Khảo Sát Tinh Dầu Tiêu Lốt (Piper Longum Linn.) - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thạc sĩ - Cao học >>
- Y dược - Sinh học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.1 KB, 95 trang )
1Lời Mở Đầu Tinh dầu tự nhiên là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người, đó là những phần tinh túy nhất của cỏ cây hoa lá. Với mùi thơm tự nhiên, quyến rũ và những hoạt chất quý giá, tinh dầu đem lại cho chúng ta rất nhiều tác dụng. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng tinh dầu như một phương thuốc thần kì để giữ gìn sức khỏe, trong đó phải kể đến tinh dầu tiêu. Tinh dầu tiêu là một trong những loại tinh dầu phổ biến nhất trong việc trị liệu các vấn đề về cảm cúm khi trời lạnh, giúp tăng sức đề kháng, giảm triệu chứng buồn nôn, giúp giữ ấm cơ thể. Ngoài các tác dụng dược lý, tiêu còn được biết đến như một gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hàng ngày. Nhu cầu sử dụng tiêu ngày càng gia tăng, tiêu trở thành một mặt hàng xuất khẩu quan trọng của một số nước trên thế giới. Tiêu lốt có tên khoa học Piper longum Linn., là một loại cây phổ biến của họ Tiêu, Piperaceae. Cây tiêu lốt du nhập vào nước ta từ rất lâu, được trồng phổ biến tại Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và các vùng ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh như Gò Vấp, Thủ Đức. Trong y học cổ truyền, tiêu lốt được sử dụng để trị bệnh hen phế quản, khó tiêu, sâu răng, thuốc kích thích tình dục. Trên thế giới và tại Việt Nam đã có các công trình nghiên cứu về các dịch chiết quả tiêu lốt trong các dung môi khác nhau và cô lập các alkaloid chính từ quả tiêu lốt như piperin, hoạt tính sinh học của các dịch chiết cũng như của piperin đã cô lập được… Tuy nhiên, vấn đề khảo sát về tinh dầu tiêu lốt thì rất hạn chế. Mục đích của đề tài là nhằm khảo sát các phương pháp ly trích tinh dầu từ lá và quả tiêu lốt, ảnh hưởng về độ chín của quả đến hàm lượng tinh dầu, xác định thành phần hóa học của tinh dầu tiêu lốt trồng ở Việt Nam, bên cạnh đó chúng tôi khảo sát các tính chất lý, hóa và các hoạt tính sinh học khác của tinh dầu như hoạt tính kháng vi sinh vật, kháng oxid hóa nhằm góp phần cho việc khai thác và sử dụng nguồn nguyên liệu này có hiệu quả tốt hơn. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 31.1 Nguồn gốc của hạt tiêu, Piper nigrum Linn. Hạt tiêu là một gia vị quan trọng được phổ biến ở nhiều nước phương Đông cách đây hơn 2000 năm về trước [9]. Hạt tiêu bắt nguồn từ bờ biển Malabar phía Nam Ấn Độ nằm ở vùng Ghats và Assam, mọc hoang trong rừng (đây là vùng nhiệt đới ẩm) được người Ấn Độ phát hiện, sử dụng đầu tiên. Sau đó hạt tiêu được lan truyền khắp thế giới thông qua dân di cư người Indonesia và Malaysia. Thời bấy giờ, hạt tiêu có thể dùng làm lễ vật cống triều hoặc bồi thường chiến tranh [44]. Đến đầu thế kỷ 13 cây tiêu mới được trồng rộng rãi và sử dụng trong bữa ăn hàng ngày [44]. Từ Ấn Độ sau đó được trồng lan rộng các nước vùng Nam Á, Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Srilanka, Campuchia, Việt Nam, Lào …) [44]. Đến thế kỷ 19 mới đưa sang trồng ở châu Phi và châu Mỹ, nhiều nhất là ở Madagasca và Brazil [44]. Hiện nay tiêu được trồng nhiều ở các nước nằm trong vùng xích đạo khoảng 15o vĩ độ Bắc và 15o vĩ độ Nam (do xuất xứ từ vùng nhiệt đới ẩm) [44]. Những cây họ Tiêu thường là thảo mộc thơm, dây leo thân thảo, phát triển tự nhiên như cây bụi, được phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới. Chúng được sử dụng cách đây hàng ngàn năm như một gia vị nổi tiếng, ngoài ra còn là một trong những cây dược liệu quan trọng được sử dụng nhiều trong y học [17,50]. Họ Tiêu gồm 12 giống và khoảng 1400 loài, chủ yếu được tìm thấy ở vùng nhiệt đới [10]. Trong đó, nguồn gốc xuất xứ của một vài loại tiêu nổi tiếng được biết:[9] Piper nigrum từ Ấn Độ, Malaysia và Indonesia. Piper longum Linn từ vùng núi của dãy Himalaya. Piper retrofractum Vahl từ Malaysia và Indonesia. Piper guineense Schum từ vùng nhiệt đới của châu Phi. Piper cubeba Linn phát triển ở Indonesia và Malaysia. 