên chẳng thể nói đâu là hại, đâu là lợi.

Ví dụ dễ thấy nhất chính là loài kiến vàng. Kiến vàng được xem là loài thiên địch có lợi trong nông nghiệp nhờ đặc tính chuyên săn sâu, bướm, ngài, ruồi đục trái gây hại trên vườn. Nhưng khi chuyển phạm vi từ nông nghiệp sang sinh hoạt đời thường trong cuộc sống của con người thì chúng lại trở thành loài gây hại vì chúng sẽ tấn công bất kì vật gì trên lãnh thổ và vết cắn để lại gây mẩn ngứa, đau rát, dị ứng. Có ai trong chúng ta đã từng dẫm phải ổ kiến lửa chưa? Và đó cũng là lúc mà những loài được xem là có lợi sẽ trở thành có hại. Và con người sẽ đóng vai trò như một thiên địch của loài kiến.

Buom-trang

Sự cân bằng và đặc tính thích nghi vốn dĩ trong tự nhiên

Về bản chất sẵn có trong tự nhiên thì côn trùng gây hại chính là nguồn thức ăn chính của các loài thiên địch, nếu không có loài gây hại thì những thiên địch sẽ không có thức ăn và chúng sẽ không còn được xem là loài có lợi nữa. Do đó, ở một tầm nhìn tổng thể thì số lượng loài sâu hại có trong vườn đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi sống thiên địch nên ý nghĩa thực sự của việc sử dụng thiên địch không hẳn là tận diệt sâu hại, mà là để cấu thành sự cân bằng vốn có. Thông thường để hoàn thành chu kỳ sống, mỗi cá thể thiên địch phải giết rất nhiều loài gây hại.

Tự bên trong mỗi cá thể trong tự nhiên đều có đặc tính thích nghi dù là côn trùng gây hại, virus,… hay thậm chí là động vật bậc cao như con người chúng ta. Đối với các loài sâu hại cũng thế, khi chúng đã quen dần với việc luôn phải đối diện với những loài thiên địch thì cơ thể chúng sẽ thiết lập hàng loạt cơ chế thích nghi như thay đổi môi trường sống, sinh sản nhanh và nhiều, khả năng di chuyển tốt hơn các loài thiên địch,… Điều này tương tự như việc con người chúng ta khi tương tác nhiều với xã hội thì càng trở nên trưởng thành, tinh anh, có nhiều kỹ năng và cứng cáp hơn. Đây là 1 Lý rất hay trong tự nhiên.

Su-thich-nghi

Tác động của thuốc trừ sâu làm biến đổi hệ sinh thái

Về ngắn hạn, thuốc hóa học thật sự là “độc dược” của người sản xuất vì khả năng tận diệt nhiều loài côn trùng trên vườn. Với công năng vượt trội, thuốc hóa học tàn sát hết thảy côn trùng gây hại và luôn cả thiên địch. Sức càn quét của thuốc hóa học không chỉ dừng lại ở côn trùng mà còn lấn sang sức khỏe con người. Hãy hiểu rằng cơ thể con người chúng ta cũng đồng thời là một hệ sinh thái thu nhỏ vì bên trong cơ thể chúng ta có hằng hà vô số các vi sinh vật đang sinh sống, khi thuốc trừ sâu từ thực phẩm bẩn thâm nhập vào cơ thể đồng nghĩa với việc các chất hóa học có cơ hội tương tác với hệ sinh thái bên trong cơ thể chúng ta. Sau đó ta hãy thử nhìn những cánh đồng mà có sử dụng thuốc trừ sâu xem… về lâu dài đất đai bị nhiễm các chất hóa học, hệ vi sinh vật trong đất bị tàn phá, đất canh tác hóa thành đất chết và không còn khả năng trồng cây, nguồn dinh dưỡng trong đất bị suy kiệt. Điều đó sẽ xảy ra như y bên trong cơ thể chúng ta mỗi khi chúng ta tiếp xúc lâu ngày với các loại thuốc hóa học. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mọi cá thể sống đều có đặc tính thích nghi nên cơ thể ta sẽ tự có cách cân bằng, đó là khi các tế bào bên trong chúng ta bị biến đổi, đó là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề như dị tật, vô sinh hoặc thay đổi chức năng,… về bản chất, đó là cách cơ thể chúng ta phản ứng lại với tác động của thuốc hóa học để có thể duy trì sự sống bên trong cơ thể. 

Đối với các loài sâu hại cũng tương tự. Tuy nhiên do cơ thể của chúng có sự phân hóa đơn giản nên những dị dạng sẽ không thể hiện rõ như con người. Cơ thể chúng thích nghi dần với các tác động từ thuốc trừ sâu nên sẽ vẫn sống sót, sẽ vẫn sinh tồn và tái tạo quần thể tốt hơn, tăng nhanh mật độ hơn như cách mà con người hồi phục sau những bệnh dịch lớn hoặc chiến tranh làm giảm mật độ dân số (khuyến khích sinh đẻ).

Bien-doi-he-sinh-thai

Gầy dựng hệ sinh thái trong canh tác

Để có thể gầy dựng hệ thống canh tác đa dạng và tạo nên một hệ sinh thái khép kín, chúng ta có những biện pháp như:

Luân canh cây họ đậu, rau màu nhằm giảm áp lực bệnh, ké dòng di cư của côn trùng gây hại.

Tận dụng các mô hình như nuôi cá, tôm trên ruộng vừa hạn chế sâu bệnh vừa tăng thu nhập từ vật nuôi.

Người sản xuất có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học, thuốc trừ sâu tự nhiên như hoa cúc khô, lá cây thuốc lá (chứa nicotine), cây dây mật, ớt cay giã nhuyễn hòa với nước, vừa xua đuổi được côn trùng mà vừa không gây hại đến sức khỏe con người

Thả thiên địch: Đối với thiên địch là côn trùng, việc thả nhằm mục đích duy trì mật số khi luân canh gián đoạn, dập dịch đang phá hoại,…

Bên cạnh đó có thể nhân nuôi hay thả vi khuẩn hoặc nấm như Bacillus, nấm xanh, nấm trắng… Tuy nhiên, hiệu quả của chúng rất chậm, thường từ 2-3 tuần để thấy kết quả rõ rệt và không còn cần sử dụng các loại thuốc trừ nấm và vi khuẩn.

He-sinh-thai

Từ khóa » đặc điểm Côn Trùng Ký Sinh Sâu Hại