4Hạt tiêu đen (Piper nigrum) và hạt tiêu dài (Piper longum) là hai loài được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Trong y học, chúng còn là các loại thảo mộc rất hữu ích trong việc điều trị các chứng bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa [16]. Tiêu là một trong những mặt hàng được trao đổi buôn bán sớm nhất giữa các nước Phương Đông và châu Âu. Nó có một lịch sử lâu đời hơn các cây gia vị khác và mang lại những lợi nhuận khổng lồ. Ngoài ra, tiêu còn có một vị trí nhất định trong lịch sử của thế giới vì nó là cây gia vị được dùng để cống nạp đối với các triều đại phong kiến trước đây [45]. Năm 2001, nước sản xuất tiêu lớn nhất thế giới là Ấn Độ, tiếp theo là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Sri Lanka. Năm 2002, sản lượng xuất khẩu hồ tiêu ở Việt Nam đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Từ năm 2003, Việt Nam bắt đầu vượt qua Ấn Độ, trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng xuất khẩu hồ tiêu. Ở Mỹ La tinh có Brazil và Mexico là hai nhà sản xuất lớn nhất [9]. Việc sản xuất tiêu tại Brazil đã gia tăng mạnh mẽ trong những năm vừa qua [45]. 1.2 Giới thiệu cây tiêu lốt, Piper longum Linn. 1.2.1 Vài nét về cây tiêu lốt Các quốc gia như Ấn Độ có điều kiện khí hậu và mùa màng thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài thực vật. Trong đó, Piper longum Linn. thuộc họ Piperaceae, là một cây thuốc quan trọng được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền ở châu Á, các đảo Thái Bình Dương và đặc biệt là trong các bài thuốc Ấn Độ [29]. Piper longum Linn. hay còn gọi là Pippali và Pippalimulam. Pippali chỉ trái tiêu chín và được phơi khô. Pippalimulam là tên gốc của loại cây này [26]. Piper longum Linn. có nguồn gốc Đông Bắc Ấn Độ. Nó xuất hiện ở các vùng đất nóng nhất Ấn Độ, từ Himalaya đến Assam, Khasi và đồi Mikis, các đồi thấp hơn của Tây Bengal, tìm thấy tại các khu rừng Tây Ghats từ Konkan đến Travancore, nó cũng được phát hiện tại các quần đảo Car Nicobar. Trên phạm vi toàn cầu, nó được phân phối tại Indo-Malesian và Sri Lanka [26,27,29]. 5Tiêu lốt đến với Châu Âu trước cả tiêu đen hiện nay .Theo Fluckiger và Hanbury, tiêu lốt được phát hiện bởi người Hy Lạp và người La Mã. Người châu Âu đầu tiên biết đến tiêu lốt là người Hy Lạp, họ gọi gia vị này là “peperi”, gần giống với từ gốc tiếng Phạn “pippali”. Khi sự thống trị Địa Trung Hải chuyển từ người Hy Lạp sang người La Mã thì người La Mã tiếp tục được thừa hưởng món gia vị quý giá này. Tiêu lốt có giá trị cao trong thời đế chế La Mã lúc bấy giờ, giá của tiêu lốt gấp 3 lần so với tiêu đen. [19,45,51]. Với hương vị vừa cay nồng vừa ngọt ngào, nó được chọn là gia vị ưu tiên trong bữa ăn. Sau đó, tiêu lốt cũng được biết đến và phổ biến ở Châu Phi, chủ yếu ở khu vực Hồi giáo Bắc Phi và Đông Phi [14,47]. Tiêu lốt có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật hoang dã. Các nguồn cung cấp chính là Assam, Tây Bengal và Uttar Pradesh. Số lượng nhỏ cũng được thu thập từ rừng Kerala, Tây Bengal và vùng trung tâm của Andhra Pradesh.[14,48] Cây tiêu lốt Piper longum Linn. được du nhập vào nước ta từ rất lâu, được trồng phổ biến tại các vườn cây, hàng rào ở Nam Bộ, Bắc Bộ như Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh và các vùng ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh như Gò Vấp, Thủ Đức [1]. Tuy nhiên, cho đến nay tiêu lốt cũng ít được sử dụng nên việc trồng trọt không được phổ biến [3]. Hình 1.1 Cây Tiêu lốt – Piper longum Linn. 6 Hình 1.2 Cành, lá, quả tiêu lốt Hình1.3 Quả tiêu lốt sau khi phơi khô 1.2.2 Tên thực vật Ở Việt Nam, Piper longum Linn. được biết đến dưới các tên gọi: tiêu lốt, tiêu dài, tất bạt, tiêu hoa tím Tên tiếng Anh: Piper longum Linn. thuộc giống Piper, họ Tiêu Piperaceae. Tên đồng nghĩa: Piper latifolium Hunter, Piper saramentosum Wall., Chavica roxburghii Miq. [31]. Tiêu dài Ấn Độ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau: Long pepper, dried catkins (tiếng Anh), poivre long (tiếng Pháp), Pipli, Pipar, Pipal (tiếng Hindi), Hippali, Thippali balli (tiếng Kannada), Tippali, Pippali (tiếng Malayalam), Pimpli (tiếng Marathi), Pippli, Tippili (tiếng Tamil), Pippallu, Pippali (tiếng Telegu), Pippali, Magadhi, Kana, Ushana (tiếng Phạn) [11,27,46] . 1.2.3 Mô tả cây Cây thân thảo có phần gốc mọc bò, dây leo như tiêu đen Piper nigrum Linn Thân cành đứng thẳng, nhẵn [1]. Mặt trên của lá láng, mặt dưới có lông mịn và màu nhạt hơn mặt trên [3]. Lá mọc so le, hình trứng thuôn dài khoảng 10 cm, rộng 3 cm, gốc hình tim hơi lệch, đầu nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ, nhất là ở gân, gân lá 5-7, cuống lá ngắn hơi có lông, có bẹ ở gốc [1]. Cụm hoa mọc thành bông, hoa đơn tính, bông đực 7dài khoảng 5.5 cm, có trục nhẵn, lá bạc tròn, nhị 2, chỉ nhị rất ngắn, bông cái ngắn hơn khoảng 1.5 cm, trục cũng nhẵn có cuống ngắn, bầu có 3 đầu nhụy hình trứng [1]. Quả tiêu thuộc loại quả kép, rất nhiều quả kết hợp với nhau tạo thành khối hình nón, mọc ở nách lá [3]. Quả mọng, mùa hoa quả: tháng 3-5 [1]. 1.2.4 Bộ phận sử dụng Bộ phận quả được sử dụng nhiều trong y học, bộ phận rễ được sử dụng ít hơn. 1.2.5 Phân bố sinh thái Piper longum Linn. thường được biết đến dưới tên gọi “long pepper”, tức “tiêu dài”, nó được phân phối rộng rãi ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới, tại các quốc gia Ấn Độ, Sri Lanka, các quốc gia Trung Đông và châu Mỹ [31]. Khu vực châu Á, tiêu lốt phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, sau đó được trồng lan rộng ở Nam Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và một vài nước khác [1,44]. Ở Việt Nam, tiêu lốt phân bố tương đối phổ biến ở các tỉnh miền núi và trung du, nhất là các tỉnh có rừng núi đá vôi. Cây ưa ẩm, thích bóng râm, thường mọc rải rác, đôi khi tạo thành rừng núi đất ở hai bên bờ khe suối và ven rừng núi đá vôi ẩm [1]. Đến thế kỷ 19 mới đưa sang trồng ở châu Phi và châu Mỹ, nhiều nhất là ở Madagasca và Brazil [44]. 1.2.6 Trồng trọt, thu hái, bảo quản 1.2.6.1 Đất [15,27] Đất trồng là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của cây tiêu lốt. Các loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt với pH từ 5.5 đến 8.5 như đất phù sa, đất mùn hoặc đất núi lửa đều thích hợp. Đất đá ong với hàm lượng chất hữu cơ cao, khả năng giữ nước tốt rất phù hợp với loại cây này. 81.2.6.2 Khí hậu [15,27] Tiêu lốt thường được tìm thấy ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm và thích bóng mát, độ ẩm tốt. Những khu vực có lượng mưa nhiều, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây. Tiêu lốt là loại cây ưa bóng mát, nhiều bóng mát cây cho đậu quả nhiều, 50% bóng râm là tốt nhất. Lượng mưa hàng năm đạt 2000-4000 mm là phù hợp đối với cây. 1.2.6.3 Nhân giống [15,27] Trong môi trường sống tự nhiên, cây tiêu lốt phát triển như một cây bụi. Vì vậy, người ta thường trồng nó như một loại dây leo bám vào thân cây dừa, cây cau, những thân cây gỗ lớn hoặc cho cây leo lên các bờ rào. Tiêu lốt có bộ thân rễ phát triển, bò lan đến đâu ra rễ đến đó, phần thân mang lá vươn cao, phân nhánh khỏe và ra hoa quả nhiều hơn loài lá lốt (Piper lolot Linn.). Cây nhân giống tự nhiên bằng hạt, tái sinh khỏe sau khi bị cắt, trồng được bằng giâm cành [2]. Nhà vườn thường trồng tiêu lốt bằng 2 cách: giâm cành hoặc trồng bằng hạt. Giâm cành: chọn phần thân cứng cáp, mập mạnh, cắt 1 đoạn dài 10-12 cm, có ít nhất 3 nốt, sau đó mang trồng ở nơi bóng râm của vườn ươm. Mỗi cành trồng cách nhau 12-15 cm. Giâm từ 10 đến 15 ngày, đến khi rễ phát triển được 60-70% thì trồng thẳng ra vườn. Trồng bằng hom: hom cắt hơi xiên, vết cắt cách mắt 3-4 cm, mỗi hom cắt 3-4 mắt. Ươm hom tiêu trong bầu, đất trong bầu phải là lớp đất tươi xốp, sau đó chuyển hom vào vườn ươm che kín gió và điều chỉnh ánh sáng đạt 30%. Hom được ươm từ 4-5 tháng trong vườn ươm, có ít nhất 1 chồi mọc, 5-6 lá trở lên mới đem trồng ra vườn. Các hom được trồng với khoảng cách 2 x 2 m trong các hố được đào sâu khoảng 20-30 cm. Hom tiêu khi mới được trồng ra vườn dễ bị nhiễm bệnh, cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. 91.2.6.4 Thu hái, bảo quản và năng suất [15,27] Khi gié bông đầu tiên kết trái thì có màu xanh, khoảng 2 tuần tiêu chín có màu đỏ cam hoặc đỏ máu. Tiêu lốt thu hoạch quanh năm. Sau khi thu hoạch có thể sử dụng ngay làm gia vị hoặc đem phơi nắng nhẹ. Vụ thu hoạch đầu tiên là khi cây sau sáu tháng trồng. Người ta thu hoạch quả tiêu lốt khi nó có màu xanh đen và hăng nhất. Nếu để quả chín hơn thì vị cay và hăng của tiêu sẽ giảm đi. Do đó, các nhà vườn thường thu hoạch khi trái tiêu còn xanh và sau đó phơi khô, vì khi chín thì tiêu dễ dập. Tiêu khô và được xay thành bột có trên thị trường thì xuất phát từ tiêu xanh nhiều hơn là tiêu chín. Quả sau thu hoạch được phơi nắng cho khô trong 4-5 ngày cho đến khi nó khô hoàn toàn. Sau đó quả khô được lưu trữ trong các thùng. Mùa thu hoạch kéo dài từ tháng mười một đến tháng một đối với vùng đồng bằng khô cằn và từ tháng giêng đến tháng ba trên những ngọn đồi. Năng suất thu hoạch thay đổi tùy thuộc từng khu vực, độ cao, nhiệt độ, lượng mưa… Trong năm đầu tiên, quả khô cho năng suất khoảng 100 đến 150 kg cho mỗi ha và tăng lên 750 đến 1000 kg trên mỗi ha trong năng thứ ba và năm thứ tư. Sau ba năm, thông thường năng suất cây giảm và phải được trồng lại. Thời gian thu hoạch tối đa của cây là 5 năm. 1.2.7 Tính vị, công dụng của các bộ phận cây tiêu lốt Tiêu lốt có vị hăng cay hơn tiêu đen, do đó cần cẩn thận khi sử dụng [14]. Tiêu lốt có vị cay, tính nóng (nhiệt), vào các kinh, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống [1]. Tại Ấn Độ, tiêu lốt được dùng chủ yếu trong món dưa chua (achar), ngoài ra còn có trong món bánh markout với hương vị cay ngọt. Ở Indonesia, tiêu lốt được sử dụng trong món cà ri hầm nổi tiếng (gulé). Đất nước Ethiopia, tiêu lốt thường được tìm thấy trong các món thịt hầm truyền thống (wat) [47,50,51]. Rễ tiêu lốt có vị đắng, cay và nóng, cũng được sử dụng nhiều trong y học. 10Trong y học cổ truyền, tiêu lốt được sử dụng để trị bệnh hen phế quản, khó tiêu, sâu răng, thuốc kích thích tình dục. Tiêu lốt là một loại thuốc có khả năng quan trọng trong việc nâng cao trí nhớ, trí tuệ, dùng khôi phục sức khỏe sau khi bị bệnh [2]. Là thuốc chữa ho, khó thở, bệnh phong, tiểu đường, đau bụng, thiếu máu, ăn không ngon [26]. Nó cũng được sử dụng như một loại thuốc giải độc rắn cắn, bò cạp chích [27]. Quả và rễ tiêu lốt được dùng như thuốc lá để hít khi bị hôn mê, sử dụng là thuốc an thần khi bị mất ngủ, sử dụng trong điều trị bệnh gút, bại liệt và đau lưng [14,16]. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy tiêu lốt rất hiệu quả trong việc điều trị viêm phế quản ở trẻ em [7,13]. Các em nhỏ bị hen suyễn thường xuyên sử dụng loại tiêu này sẽ giảm được 58% mức độ nghiêm trọng của cơn hen. Trong một nghiên cứu liên quan đến 240 trẻ em của các nhóm tuổi khác nhau thường xuyên bị hen suyễn. 25 bệnh nhân trong số đó cho thấy không có sự tái phát của cơn suyễn, 161 bệnh nhân cho thấy cải thiện lâm sàng, 47 bệnh nhân bình thường và 7 bệnh nhân xấu đi. Trong một nghiên cứu khác, 20 trẻ em bị bệnh hen suyễn được sử dụng tiêu lốt làm thuốc với liều lượng khác nhau, từ 9.35-15.75 g hàng ngày trong vài tuần. Kết quả của điều trị này, tất cả các bệnh nhân đều cho thấy hiệu quả cải thiện lâm sàng [16]. Hội nghị chuyên đề "Phương pháp điều trị bệnh sốt rét" năm 1983 tại Bombay, Ấn Độ, tiêu lốt được đưa ra thảo luận là một phương thuốc dùng điều trị bệnh sốt rét kinh niên. Tiêu lốt được sử dụng cho bệnh nhân sốt rét mãn tính với hiện tượng lá lách to (lá lách mở rộng), bắt đầu sử dụng với 3 quả hàng ngày, tăng dần mỗi ngày 3 quả đến 30 quả, sau đó giảm liều từ 30 quả xuống 3 quả, mỗi ngày giảm 3 quả. Cũng theo kinh nghiệm dân gian, đun sôi hạt tiêu lốt với sữa và nước, uống mỗi ngày một lần vào buổi sáng sớm. Bệnh nhân bị sốt rét uống nước sắc này thường xuyên thì tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt đồng thời không còn hiện tượng lá lách to [16]. Trong y học Ấn Độ, rễ tiêu lốt được sử dụng như là một thuốc tống hơi, thuốc bổ gan, thuốc dễ tiêu, kích thích tình dục, quả tiêu lốt được cho lợi tiểu, dễ tiêu hóa, là một thành phần trong thuốc bổ, hữu ích trong điều trị viêm gan, đau ở các khớp, đau lưng, rắn cắn, bò cạp chích và bệnh quáng gà [11]. 11Trong y học cổ truyền ở nước ta, tiêu lốt được dùng chữa đau bụng, dạ dày lạnh, nôn ra nước chua, sôi bụng, tiêu chảy, đau nhức đầu, chảy nước mũi, viêm xoang, sâu răng, kinh nguyệt không đều. Liều dùng: ngày 1.5-3.0 g quả hoặc 2.0-5.0 g rễ dưới dạng thuốc sắc bột hoặc viên hoàn. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác [2]. 1.2.8 Một số bài thuốc có tiêu lốt [1] - Chữa thương hàn tích lạnh, tạng phủ hư nhược, sôi bụng, tiêu chảy, đau tức vùng hông, toát mồ hôi. - Tiêu lốt 2 g, nhục kế 2 g, cao lương khương 3 g, can khương 3 g. Tất cả nghiền thành bột, trộn với hồ, chế thành viên to bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn (Thái bình huệ dân hoà tế cục phương – Trung Quốc). - Chữa phụ nữ khí huyết bất hoà, kinh nguyệt không đều, đau bụng liên miên. Tiêu lốt (sao muối), bồ hoàng (sao), 2 vị lượng bằng nhau, tán thành bột, trộn với mật ong, chế thành viên to bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 30 viên vào lúc đói, với rượu ấm hoặc nước cơm. Ngày 2 lần. - Chữa đau răng Tiêu lốt, hùng hoàng, băng phiến mỗi vị 50 g. Nghiền thành bột, nhét vào chỗ đau răng, sâu răng. - Chữa sốt rét Tiêu lốt, đại hoàng mỗi vị 30 g, tán thành bột, thêm ít xạ hương, chế thành viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 20 viên với rượu, ngày uống 2-3 lần (Hành giản trân nhu) - Chữa đau thắt vùng ngực Tiêu lốt 90 g, tế tân 15 g, dàn hương 45 g, băng phiến 3 g, diện hồ tố 30 g, cao lương khương 45 g. Chiết thành cao và chưng cất lấy tinh dầu, đem trộn đều cho vào nang, mỗi nang chứa 0.3 g, mỗi lần uống 1 nang, ngày uống 3 lần (Toàn quốc trung thảo dược hội biên-Trung Quốc). - Chữa chảy nước mũi Tiêu lốt tán nhỏ thành bột, thổi vào mũi. 12- Chữa nôn mửa, bụng trương đầy, ăn không tiêu. Rễ tiêu lốt 2-3 g, sắc nước uống (Trung dược từ hải). 1.2.9 Tác dụng của tinh dầu tiêu lốt [2] Tinh dầu tiêu lốt rất ít được sử dụng trong các ngành kĩ nghệ có liên quan. Tuy nhiên, người ta nhận thấy nó có tính ấm, có khả năng tăng tiết dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng. Với liều lớn kích thích niêm mạc dạ dày, có thể dẫn tới sung huyết, tiểu tiện ra máu, gây hắt hơi. Mùi của tinh dầu tiêu lốt đuổi được sâu bọ, côn trùng. Do đó dùng để bảo vệ quần áo len khỏi bị gặm nhắm. Trên thị trường người ta có thể dùng tinh dầu tiêu lốt Piper longum Linn. thay thế cho tinh dầu tiêu đen Piper nigrum Linn. (có giá trị cao) vì chúng có mùi vị gần nhau và thành phần tương tự nhau. 1.3 Giới thiệu một số phương pháp ly trích tinh dầu [4] 1.3.1 Phương pháp chưng cất hơi nước đun nóng truyền thống Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất. Dựa trên sự thẩm thấu, hoà tan, khuyếch tán và lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu chứa các mô khi tiếp xúc hơi nước ở nhiệt độ cao. Nguyên liệu đã được cắt nhỏ, mô chứa tinh dầu vỡ vụn, khi nguyên liệu này tiếp xúc hơi nước, tinh dầu thoát ra ngoài, phần lớn tinh dầu còn lại trong các mô thực vật hòa tan vào trong nước có sẵn trong tế bào thực vật, dung dịch này sẽ thẩm thấu dần ra bề mặt nguyên liệu và bị hơi nước cuốn đi sang hệ thống ngưng tụ. Các dạng chưng cất tinh dầu: Có 3 dạng chưng cất tinh dầu như sau - Chưng cất với nước - Chưng cất bằng hơi nước không có nồi hơi riêng - Chưng cất bằng hơi nước có nồi hơi riêng 13* Ưu điểm Phương pháp này đơn giản, thiết bị rẻ tiền và dễ chế tạo, phù hợp với ứng dụng trong sản xuất công nghiệp. * Nhược điểm Phương pháp này còn một vài nhược điểm như hiệu suất thấp, không có lợi cho tinh dầu có cấu phần không bền ở nhiệt độ cao hay khó bay hơi. 1.3.2 Phương pháp chưng cất hơi nước chiếu xạ vi sóng Dưới sự tác dụng của vi sóng nước trong tế bào thực vật bị nóng lên thật nhanh, áp suất bên trong tăng đột ngột, làm cho các mô chứa tinh dầu bị vỡ ra. Tinh dầu thoát ra ngoài bị lôi cuốn hơi nước sang hệ thống ngưng tụ ta thu được tinh dầu. * Ưu điểm - Áp dụng tốt cho nguyên liệu chứa nhiều hợp chất phân cực. - Dễ thực hiện, chọn lọc trực tiếp và nhanh chóng. - Tinh dầu có mùi tự nhiên. * Nhược điểm - Không áp dụng được cho nguyên liệu khô. - Chưa triển khai trong công nghiệp. 1.4 Những nghiên cứu trước đây về tinh dầu tiêu lốt 1.4.1 Hàm lượng tinh dầu Trong một nghiên cứu cách đây khá lâu, năm 1963, tác giả Handa và cộng sự cho biết quả tiêu lốt có 0,7% tinh dầu [21,22]. Năm 1997, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Shankaracharya thì quả tiêu lốt có nguồn gốc Ấn Độ cho 0.4% tinh dầu [25]. Năm 2000, kết quả nghiên cứu của Chatterjee cho biết quả tiêu lốt chứa 1% tinh dầu [12]. 14Cũng trong năm 2000, theo nghiên cứu khác của tác giả Tewtrakul, quả tiêu lốt có nguồn gốc Indonesia cho 0.6% tinh dầu [28]. Theo kết quả nghiên cứu gần đây nhất của Sawangjaroen và cộng sự năm 2004 thì quả tiêu lốt chứa 1-2.5% tinh dầu [24]. Tiêu lốt chứa ít tinh dầu hơn các cây họ hàng của nó khoảng 1% [31]. Bảng 1.1 Tổng kết hàm lượng tinh dầu quả tiêu lốt của các TLTK Tác giả, TLTK Hàm lượng (%) Handa, [21,22] 0.7 Shankaracharya, [25] 0.4 Tewtraku, [28] 0.6 Chatterjee, [12] 1 Sawangjaroen, [24] 1-2.5 1.4.2 Thành phần hóa học Năm 1997, Shankaracharya và cộng sự sử dụng GC-MS để xác định thành phần hóa học của tinh dầu tiêu lốt ở Ấn Độ. Kết quả tinh dầu gồm 48 cấu phần. Trong đó, tỉ lệ monoterpen và sesquiterpen là 1/13, hợp chất oxigen chiếm 8-10%, hidrocarbon chi phương (alkan và alken) chiếm 35-40% tinh dầu. Các cấu phần chính của tinh dầu gồm: pentadecan (17.8%), β-cariophilen (17%), β-bisabolen (11.2%), tridecan (6.8%), heptadecan (5.7%), α-zingiberen (5%), germacren-D (4.9%), cis farnesen (3.7%), spatulenol (3%), globulol (2.6%) và heptadecan (2.3%) [25]. Năm 2000, theo kết quả nghiên cứu của Tewtrakul và cộng sự thì tinh dầu quả tiêu lốt trồng ở Indonesia chứa 0.1% monoterpen, 49.7% sesquiterpen và 47.6% hidrocarbon chi phương. Tinh dầu tiêu lốt có 20 cấu phần, trong đó các thành phần chính bao gồm: β-cariophilen (10.2%), ar-curcumen (4.8%), germacren-D (16.5%), 8-heptadecen (18.8%), và heptadecan (9.6%) [28]. 15So sánh với các cấu phần chính trong tinh dầu tiêu lốt ở Indonesia: β-cariophilen (10.2%), pentadecan (6.6%), β-bisabolen (3.3%) [28]. Như vậy hàm lượng các cấu tử chính trong tinh dầu của tiêu lốt trồng ở Indonesia đều thấp hơn so với tiêu lốt trồng ở Ấn Độ. Họ Tiêu vốn dĩ khó trồng, nếu không có kinh nghiệm chăm sóc thì năng suất mùa vụ cũng như thời gian ra hoa kết quả sẽ không như ý muốn. Tương tự như vậy các kết quả nghiên cứu về tinh dầu tiêu lốt nêu trên chưa thống nhất, điều này có thể do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến sự khác nhau về điều kiện thổ nhưỡng, vị trí địa lý, địa hình, nguồn giống, độ tuổi nguyên liệu, khí hậu, nguồn nước… do đó hàm lượng tinh dầu cũng như hàm lượng các cấu phần chính có sự thay đổi. Bảng 1.2 Thành phần hóa học của tinh dầu quả tiêu lốt [25] Stt Cấu phần % GC 1 α-Pinen Vết 2 β-Pinen Vết 3 Mircen Vết 4 α-Phelandren 0.116 5 p-Cimen 0.100 6 1,8-Cineol 0.400 7 Limonen 0.444 8 Acetophenon 0.502 9 γ-Terpinen 0.600 10 Linalol 0.061 11 Undecan 0.119 12 Camphor Vết 13 Naptalen Vết 14 Terpinen-4-ol 0.069 15 α-Terpineol 0.066 1616 Cuminaldehid 0.072 17 Acetal isopulegil 0.504 18 Undecanon 0.539 19 Tridecen 0.918 20 Tridecan 6.780 21 δ-Elemen 0.103 22 α-Cubeben 0.076 23 α-Ylangen 0.125 24 α-Copaen 1.575 25 β-Bourbonen 0.377 26 β-Elemen 0.536 27 β-Cariophilen 17.044 28 cis-β-Farnesen 3.682 29 α-Gurjunen 0.779 30 α-Humulen 1.946 31 α-Zingiberen 5.014 32 γ-Murolen Vết 33 Germacren-D 4.933 34 Germacren-B 1.829 35 β-Selinen Vết 36 Pentadecen 1.797 37 β-Bisabolen 11.158 38 Calamenen Vết 39 Pentadecan 17.778 40 γ-Elemen 0.772 41 Globulon 2.624 42 Spatulenol 2.956 1743 Cubenol 0.095 44 δ-Cadinol 0.273 45 Heptadecen 2.331 46 Heptadecan 5.656 47 Nonadecen 0.080 48 Nonadecan 0.217 Bảng 1.3 Thành phần hóa học của tinh dầu quả tiêu lốt [28] Stt Cấu phần % GC 1 α-Pinen - 2 Sabinen - 3 Mircen - 4 δ-3-Caren - 5 Limonen - 6 Tridecan 0.3 7 δ-Elemen - 8 α-Copaen - 9 β-Elemen 1.1 10 β-Cariophilen 10.2 11 α-Bergamoten 1.4 12 (E)-β-Farnesen 1.1 13 α-Humulen 2.9 14 9-Octadecen 2.3 15 Ar-Curcumen 4.8 16 Germacren-D 16.5 17 Pentadecan 6.6 18 β-Selimen 3.9 1819 α-Selimen - 20 β-Bisabolen 3.3 21 δ-Cadinen - 22 7-epi-α-Selimen 3.0 23 C16H28 4.1 24 Oxid cariophilen 1.5 25 C10H18 0.1 26 C15H24 - 27 8-Heptadecen 7.4 28 8-Heptadecen 11.4 29 Heptadecan 9.6 30 Nonadecen 1.8 31 Nonadecen 3.1 32 Nonadecan 1.0 Bảng 1.4 Tổng kết hàm lượng các cấu phần chính trong tinh dầu quả tiêu lốt chín, Piper longum Linn. của các TLTK Stt Cấu phần % GC Ấn Độ [25] Indonesia [28] 1 Tridecan 6.8 0.3 2 β-Cariophilen 17 10.2 3 Pentadecan 17.8 6.6 4 Germacren-D 4.9 16.5 5 β-Bisabolen 11.2 3.3 6 8-Heptadecen 2.33 18.8 7 Heptadecan 5.7 9.6 191.4.3 Các chỉ số lý hóa Theo Handa và cộng sự (1963), tinh dầu tiêu lốt thu được bằng phương chưng cất hơi nước thông thường có các chỉ số lý hóa như sau [21,22] Bảng 1.5 Chỉ số lý hóa của tinh dầu Piper longum Linn. theo Handa, 1963 Chỉ số lý hóa Giá trị Tỷ trọng 20 oC 0.8484 Chỉ số khúc xạ 20 oC 1.4769 Góc quay cực 20 oC -40.1 Điểm đông đặc 6o Chỉ số acid 7.2 Chỉ số ester 8.9 Chỉ số ester sau acetil hóa 12.8 Dưới đây bảng các chỉ số lý hóa của tinh dầu tiêu lốt được đưa ra bởi Nigam, 1966 [18]. Bảng 1.6 Các chỉ số lý hóa của tinh dầu Long Pepper (27 oC) theo Nigam, 1966 Tính chất Giá trị Màu sắc Không màu Mùi Cay Tỷ trọng 0.8451 Chỉ số khúc xạ 1.4670 Góc quay cực +6.9 Chỉ số acid 0.975 Chỉ số ester 6.976 20Bảng 1.7 Tổng kết các chỉ số lý hóa tinh dầu quả tiêu lốt chín, Piper longum Linn. của các TLTK Chỉ số lý hóa Handa [21,22] Nigam [18] Tỷ trọng 0.8484 0.8451 Chỉ số khúc xạ 1.4769 1.4670 Góc quay cực -40.1 +6.9 Chỉ số acid 7.2 0.975 Chỉ số ester 8.9 6.976 Giá trị tỷ trọng và chỉ số khúc xạ của các TLTK khá giống nhau. Tuy nhiên, tinh dầu tiêu lốt theo tác giả Nigam [18] có góc quay cực là hữu triền trong khi theo tác giả Handa [21,22] lại là tả triền. Đồng thời các giá trị chỉ số hóa học có phần khác biệt nhiều. 1.4.4 Hoạt tính sinh học Theo một báo cáo gần đây, điều tra về tiềm năng kháng vi sinh vật của tinh dầu các cây cùng họ Tiêu (Piperaceae) ở Nam Ấn Độ, trong đó có Piper longum Linn., cho thấy tất cả các loại tinh dầu được kiểm tra đều thể hiện hoạt tính kháng vi sinh vật mạnh ở 2 nồng độ 25 µl, 100 µl, sử dụng dung môi DMSO để pha loãng. Bảy loại tinh dầu của các cây cùng họ Tiêu được kiểm tra là: P. cubeba, P.longum, P. betle, P. nigrum, P. attenuatum, P. barberi, P. wightii. Thử nghiệm trên 4 chủng vi khuẩn, trong đó có 2 chủng vi khuẩn gram dương là B. subtilis, S. aureus, 2 chủng vi khuẩn gram âm là E. coli, S. typhi và 2 vi nấm là A. niger, C. albicans [23]. 21Bảng 1.8 Hoạt tính kháng vi sinh vật của tinh dầu các cây họ Tiêu [23]. Họ Tiêu Nồng độ (μl) Đường kính vòng tròn kháng vi sinh vật (mm) Vi khuẩn Vi nấm B. subtilis S. aureus E. coli S. typhi A. niger C. albicans P. cubeba 25 16 6 12 16 15 11 100 23 17 21 25 16 12 P. longum 25 8 11 15 11 12 8 100 19 27 19 16 16 13 P. betle 25 7 12 12 15 16 11 100 23 26 16 19 18 16 P. nigrum 25 8 11 7 12 11 11 100 24 16 18 24 17 16 P. attenuatum 25 8 10 9 8 7 11 100 14 15 16 12 12 13 P. barberi 25 9 11 13 7 11 7 100 17 18 22 23 16 9 P. wightii 25 11 7 11 12 11 7 100 18 19 26 14 13 11 Người ta dự đoán hoạt tính kháng vi sinh vật mạnh của các loại tinh dầu trên có thể xuất phát từ các cấu phần chính có trong tinh dầu như β-cariophilen, β-pinen, limonen, sabinen [23]. 221.5 So sánh hàm lượng tinh dầu và thành phần hóa học giữa tinh dầu tiêu đen (Piper nigrum Linn.) và tinh dầu tiêu lốt (Piper longum Linn.) Theo Govindarajan (1977) cấu phần chính của tinh dầu tiêu đen là β-cariophilen và limonen, trong khi đó cấu phần chính của tiêu lốt là β-cariophilen, pentadecan và β-bisabolen [20]. Năm 1997, Shankaracharya và cộng sự khi nghiên cứu về thành phần hóa học của tiêu lốt, nhận thấy rằng hàm lượng tinh dầu trong hạt tiêu lốt thấp hơn hạt tiêu đen. Tiêu đen chứa 3.5% tinh dầu còn tiêu lốt chứa 1% tinh dầu [25]. Theo tài liệu của Tewtrakul và cộng sự năm 2000 thì tiêu đen (của Malaysia) chứa 31.4% monoterpen, 62.7% sesquiterpen và không chứa hidrocarbon. Còn trong tiêu lốt (của Indonesia) thì tỉ lệ các hợp chất trên là: 0.1%, 49.7% và 47.6%. Piper nigrum Linn. cho 2.2% tinh dầu và Piper longum Linn. cho 0.6% tinh dầu [28]. Bảng 1.9 So sánh hàm lượng tinh dầu của Piper longum Linn. và Piper nigrum Linn. Tác giả, TLTK Hàm lượng (%) Piper longum Linn. Piper nigrum Linn. Shankaracharya, [25] 1 3.5 Tewtrakul, [28] 0.6 2.2 Như vậy, mặc dù cùng thuộc giống Piper nhưng Piper nigrum Linn. cho nhiều tinh dầu hơn so với Piper longum Linn. Bảng 1.10 So sánh thành phần hóa học của tinh dầu Piper longum Linn. và tinh dầu Piper nigrum Linn [28]. Thành phần hóa học Piper longum Linn. Piper nigrum Linn. Monoterpen 0.1 31.4 Sesquiterpen 49.7 62.7 Hydrocarbon 47.6 - 23Tinh dầu tiêu lốt có 20 cấu phần, trong đó hàm lượng các cấu phần chính gồm: β–cariophilen (10.2%), ar-curcumen (4.8%), germacren-D (16.5%), 8-heptadecen (18.8%), và heptadecan (9.6%). Tinh dầu tiêu đen có 15 cấu phần, trong đó hàm lượng các cấu tử chính như sau: β–cariophilen (39.7%), mircen (9.1%), δ-3-caren (10.9%) và limonen (8.7%) [28]. Bảng 1.11 So sánh hàm lượng các cấu phần trong tinh dầu Piper longum Linn. (Indonesia) và Piper nigrum Linn. (Malaysia) [28] Stt Cấu phần Piper longum Linn. Piper nigrum Linn. 1 α-Pinen - 0.3 2 Sabinen - 2.4 3 Mircen - 9.1 4 δ-3-Caren - 10.9 5 Limonen - 8.7 6 Tridecan 0.3 - 7 δ-Elemen - 2.5 8 α-Copaen - 3.8 9 β-Elemen 1.1 1.6 10 β-Cariophilen 10.2 39.7 11 α-Bergamoten 1.4 - 12 (E)-β-Farnesen 1.1 - 13 α-Humulen 2.9 2.8 14 9-Octadecen 2.3 - 15 Ar-Curcumen 4.8 - 16 Germacren-D 16.5 - 17 Pentadecan 6.6 - 18 β-Selimen 3.9 1.1 19 α-Selimen - 1.1 2420 β-Bisabolen 3.3 - 21 δ-Cadinen - 3.9 22 7-epi-α-Selimen 3.0 - 23 C16H28 4.1 - 24 Oxid cariophilen 1.5 4.1 25 C10H18 0.1 - 26 C15H24 - 2.1 27 8-Heptadecen (*) 7.4 - 28 8-Heptadecen (*) 11.4 - 29 Heptadecan 9.6 - 30 Nonandecen (*) 1.8 - 31 Nonandecen (*) 3.1 - 32 Nonandecan 1.0 - (*): không phân biệt được cấu hình. Qua bảng số liệu trên, có thể thấy thành phần hóa học của tinh dầu Piper longum Linn. đa dạng hơn thành phần hóa học của tinh dầu Piper nigrum Linn. Vì tinh dầu Piper nigrum Linn. có cầu phần chính là β-cariophilen chiếm hàm lượng khá lớn 39.7%. Ngược lại, cấu phần chính trong tinh dầu Piper longum Linn. là germacren-D chiếm 16.5% thì không thấy xuất hiện trong tinh dầu Piper nigrum Linn. 1.6 Khảo sát khả năng kháng oxid hóa của tinh dầu 1.6.1 Quá trình oxid hóa và khả năng kháng oxid hóa của cơ thể [52,53] Bình thường, oxigen từ không khí tham gia vào quá trình chuyển hóa (oxid hóa) các chất để tạo ra năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động. Tuy nhiên, có khoảng 2% oxigen cơ thể sử dụng hằng ngày kết hợp trực tiếp với các chất hữu cơ (acid amin, acid béo, steroid ) không tạo ra năng lượng mà tạo ra các gốc tự do. Các gốc tự do này tham gia phản ứng với các chất hữu cơ, đặc biệt là tấn công phospholipid màng tế bào (y học 25gọi là quá trình peroxid hóa lipid), gây tổn thương màng tế bào, rối loạn quá trình trao đổi các chất giữa tế bào với bên ngoài. Các gốc tự do này còn tấn công hệ thống gen của tế bào, gây tích lũy các đột biến. Cơ thể của chúng ta có các hệ thống bảo vệ (được gọi là các hệ thống antioxidant) giúp cơ thể trung hòa các gốc tự do, duy trì chúng ở nồng độ nhất định (không gây hại cho tế bào). Một số chất hữu cơ tự nhiên như các vitamin A, C và E cũng có tác dụng bảo vệ các tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do, các chất này được gọi là chất kháng oxid hóa (antioxidant). Tuy nhiên, khi cơ thể ngoài 30 tuổi và dưới ảnh hưởng của các yếu tố độc hại từ môi trường sống, sự hoạt động thể lực quá căng thẳng trong lao động sản xuất cũng như trong hoạt động thể thao, thói quen uống rượu, hút thuốc có thể gây rối loạn sự cân bằng này do sự suy giảm hoạt động của các hệ thống antioxidant và sự sản sinh ồ ạt các gốc tự do trong cơ thể. Chính lúc này sẽ diễn ra stress oxid hóa, gây tổn thương màng tế bào và bộ máy di truyền của các tế bào, tăng tốc độ lão hóa của các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ở mô da làm da trở nên chóng già, nhăn nheo. Trong cơ thể, stress oxid hóa gây suy giảm miễn dịch, làm chậm các quá trình sinh sản của tế bào, giảm tốc độ chuyển hóa các chất, giảm sản xuất các hormon và rối loạn chức năng của các mô cơ. Tất cả những điều này thúc đẩy quá trình lão hóa của cơ thể, phát triển các bệnh ở tuổi già như tim mạch, ung thư, tiểu đường Các chất có tác dụng kháng oxid hóa có khả năng bảo vệ các cơ quan (não, tim, mạch máu, gan, thận) khỏi các tác động xấu của stress oxid hóa. Do đó, cơ thể cần bổ sung các chất kháng oxid hóa từ bên ngoài vào thông qua chế độ dinh dưỡng hằng ngày. 1.6.2 Chất kháng oxid hóa tự nhiên, vitamin C [55,56] Môi trường ô nhiễm, tình trạng stress, dinh dưỡng không hợp lý, thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, là những nguyên nhân phổ biến làm tăng gốc tự do trong cơ thể gây ra quá trình lão hóa. Gốc tự do được tạo ra từ vô số các phản ứng hóa học hàng ngày, do
Trích đoạn
- So sánh thành phần hóa học của tinh dầu quả tiêu lốt chín với các nghiên cứu trước đây
- So sánh hoạt tính kháng oxid hóa của tinh dầu tiêu lốt với vitami nC
Tài liệu liên quan
- Khảo sát tinh dầu hạt ngô
- 10
- 676
- 7
- khảo sát tinh dầu vỏ trái và lá tắc
- 7
- 623
- 3
- khảo sát tinh dầu tần dày lá (coleus amboinicus lour.)
- 57
- 471
- 2
- Khảo sát tinh dầu hột ngò(Coriandrum sativum L.) pptx
- 10
- 316
- 1
- khảo sát tình trạng tiêu chảy ở heo con theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa ở trại heo darby- cj- genetic
- 49
- 6
- 75
- Báo cáo nghiên cứu khoa học: " KHẢO SÁT TINH DẦU SAO NHÁI HƯỜNG (Cosmos caudatus HBK)" ppt
- 6
- 700
- 2
- Khảo sát tinh dầu tần dày lá
- 45
- 399
- 1
- Khảo sát tinh dầu tiêu lốt (Piper longum Linn.)
- 95
- 955
- 12
- Khảo sát tinh dầu thông ba lá pinus keysiya royle
- 119
- 767
- 9
- Khảo sát tinh dầu một số bộ phận của cây quế (cinnamomum cassia blume)
- 92
- 804
- 6
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(908.1 KB - 95 trang) - Khảo sát tinh dầu tiêu lốt (Piper longum Linn.) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Tiêu Lốt Tiếng Anh Là Gì
-
Để Mua Tiêu Lốt LH: 0909.652.109 - Nông Sản Vũ Lâm
-
Tiêu Lốt – Wikipedia Tiếng Việt
-
"Tiêu Lốt" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Tiêu Lốt (Long Pepper): Dược Liệu Quý Giúp Giảm đau, Kháng Viêm
-
Sơ Lược Về Cây Tiêu Lốt (Piper Longum L.)
-
Tiêu Lốt: Loài Thực Vật – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Tiêu Lốp Với Tác Dụng Của Cây Tiêu Lốp Và Cách Dùng Tiêu Lốp Chữa Bệnh
-
Tiêu Lốp
-
Tiểu Lốt, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Tiểu Lốt
-
Tiêu Lốt Khô, Tươi - Tiêu Lốp Bình Dương. - Home - Facebook